Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Ngô Gia Tự

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 70 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 175831

Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Vì đồ thị hàm số có hai điểm cực trị và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } f\left( x \right) =  + \infty  \Rightarrow a > 0,b < 0\).

Mặt khác điểm cực đại của đồ thị hàm số có tung độ dương \( \Rightarrow c > 0\). 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 175832

Cho hai số thực \(x, y\) thoả mãn phương trình \(x + 2i = 3 + 4yi\). Khi đó giá trị của x và y là:

Xem đáp án

\(x + 2i = 3 + 4yi \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 3\\
2 = 4y
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 3\\
y = \frac{1}{2}
\end{array} \right.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 175833

Cho \(a, b\) là các số thực dương, \(b \ne 1\) thỏa mãn \({a^{\frac{3}{4}}} > {a^{\frac{5}{7}}},{\log _b}\frac{3}{4} < {\log _b}\frac{5}{7}\). Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Ta có: \({a^{\frac{3}{4}}} > {a^{\frac{5}{7}}} \Rightarrow a > 1;{\log _b}\frac{3}{4} < {\log _b}\frac{5}{7} \Rightarrow 0 < b < 1\). Vậy \({\log _b}a < 0.\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 175834

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh \(a, SA\) vuông góc với mặt đáy, SD tạo với mặt phẳng (SAB) một góc bằng \(30^0\). Tính thể tích V của khối chóp.

Xem đáp án

Ta có:

\(\eqalign{  & \left\{ \matrix{  DA \bot SA \hfill \cr  DA \bot AB \hfill \cr}  \right. \Rightarrow DA \bot (SAB) \Rightarrow \widehat {(S{\rm{D}},(SAB)} = \widehat {D{\rm{S}}A} = {30^0}  \cr  & \tan 30 = {{A{\rm{D}}} \over {SA}} = {a \over {SA}} = {1 \over {\sqrt 3 }} \Rightarrow SA = a\sqrt 3  \Rightarrow {V_{S.ABC{\rm{D}}}} = {1 \over 3}a\sqrt 3 .{a^2} = {{{a^3}\sqrt 3 } \over 3}. \cr} \)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 175835

Điểm M trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn số phức

Xem đáp án

Điểm M(- 2;1) biểu diễn số phức \(z=-2+i\)

 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 175836

Cho số phức z thỏa mãn \(\left| z \right| = 2\). Tập hợp điểm biểu diễn số phức \(w = \left( {1 - i} \right)\overline z  + 2i\) là

Xem đáp án

Ta có: \(w = \left( {1 - i} \right)\overline z  + 2i \Leftrightarrow w - 2i = \left( {1 - i} \right)\overline z  \Rightarrow \left| {w - 2i} \right| = \left| {\left( {1 - i} \right)} \right|\left| {\overline z } \right| \Leftrightarrow \left| {w - 2i} \right| = 2\sqrt 2 \).

Do đó, tập hợp điểm biểu diễn số phức w là đường tròn tâm I(0;2) và bán kính \(2\sqrt 2 \).

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 175837

Tìm m để hàm số \(y = \frac{{\left( {m + 3} \right)x + 4}}{{x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\).

Xem đáp án

Ta có tập xác định \(D = R\backslash \left\{ { - m} \right\}\) và \(y' = \frac{{{m^2} + 3m - 4}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}\)

Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) khi \(\left\{ \begin{array}{l}
{m^2} + 3m - 4 < 0\\
1 \le  - m
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \in \left( { - 4;1} \right)\\
m \le  - 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow m \in \left( { - 4; - 1} \right]\). 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 175838

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {2x + 3} \right) = 0\) là

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + 4x > 0\\
2x + 3 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
x > 0\\
x <  - 4
\end{array} \right.\\
x >  - \frac{3}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 0\)            (*)

Ta có : \({\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {2x + 3} \right) = 0 \Leftrightarrow {\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) = {\log _3}\left( {2x + 3} \right)\).

\( \Leftrightarrow {x^2} + 4x = 2x + 3 \Leftrightarrow {x^2} + 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x =  - 3
\end{array} \right.\). Kết hợp với (*) , ta được x = 1. 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 175839

Cho hàm số phù hợp với bảng biến thiên sau. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Vì y' đổi dấu từ dương sang âm khi đi qua điểm x = 0 nên đây là điểm cực đại. 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 175840

Một hình trụ có bán kính đáy 4 cm và có thiết diện qua trục là một hình vuông. Tính thể tích V của khối trụ đó.

Xem đáp án

Hình trụ có bán kính r = 4 và chiều cao \(h = 2r = 8 \Rightarrow V = \pi {r^2}h = \pi {.4^2}.8 = 128\pi \). 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 175841

Số đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = x + 1 + \sqrt {{x^2} + 2x + 3} \) là

Xem đáp án

Hàm số có tập xác định D = R

Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y =  + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {x + 1 + \sqrt {{x^2} + 2{\rm{x}} + 3} } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{{x^2} + 2{\rm{x}} + 1 - \left( {{x^2} + 2{\rm{x}} + 3} \right)}}{{x + 1 - \sqrt {{x^2} + 2{\rm{x}} + 3} }}\)

\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{ - 2}}{{x + 1 - \sqrt {{x^2} + 2{\rm{x}} + 3} }} = 0 \Rightarrow \) Đồ thị hàm số có TCN y = 0.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 175842

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại B, hai mặt bên SAB và SAC cùng vuông góc với đáy, \(SB=2a, AB=BC=a\). Bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC là

Xem đáp án

Ta có \(\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABC} \right)\) và \(\left( {SAC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\), mà \(\left( {SAB} \right) \cap \left( {SAC} \right) = SA\).

Suy ra \(SA \bot \left( {ABC} \right).\) Gọi I là trung điểm của SC.

Ta có \(\Delta SAC\) vuông tại A nên \(IS=IA=IC\)

Do \(BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow \Delta SBC\) vuông tại B nên \(IS=IB=IC\)

Do đó I là tâm của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.

Vì vậy: \(R = \frac{{SC}}{2} = \frac{{\sqrt {S{B^2} + B{C^2}} }}{2} = \frac{{a\sqrt 5 }}{2}.\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 175843

Cho cấp số nhân \((u_n)\) có \(u_2=-2\) và \(u_5=54\) Tính tổng 100 số hạng đầu tiên của cấp số nhân đã cho.

Xem đáp án

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
 - 2 = {u_2} = {u_1}q\\
54 = {u_5} = {u_1}{q^4} = {u_1}q.{q^3} =  - 2{q^3}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u_1} = \frac{2}{3}\\
q =  - 3
\end{array} \right..\) Khi đó

\({S_{100}} = {u_1}.\frac{{1 - {q^{100}}}}{{1 - q}} = \frac{2}{3}.\frac{{1 - {{\left( { - 3} \right)}^{100}}}}{{1 - \left( { - 3} \right)}} = \frac{{1 - {3^{100}}}}{6}\) 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 175845

Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {{{\log }_{\frac{1}{3}}}\left( {x - 3} \right)} .\)

Xem đáp án

Điều kiện xác định \({\log _{\frac{1}{3}}}\left( {x - 3} \right) \ge 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x - 3 > 0\\
x - 3 \le 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x > 3\\
x \le 4
\end{array} \right.\).

Vậy tập xác định hàm số là \(D = \left( {3;4} \right].\).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 175846

Kí hiệu \(z_1, z_2, z_3, z_4\) là bốn nghiệm của phương trình \({z^4} + {z^2} - 6 = 0\). Tính \(S = \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| + \left| {{z_3}} \right| + \left| {{z_4}} \right|\).

Xem đáp án

Ta có: \({z^4} + {z^2} - 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{z^2} = 2{\rm{  }}}\\
{{z^2} =  - 3}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{z =  \pm \sqrt 2 {\rm{ }}}\\
{z =  \pm i\sqrt 3 }
\end{array}} \right.\).

Kí hiệu \(z_1, z_2, z_3, z_4\) là bốn nghiệm của phương trình, ta có: \(S = \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| + \left| {{z_3}} \right| + \left| {{z_4}} \right| = 2\left( {\sqrt 2  + \sqrt 3 } \right)\).

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 175847

Cho \(a = {\log _2}m\) và \(A = {\log _m}8m\), với \(0 < m \ne 1\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

\(A = {\log _m}8m = {\log _m}8 + {\log _m}m = 3{\log _m}2 + 1 = \frac{3}{{{{\log }_2}m}} + 1 = \frac{3}{a} + 1 = \frac{{3 + a}}{a}.\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 175848

Diện tích ba mặt của hình hộp chữ nhật lần lượt là \(15c{m^2},24c{m^2},40c{m^2}\). Thể tích của khối hộp đó là

Xem đáp án

Gọi kích thước ba cạnh của hình hộp chữ nhật là \(a, b, c\) (cm).

Vì các mặt là các hình chữ nhật nên diện tích ba mặt lần lượt là:

\(\left\{ \begin{array}{l}
ab = 15\\
bc = 24\\
ac = 40
\end{array} \right. \Rightarrow {\left( {abc} \right)^2} = 15.24.40 \Rightarrow abc = 120.\)

Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là: \(V = abc = 120c{m^3}.\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 175849

Với các số thực dương \(a,b \ne 1\), ta có các đồ thị hàm số \(y = {a^x},y = {\log _b}x\) được cho như hình vẽ bên. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đầu tiên chúng ta kẻ thêm các đường thẳng x = 1 và y = 1 như hình vẽ dưới đây. Từ đây ta nhận xét được rằng: \(1<a<b\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 175850

Cho hình lăng trụ tam giác đều có cạnh đáy bằng \(2a\) và có các mặt bên đều là hình vuông. Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng

Xem đáp án

Từ giả thiết, ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
{S_{{\rm{day}}}} = \frac{{{{\left( {2a} \right)}^2}\sqrt 3 }}{4} = {a^2}\sqrt 3 \\
h = 2a
\end{array} \right. \to V = {S_{{\rm{day}}}}.h = 2{a^3}\sqrt 3 .\) 

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 175851

Một thùng thư, được thiết kế như hình vẽ bên, phần phía trên là nữa hình trụ. Thể tích của thùng đựng thư là

Xem đáp án

Thể tích phần phía dưới là \({V_1} = 4.4.40 = 640.\)

Thể tích phần bên trên là \({V_2} = \frac{1}{2} \times \left( {{2^2}\pi .40} \right) = 80\pi .\) Vậy \(V = {V_1} + {V_2} = 640 + 80\pi .\) 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 175852

Cho tập \(X = \left\{ {x \in N\left| {\left( {{x^2} - 4} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {2{x^2} - 7x + 3} \right) = 0} \right.} \right\}.\)Tính tổng bình phương S các phần tử của tập X

Xem đáp án

Ta có \(\left( {{x^2} - 4} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {2{x^2} - 7x + 3} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x^2} - 4 = 0\\
x - 1 = 0\\
2{x^2} - 7x + 3 = 0
\end{array} \right.\, \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - 2 \notin N\\
x = 2 \in N\\
x = 1 \in N\\
x = \frac{1}{2} \notin N\\
x = 3 \in N
\end{array} \right..\)

Suy ra \(S = {2^2} + {1^2} + {3^2} = 14.\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 175853

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị trên đoạn [- 2;4] như hình vẽ. Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) trên đoạn [- 2;4].

Xem đáp án

Từ đồ thị hàm số \(y=f(x)\) trên đoạn [- 2;4] ta suy ra đồ thị hàm số \(\left| {f\left( x \right)} \right|\) trên [- 2;4] như hình vẽ.

Do đó \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 2;4} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = 3\) tại x = - 1

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 175854

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh bên bằng \(2a\), góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(30^0\). Tính khoảng cách từ S đến mặt phẳng (ABC)

Xem đáp án

Gọi G là tâm tam giác đều ABC thì \(SG \bot \left( {ABC} \right), \widehat {SAG} = 30^\circ \).

Ta có \(\sin \widehat {SAG} = \frac{{SG}}{{SA}} \Rightarrow \frac{1}{2} = \frac{{SG}}{{2a}} \Rightarrow SG = a\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 175855

Phương trình đường tròn (C) có tâm I(1;2) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :{\rm{ }}x--2y + 7 = 0\) là:

Xem đáp án

\(\left( C \right):\left\{ \begin{array}{l}
I\left( {1;2} \right)\\
R = d\left[ {I;\Delta } \right] = \frac{{\left| {1 - 4 + 7} \right|}}{{\sqrt {1 + 4} }} = \frac{4}{{\sqrt 5 }}
\end{array} \right. \to \left( C \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = \frac{{16}}{5}.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 175856

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x + 8}}{4} = \frac{{y - 5}}{{ - 2}} = \frac{z}{1}\). Khi đó vectơ chỉ phương của đường thẳng d có tọa độ là

Xem đáp án

Vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d:\frac{{x + 8}}{4} = \frac{{y - 5}}{{ - 2}} = \frac{z}{1}\) có tọa độ là (4;- 2;1)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 175857

Tìm nguyên hàm \(F\left( x \right) = \int {\left( {x + \sin x} \right)dx} \) biết \(F(0)=19\).

Xem đáp án

Ta có: \(F\left( x \right) = \int {\left( {x + \sin x} \right){\rm{d}}x}  = \frac{{{x^2}}}{2} - \cos x + C\). Mà \(F\left( 0 \right) = 19 \Leftrightarrow  - 1 + C = 19 \Leftrightarrow C = 20\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 175858

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, AB = 3, BC = 4, đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), biết SA = 4. Gọi M, N lần lượt là chiều cao của A lên cạnh SB và SC. Thể tích khối tứ diện AMNC là

Xem đáp án

\({V_{A.MNC}} = {V_{S.AMC}} - {V_{S.AMN}}.\)                                             

Mặt khác: \(\frac{{{V_{S.AMC}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{{SM}}{{SB}} = \frac{{SM.SB}}{{S{B^2}}} = \frac{{S{A^2}}}{{S{B^2}}}\).

Và \(\frac{{{V_{S.AMN}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{{SM}}{{SB}}.\frac{{SN}}{{SC}} = \left( {\frac{{SM.SB}}{{S{B^2}}}} \right)\left( {\frac{{SN.SC}}{{S{C^2}}}} \right) = \frac{{S{A^2}}}{{S{B^2}}}.\frac{{S{A^2}}}{{S{C^2}}}.\)

Do đó: \({V_{A.MNC}} = {V_{S.AMC}} - {V_{S.AMN}} = \left( {\frac{{S{A^2}}}{{S{B^2}}} - \frac{{S{A^2}}}{{S{B^2}}}.\frac{{S{A^2}}}{{S{C^2}}}} \right).{V_{S.ABC}} = \left( {\frac{{{4^2}}}{{{5^2}}} - \frac{{{4^2}}}{{{5^2}}}.\frac{{{4^2}}}{{{4^2} + {5^2}}}} \right).8 = \frac{{128}}{{41}}\). 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 175859

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có đỉnh C(- 2;2;2) và trọng tâm G(- 1;1;2). Tìm tọa độ các đỉnh A, B của tam giác ABC, biết A thuộc mặt phẳng (Oxy) và điểm B thuộc trục Oz

Xem đáp án

Giả sử \(A\left( {{x_A};{y_A};0} \right) \in \left( {Oxy} \right),\,\,B\left( {0;0;{z_B}} \right) \in Oz.\)

Vì G(- 1;1;2) là trọng tâm của tam giác ABC nên

\(\left\{ \begin{array}{l}
 - 1 = \frac{{{x_A} + 0 + \left( { - 2} \right)}}{3}\\
1 = \frac{{{y_A} + 0 + 2}}{3}\\
2 = \frac{{0 + {z_B} + 2}}{3}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_A} =  - 1\\
{y_A} = 1\\
{z_B} = 4
\end{array} \right. \Rightarrow A\left( { - 1;1;0} \right),\,\,B\left( {0;0;4} \right).\) 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 175860

Cho hàm số \(f(x)\) liên tục trên đoạn [0;10] và \(\int\limits_0^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x = 7} \) và \(\int\limits_2^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x = 3} \). Tính \(P = \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x + \int\limits_6^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x} } \).

Xem đáp án

Ta có \(\int\limits_0^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x = 7}  \Leftrightarrow \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  + \int\limits_2^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  + \int\limits_6^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = 7\)

\( \Leftrightarrow \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  + \int\limits_6^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = 7 - 3 = 4\).Vậy P = 4.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 175861

Biết rằng \(\int\limits_0^\pi  {{e^x}\cos xdx}  = a{e^\pi } + b\) trong đó \(a,b \in Q\). Tính \(P=a+b\)

Xem đáp án

Ta có: \(I = \int\limits_0^\pi  {{e^x}\cos xdx}  = a{e^\pi } + b\)

Đặt: \(I = \int\limits_0^\pi  {{e^x}\cos xdx}  = a{e^\pi } + b \Rightarrow I = \left. {{e^x}.\cos x} \right|_0^\pi  + \underbrace {\int_0^\pi  {{e^x}\sin xdx} }_{{I_1}} =  - {e^\pi } - e + {I_1}\)

Ta sẽ đi tính \({I_1} = \int_0^\pi  {{e^x}\sin xdx} \).

Đặt: \(\left\{ \begin{array}{l}
u = \sin x\\
dv = {e^x}dx
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
du = {\rm{cos}}\,xdx\\
v = {e^x}
\end{array} \right. \Rightarrow {I_1} = \left. {{e^x}.\sin x} \right|_0^\pi  - \underbrace {\int_0^\pi  {{e^x}\cos xdx} }_I =  - I\)

\(I = \int\limits_0^\pi  {{e^x}\cos xdx}  =  - {e^\pi } - e - I \Rightarrow 2I =  - {e^\pi } - e \Rightarrow I =  - \frac{1}{2}{e^\pi } - \frac{1}{2} \Rightarrow P = a + b =  - 1.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 175862

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x - y + z - 10 = 0\) và đường thẳng \(d:\frac{{x + 2}}{2} = \frac{{y - 1}}{1} = \frac{{z - 1}}{{ - 1}}\). Đường thẳng \(\Delta\) cắt (P) và d lần lượt tại M và N sao cho A(1;3;2) là trung điểm MN. Tính độ dài đoạn MN.

Xem đáp án

Vì \(N = {\rm{\Delta }} \cap d\) nên \(N \in d\), do đó \(N\left( { - 2 + 2t;1 + t;1 - t} \right)\).

Mà A(1;3;2) là trung điểm MN nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x_M} = 2{x_A} - {x_N}}\\
{{y_M} = 2{y_A} - {y_N}}\\
{{z_M} = 2{z_A} - {z_N}}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x_M} = 4 - 2t,}\\
{{y_M} = 5 - t,}\\
{{z_M} = 3 + t.}
\end{array}} \right.\)

Vì \(M = {\rm{\Delta }} \cap \left( P \right)\) nên \(M \in \left( P \right)\), do đó \(2\left( {4 - 2t} \right) - \left( {5 - t} \right) + \left( {3 + t} \right) - 10 = 0 \Leftrightarrow t =  - 2\).

Suy ra M(8;7;1) và N(- 6;- 1;3).

Vậy \(MN = 2\sqrt {66}  = 4\sqrt {16,5} \).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 175863

Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau.

Xem đáp án

Mệnh đề sai: \(\int {\frac{1}{x}{\rm{d}}x}  = \ln x + C\)

Mệnh đề đúng phải là \(\int {\ln x}  = \frac{1}{x}{\rm{d}}x + C\)

Hoặc \(\int {\frac{1}{x}{\rm{d}}x}  = {-1 \over x^2}+C\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 175864

Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác đều cạnh \(a\). Hình chiếu vuông góc của A' xuống (ABC) là trung điểm của AB. Mặt bên (ACC'A') tạo với đáy góc \(45^0\). Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'.

Xem đáp án

Gọi H, M, I lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC, AM.

Do \(A'H \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow A'H \bot AC\). Có \(HI{\rm{//}}BM,\;BM \bot AC \Rightarrow HI \bot AC\)

Do đó \(AC \bot \left( {A'HI} \right) \Rightarrow AC \bot A'I\), suy ra góc giữa hai mặt phẳng (ACC'A') và (ABC) là góc giữa A'I và IH, tức là góc \(\widehat {A'IH} = 45^\circ \).                                      

Có \(IH = \frac{1}{2}BM = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\).

Trong tam giác A'HI có \(A'H = IH.\tan \widehat {A'IH} = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}.\tan 45^\circ  = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\).

Diện tích đáy \({S_{ABC}} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\). Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = A'H.{S_{ABC}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{3{a^3}}}{{16}}\) 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 175865

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm \(A\left( {1;2; - 1} \right),{\rm{ }}B\left( {2;1;1} \right),{\rm{ }}C\left( {0;1;2} \right)\). Gọi \(H\left( {a;b;c} \right)\) là trực tâm của tam giác ABC. Giá trị của \(a+b+c\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow {AH}  = \left( {a - 1;b - 2;c + 1} \right)\\
\overrightarrow {BH}  = \left( {a - 2;b - 1;c - 1} \right)
\end{array} \right.\) và \(\left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow {AB}  = \left( {1; - 1;2} \right)\\
\overrightarrow {AC}  = \left( { - 1; - 1;3} \right)\\
\overrightarrow {BC}  = \left( { - 2;0;1} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( { - 1; - 5; - 2} \right)\).

Do H là trực tâm của tam giác \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC}  = 0\\
\overrightarrow {BH} .\overrightarrow {AC}  = 0\\
\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right].\overrightarrow {AH}  = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 2\left( {a - 1} \right) + \left( {c + 1} \right) = 0\\
 - 1\left( {a - 2} \right) - 1\left( {b - 1} \right) + 3\left( {c - 1} \right) = 0\\
 - 1\left( {a - 1} \right) - 5\left( {b - 2} \right) - 2\left( {c + 1} \right) = 0
\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 2a + c =  - 3\\
 - a - b + 3c = 0\\
 - a - 5b - 2c =  - 9
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 2\\
b = 1\\
c = 1
\end{array} \right.\). Do đó (a+b+c=4\). 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 175866

Cho hàm số \(y = {x^3} - 2m{x^2} + \left( {{m^2} - 3} \right)x + {m^2} + 2m\,\,\left( C \right)\). Khi tham số thực m thay đổi nhận thấy đồ thị (C) luôn tiếp xúc với một parabol cố định (P). Gọi tọa độ đỉnh của parabol (P) là \(I\left( {{x_I};{y_I}} \right).\) Khi đó giá trị \(T = {x_I} - 2{y_I}\) là

Xem đáp án

Để (C) tiếp xúc (P) thì phương trình hoành độ giao điểm phải có nghiệm bội 2 trở nên. Tức là hàm số \(y=f(x)\) sẽ được phân tích dưới dạng: \(\left[ \begin{array}{l}
f\left( x \right) = {\left( {x - {x_1}} \right)^3} + \left( {a{x^2} + bx + c} \right)\\
f\left( x \right) = {\left( {x - {x_2}} \right)^2}\left( {x - {x_3}} \right) + \left( {a{x^2} + bx + c} \right)
\end{array} \right.\)  trong

đó các hệ số thực \(a, b, c\) là cố định không phụ thuộc vào tham số.

Ta có \(y = {x^3} - 2m{x^2} + \left( {{m^2} - 3} \right)x + {m^2} + 2m = {\left( {x - m - 1} \right)^2}\left( {x + 1} \right) + {x^2} - 2x - 1\)

Suy ra parabol cố định là: \(\left( P \right):y = {x^2} - 2x - 1\). Đỉnh I(1;- 2) \( \Rightarrow {x_I} - 2{y_I} = 5\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 175867

Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có các mặt bên đều là hình vuông cạnh \(a\). Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, A'C', C'B'. Khoảng cách giữa hai đường thẳng DE và AB' bằng

Xem đáp án

Từ giả thiết suy ra lăng trụ đã cho là lặng trụ đứng và hai mặt đáy là những tam giác đều cạnh \(a\)

Kẻ \(CH \bot AB{\rm{ }}\left( {H \in AB} \right)\) và \(DK \bot AB{\rm{ }}\left( {K \in AB} \right).\)

Ta chứng minh được DK là đoạn vuông góc chung của DE và AB' nên \(d\left[ {DE;AB'} \right] = DK = \frac{1}{2}CH = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}.\) 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 175868

Cho hàm số \(g\left( x \right) = {x^2} + 1\) và hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2} + 1.\) Tìm m để phương trình \(f\left[ {g\left( x \right)} \right] - m = 0\) có 4 nghiệm phân biệt.

Xem đáp án

Ta có \(m = f\left[ {g\left( x \right)} \right] = {\left( {{x^2} + 1} \right)^3} - 3{\left( {{x^2} + 1} \right)^2} + 1 = {x^6} - 3{x^2} - 1 = h\left( x \right).\)

Đạo hàm \(h'\left( x \right) = 6{x^5} - 6x = 0;{\rm{ }}h'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x =  \pm 1
\end{array} \right..\)

Bảng biến thiên như hình trên. Yêu cầu bài toán \( \to  - 3 < m <  - 1.\) 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 175869

Cho hàm số\(y=f(x)\) có đồ thị \(y=f'(x)\) cắt trục Ox tại ba điểm có hoành độ như hình vẽ.

Khẳng định nào dưới đây có thể xảy ra?

Xem đáp án

Từ đồ thị của \(y=f'(x)\) ta có bảng biến thiên như sau

Từ bảng biến thiên ta có \(f\left( a \right) > f\left( b \right),f\left( c \right) > f\left( b \right)\) (\(f(b\) là số nhỏ nhất) nên phương án C có thể xảy ra

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 175870

Cho hình vuông \(V_1\) có chu vi bằng 1. Người ta nối các trung điểm của các cạnh một cách thích hợp để có hình vuông \(V_2\) (tham khảo hình vẽ bên). Từ hình vuông \(V_2\) tiếp tục làm như trên ta được dãy các hình vuông \({V_1},{\rm{ }}{V_2},{\rm{ }}{V_3},...\) Tổng chu vi các hình vuông đó bằng

 

Xem đáp án

Hình vuông \(V_1\) có chu vi bằng 1 nên cạnh hình vuông bằng \(\frac{1}{4}.\)

Từ đó tính được cạnh hình vuông \(V_2\) là \(\frac{{\sqrt 2 }}{8} \to \) chu vi hình vuông \(V_2\) là \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}.\)

Tương tự tính được cạnh hình vuông \(V_3\) là \(\frac{1}{8} \to \) chu vi hình vuông \(V_3\) là \(\frac{1}{2}.\)

Tổng chu vi các hình vuông: \(1 + \frac{{\sqrt 2 }}{2} + \frac{1}{2} + ...\) Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với số hạng đầu \(u_1=1\) công bội \(q = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \to 1 + \frac{{\sqrt 2 }}{2} + \frac{1}{2} + ... = 1.\frac{1}{{1 - \frac{{\sqrt 2 }}{2}}} = 2 + \sqrt 2 .\) 

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 175871

Thể tích của khối tròn xoay thu được khi quay quanh trục Ox hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = \sqrt x {{\rm{e}}^x}\), trục hoành và đường thẳng x = 1 là:

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm \(\sqrt x {{\rm{e}}^x} = 0 \Leftrightarrow x = 0\).

Thể tích khối tròn xoay thu được là: \(V = \pi \int\limits_0^1 {{{\left( {\sqrt x {{\rm{e}}^x}} \right)}^2}{\kern 1pt} {\rm{d}}x}  = \pi \int\limits_0^1 {x{{\rm{e}}^{2x}}{\kern 1pt} {\rm{d}}x}  = \pi \left. {\left( {\frac{1}{2}x{{\rm{e}}^{2x}} - \frac{1}{4}{{\rm{e}}^{2x}}} \right)} \right|_0^1 = \frac{\pi }{4}\left( {{{\rm{e}}^2} + 1} \right)\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 175872

Ông Bách dự định đầu tư khoản tiền 20 triệu đồng vào một dự án với lãi suất tăng dần: 3,35%/năm trong 3 năm đầu, 3,75%/năm trong 2 năm kế tiếp và 4,8%/năm ở 5 năm cuối. Khoản tiền mà ông Bách nhận được (cả vốn và lãi) cuối năm thứ 10 là

Xem đáp án

Số tiền ông Bách nhận được sau 3 năm đầu là \({T_1} = 20.{\left( {1 + \frac{{3,35}}{{100}}} \right)^3}.\)

Số tiền ông Bách nhận được sau 2 năm tiếp theo là \({T_2} = {T_1}.{\left( {1 + \frac{{3,75}}{{100}}} \right)^2}.\)

Số tiền ông Bách nhận được vào cuối năm thứ 10 là

\({T_3} = {T_2}.{\left( {1 + \frac{{4,8}}{{100}}} \right)^5} = 20.{\left( {1 + \frac{{3,35}}{{100}}} \right)^3}.{\left( {1 + \frac{{3,75}}{{100}}} \right)^2}.{\left( {1 + \frac{{4,8}}{{100}}} \right)^5} \simeq 30\) triệu đồng. 

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 175873

Một chuồng có 3 con thỏ trắng và 4 con thỏ nâu. Người ta bắt ngẫu nhiên lần lượt từng con ra khỏi chuồng cho đến khi nào bắt được cả con thỏ 3 trắng mới thôi. Xác suất để cần phải bắt đến ít nhất 5 con thỏ là

Xem đáp án

Xét biến cố đối \(\overline {\rm{A}} :''\) bắt được 3 thỏ trắng trong 3 hoặc 4 lần ".

Trường hợp 1: Bắt được 3 con thỏ trắng trong 3 lần đầu:

Ta có \(n\left( \Omega  \right) = 7.6.5\) và \(n\left( {\overline {{{\rm{A}}_{\rm{1}}}} } \right) = 3!.\) Suy ra \(P\left( {\overline {{{\rm{A}}_{\rm{1}}}} } \right) = \frac{{3!}}{{7.6.5}}.\)

Trường hợp 2: Bắt được 3 con thỏ trắng trong 4 lần đầu:

 lần 4 bắt được con trắng; lần 1, 2 và 3 bắt được 2 con trắng và 1 con nâu.

Ta có \(n\left( \Omega  \right) = 7.6.5.4\) và \(n\left( {\overline {{{\rm{A}}_2}} } \right) = C_4^1.C_3^2.3!.\) Suy ra \(P\left( {\overline {{{\rm{A}}_2}} } \right) = \frac{{C_4^1.C_3^2.3!}}{{7.6.5.4}}.\)

Suy ra \(P\left( {\overline {\rm{A}} } \right) = P\left( {\overline {{{\rm{A}}_1}} } \right) + P\left( {\overline {{{\rm{A}}_2}} } \right) = \frac{4}{{35}} \to P\left( {\rm{A}} \right) = \frac{{31}}{{35}}.\) 

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 175874

Cho parabol \((P):y=x^2\) và hai điểm A, B thuộc (P) sao cho AB = 2. Tìm giá trị lớn nhất của diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol (P) và đường thẳng AB.

Xem đáp án

Gọi \(A\left( {a;{a^2}} \right)\) và \(B\left( {b;{b^2}} \right)\) là hai điểm thuộc (P) sao cho AB = 2.

Không mất tính tổng quát giả sử \(a

Theo giả thiết ta có AB = 2 nên \({\left( {b - a} \right)^2} + {\left( {{b^2} - {a^2}} \right)^2} = 4 \Leftrightarrow {\left( {b - a} \right)^2}\left[ {{{\left( {b - a} \right)}^2} + 1} \right] = 4\).

Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A và B là \(y = \left( {b + a} \right)x - ab\).

Gọi S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol (P) và đường thẳng AB ta có

\(S = \int\limits_a^b {\left[ {\left( {a + b} \right)x - ab - {x^2}} \right]{\rm{d}}x}  = \left. {\left[ {\left( {a + b} \right)\frac{{{x^2}}}{2} - abx - \frac{{{x^3}}}{3}} \right]} \right|_a^b = \frac{{{{\left( {b - a} \right)}^3}}}{6}\)

Mặt khác \({\left( {b - a} \right)^2}\left[ {{{\left( {b - a} \right)}^2} + 1} \right] = 4\) nên \(\left| {b - a} \right| = b - a \le 2\) do \({\left( {b - a} \right)^2} + 1 \ge 1\).

Vậy \(S = \frac{{{{\left( {b - a} \right)}^3}}}{6} \le \frac{{{2^3}}}{6}\). Vậy \({S_{\max }} = \frac{4}{3}\).

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 175875

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m nhỏ hơn 2018 để phương trình \({e^{\sqrt {{x^2} + \frac{1}{{{x^2}}}}  - \sqrt {x + \frac{1}{x} + m} }} = \frac{{{x^3} + m{x^2} + x}}{{{x^4} + 1}}\) có nghiệm thực dương?

Xem đáp án

Phương trình \( \Leftrightarrow \frac{{{e^{\sqrt {{x^2} + \frac{1}{{{x^2}}}} }}}}{{{e^{\sqrt {x + \frac{1}{x} + m} }}}} = \frac{{x + m + \frac{1}{x}}}{{{x^2} + \frac{1}{{{x^2}}}}} \Leftrightarrow \left( {{x^2} + \frac{1}{{{x^2}}}} \right){e^{\sqrt {{x^2} + \frac{1}{{{x^2}}}} }} = \left( {x + \frac{1}{x} + m} \right){e^{\sqrt {x + \frac{1}{x} + m} }}.\)

Xét hàm \(f\left( t \right) = t{e^{\sqrt t }}\) với \(t \ge 0\) và đi đến kết quả \({x^2} + \frac{1}{{{x^2}}} = x + \frac{1}{x} + m\)

\( \Leftrightarrow m = {\left( {x + \frac{1}{x}} \right)^2} - \left( {x + \frac{1}{x}} \right) - 2\)

Đặt \({t = x + \frac{1}{x} \ge 2}\) ta được \({t = x + \frac{1}{x} \ge 2}\)

Mà m là số nguyên dương nhỏ hơn 2020 nên \(m = \left\{ {1;2;3...2016;2019} \right\}.\) 

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 175876

Cho hình vuông ABCD cạnh \(a\) trên đường thẳng vuông góc với (ABCD) tại A ta lấy điểm S di động. Hình chiếu vuông góc của A lên SB, SD lần lượt là H, K. Thể tích lớn nhất của tứ diện ACHK bằng

Xem đáp án

Tham khảo hình vẽ. Ta sẽ sử dụng công thức \(V = \frac{1}{6}a.b.d\left( {a,b} \right).\sin \left( {a,b} \right).\)

Đặt \(SA = x\,\,\left( {x > 0} \right).\) Tính được \(KH = \frac{{{x^2}a\sqrt 2 }}{{{a^2} + {x^2}}},IH = \frac{{{a^2}x}}{{{a^2} + {x^2}}}.\)

Chứng minh được \(HI = d\left( {KH,AC} \right)\) và \(AC \bot HK.\)

Khi đó \({V_{ACHK}} = \frac{1}{6}AC.KH.HI = \frac{1}{6}.a\sqrt 2 .\frac{{{x^2}a\sqrt 2 }}{{{a^2} + {x^2}}}.\frac{{{a^2}x}}{{{a^2} + {x^2}}} = \frac{{{a^4}}}{3}.\frac{{{x^3}}}{{{{\left( {{a^2} + {x^2}} \right)}^2}}}.\)

Xét hàm \(f\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{{{{\left( {{x^2} + {a^2}} \right)}^2}}}\) trên \(\left( {0; + \infty } \right),\) ta có \(\mathop {\max }\limits_{\left( {0; + \infty } \right)} f\left( x \right) = \frac{{3\sqrt 3 }}{{16a}}\) khi \(x = a\sqrt 3 .\)

Suy ra thể tích khối tứ diện lớn nhất bằng \({V_{\max }} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{16}}.\) 

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 175877

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm, liên tục trên R. Gọi \(d_1, d_2\) lần lượt là tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( {{x^4}} \right)\) và \(y = g\left( x \right) = {x^3}f\left( {6x - 5} \right)\) tại điểm có hoành độ bằng 1. Biết rằng hai đường thẳng \(d_1, d_2\) có tích hệ số góc bằng - 6, giá trị nhỏ nhất của \(Q = {\left| {f\left( 1 \right)} \right|^3} - 3\left| {f\left( 1 \right)} \right| + 2\) bằng

Xem đáp án

Ta có \({k_1} = 4f'\left( 1 \right)\) và \({k_2} = 3f\left( 1 \right) + 6f'\left( 1 \right).\)

Theo giả thiết ta có \({k_1}.{k_2} =  - 6 \Leftrightarrow 24{\left[ {f'\left( 1 \right)} \right]^2} + 12f\left( 1 \right).f'\left( 1 \right) + 6 = 0.\)

Điều kiện để tồn tại \(f'(1)\) thì \(\Delta  \ge 0 \Leftrightarrow \left| {f\left( 1 \right)} \right| \ge 2.\)

Đặt \(t = \left| {f\left( 1 \right)} \right|\) với \(t \ge 2.\) Khi đó \(Q = f\left( t \right) = {t^3} - 3t + 2 \ge \mathop {\min }\limits_{\left[ {2; + \infty } \right)} f\left( t \right) = 4.\) 

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 175878

Cho các số thực \(a, b, c\) thỏa \({\log _2}\frac{{a + b + c}}{{{a^2} + {b^2} + {c^2} + 2}} = a\left( {a - 4} \right) + b\left( {b - 4} \right) + c\left( {c - 4} \right).\) Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \frac{{a + 2b + 3c}}{{a + b + c}}\) bằng

Xem đáp án

Ta có \({\log _2}\frac{{a + b + c}}{{{a^2} + {b^2} + {c^2} + 2}} = a\left( {a - 4} \right) + b\left( {b - 4} \right) + c\left( {c - 4} \right)\)

\( \Leftrightarrow {\log _2}\left( {4a + 4b + 4c} \right) + \left( {4a + 4b + 4c} \right) = {\log _2}\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2} + 2} \right) + {a^2} + {b^2} + {c^2} + 2.\)

Xét hàm \(f\left( t \right) = {\log _2}t + t\) với t > 0 ta đi đến kết quả \(4a + 4b + 4c = {a^2} + {b^2} + {c^2} + 2\)

\( \Leftrightarrow {\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 2} \right)^2} + {\left( {c - 2} \right)^2} = 10.\)

Ta lại có \(P = \frac{{a + 2b + 3c}}{{a + b + c}} \Leftrightarrow \left( {P - 1} \right)a + \left( {P - 2} \right)b + \left( {P - 3} \right)c = 0.\) Đến đây ta dùng điều kiện để mặt phẳng và mặt cầu có điểm chung.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 175879

Cho số phức z thỏa mãn \(\left| {z - 2i} \right| \le \left| {z - 4i} \right|\) và \(\left| {z - 3 - 3i} \right| = 1\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \left| {z - 2} \right|\)

Xem đáp án

Gọi M(x;y) là điểm biểu diễn số phức z ta có: \(\left| {z - 2i} \right| \le \left| {z - 4i} \right| \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} \le {x^2} + {\left( {y - 4} \right)^2}\)

\( \Leftrightarrow y \le 3;\left| {z - 3 - 3i} \right| = 1 \Leftrightarrow \) điểm M nằm trên đường tròn tâm I(3;3) và bán kính bằng 1. Biểu thức \(P = \left| {z - 2} \right| = AM\) trong đó A(2;0), theo hình vẽ thì giá trị lớn nhất của \(P = \left| {z - 2} \right|\) đạt được khi M(4;3) nên \(\max P = \sqrt {{{\left( {4 - 2} \right)}^2} + {{\left( {3 - 0} \right)}^2}}  = \sqrt {13} \).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 175880

Biết rằng đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + dx + e\) (với \(a,b,c,d,e \in R\) và \(a \ne 0;{\rm{ }}b \ne 0\)) cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt. Khi đó đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = {\left[ {f'\left( x \right)} \right]^2} - f''\left( x \right).f\left( x \right) = 0\) cắt trục hoành tại bao nhiêu điểm?

Xem đáp án

Gọi các hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f(x)\) và trục hoành là \({x_1},{\rm{ }}{x_2},{\rm{ }}{x_3},{\rm{ }}{x_4}.\) Suy ra \(f\left( x \right) = a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right)\left( {x - {x_3}} \right)\left( {x - {x_4}} \right).\)

Đạo hàm \(f'\left( x \right) = a\left( {x - {x_2}} \right)\left( {x - {x_3}} \right)\left( {x - {x_4}} \right) + a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_3}} \right)\left( {x - {x_4}} \right)\)

\( + \,a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right)\left( {x - {x_4}} \right) + a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right)\left( {x - {x_3}} \right).\)

Ta có \(g\left( {{x_i}} \right) = {\left[ {f'\left( {{x_i}} \right)} \right]^2} - f''\left( {{x_i}} \right).f\left( {{x_i}} \right) = {\left[ {f'\left( {{x_i}} \right)} \right]^2} > 0,{\rm{ }}\forall {x_i}\) 

 \(g\left( x \right) = 0\) không có nghiệm \(x_i\)

Xét \(x \ne {x_i},\) ta có \(f'\left( x \right) = f\left( x \right)\left( {\frac{1}{{x - {x_1}}} + \frac{1}{{x - {x_2}}} + \frac{1}{{x - {x_3}}} + \frac{1}{{x - {x_4}}}} \right) = f\left( x \right).\sum\limits_{i = 1}^4 {\frac{1}{{x - {x_i}}}} \)

\( \Rightarrow \frac{{f'\left( x \right)}}{{f\left( x \right)}} = \sum\limits_{i = 1}^4 {\frac{1}{{x - {x_i}}}}  \Rightarrow {\left( {\frac{{f'\left( x \right)}}{{f\left( x \right)}}} \right)^\prime } = {\left( {\sum\limits_{i = 1}^4 {\frac{1}{{x - {x_i}}}} } \right)^\prime } \Rightarrow \frac{{f''\left( x \right).f\left( x \right) - {{\left[ {f'\left( x \right)} \right]}^2}}}{{{{\left[ {f\left( x \right)} \right]}^2}}} =  - \sum\limits_{i = 1}^4 {\frac{1}{{{{\left( {x - {x_i}} \right)}^2}}} < 0} ,\forall x\) 

hay \({\left[ {f'\left( x \right)} \right]^2} - f''\left( x \right).f\left( x \right) > 0,{\rm{ }}\forall x \ne {x_i}\)

Vậy trong mọi trường hợp phương trình \(g(x)=0\) đều vô nghiệm.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »