Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Chuyên Bình Long
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Chuyên Bình Long
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
34 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Có mấy đồng phân cấu tạo este mạch hở có CTPT là C5H8O2 thủy phân tạo ra cho ra một axit và một anđehit ?
C5H8O2 có k = 2 → C5H8O2 là este đơn chức chứa 1 liên kết đôi.
→ Các đồng phân cấu tạo este mạch hở có CTPT là C5H8O2 khi thủy phân tạo ra một axit và một anđehit là:
1. HCOOCH=CHCH2CH3 2. HCOOCH=C(CH3)2
2. CH3COOCH=CHCH3 3. CH3CH2COOCH=CH2
→ Đáp án C
Biện pháp dùng để nâng cao %H este hoá?
Những cặp chất nào tham gia phản ứng este hoá là:
(3): C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH
Chú ý: Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit.
(4) CH3COOH + C2H5OH ⇆ CH3COOC2H5 + H2O.
(5) CH3COOH + CH≡CH -to, xt→ CH3COOCH=CH2.
(6) C6H5COOH + C2H5OH ⇆ C6H5COOC2H5 + H2O.
→ Đáp án D
Số đồng phân mạch hở của C2H4O2 tác dụng với dd NaOH, Na, dd AgNO3/NH3 ?
Các đồng phân mạch hở của C2H4O2 là: CH3COOH, HCOOCH3, CH2OHCHO.
+) CH3COOH phản ứng được với NaOH, Na
CH3COOH + NaOH -to→ CH3COONa + H2O
CH3COOH + Na → CH3COONa + 1/2 H2
+) HCOOCH3 phản ứng được với NaOH, dd AgNO3/NH3
HCOOCH3 + NaOH -to→ HCOONa + CH3OH
HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2Ag↓ + 2NH4NO3 + NH4OCOOCH3
+) CH2OHCHO phản ứng được với Na và dd AgNO3/NH3.
CH2OHCHO + Na → NaOCH2CHO + 1/2 H2
CH2OHCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2Ag↓ + CH2OHCOONH4 + 2NH4NO3
→ Đáp án D
Sắp xếp theo chiều tăng nhiệt độ sôi chất bên dưới?
Thứ tự nhiệt độ sôi của các axit, ancol, este có cùng số C là: este < ancol < axit (Do giữa các nguyên tử este không có liên kết H, liên kết H trong axit bền hơn trong ancol)
→ Thứ tự sắp xếp đúng là: HCOOCH3 < CH3CH2OH < CH3COOH.
→ Đáp án B
Đun glixerol với RCOOH trong H2SO4 đặc làm xúc tác thu được este X. CTCT đúng của X?
(a) (RCOO)3C3H5;
(b) (RCOO)2C3H5(OH);
(c) (HO)2C3H5OOCR;
(d) (ROOC)2C3H5(OH);
(e) C3H5(COOR)3.
PTTQ: C3H5(OH)3 + nRCOOH ⇆ (RCOO)nC3H5(OH)3-n + nH2O
Các công thức đúng là (a), (b), (c).
→ Đáp án C
Sản phẩm este hóa 2 chất nào có mùi hoa nhài?
CH3COOH + C6H5CH2OH → CH3COOCH2C6H5 (benzyl axetat – có mùi hoa nhài)
→ Đáp án D
1 số mùi este thông dụng:
Amyl axetat có mùi dầu chuối.
Amyl fomat có mùi mận.
Etyl fomat có mùi đào chín.
Metyl salicylat có mùi dầu gió.
Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
Etyl Isovalerat có mùi táo.
Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa.
Geranyl axetat có mùi hoa hồng.
Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam.
Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài
Tìm CTCT của X biết cho một este no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch thu được hỗn họp rắn Y. Nung Y trong không khí thu được 15,9 gam Na2CO3, 2,24 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
nCO2 = 0,1 mol; nNa2CO3=0,15 mol; nH2O=0,35 mol)
Gọi công thức của muối là CnH2n-1O2Na
=> n= 5 => X là C4H9COOH
Thuỷ phân hoàn toàn este X mạch hở trong NaOH thu được muối của một axit no và một ancol no (đều mạch hở). X không tác dụng với Na. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 gấp 4 lần số mol X. Có mấy chất X?
CH3COOC2H5 ; HCOOCH2-CH2-CH3;
HCOOCH(CH3)-CH3; C2H5COOCH3;
HCOOCH2-CH2COOH
(COOCH3)2
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH có số mol bằng nhau. Cho 5,3 gam X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Biết hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 80%. Khối lượng hỗn hợp este ?
Theo bài ra, đặt số mol 2 axit là x thì 46x + 60x = 5,3 => x = 0,05
nC2H5OH = 0,125
HCOOH + C2H5OH → HCOO2H5 + H2O
0,05.80/100 0,04
CH3COOH + C2H5OH → CH3COO2H5 + H2O
0,05.80/100 0,04
meste = 0,04 . 74 + 0,04 .88= 6,48 gam
=> Đáp án C
Tính chỉ số xà phòng chất béo biết chất béo đó chứa 4,23% axit oleic, 1,6% axit panmitic còn lại là triolein.
Giả sử có 100g chất béo
⇒ mC17H33COOH = 4,23 g; mC15H31COOH = 1,6 g;
⇒ m(C17H33COO)3C3H5 = 94,17g
Để phản ứng hết với 100g chất béo trên cần:
nKOH = nC17H33COOH + nC15H31COOH + 3n(C17H33COO)3C3H5 = 0,3408 mol
⇒ mKOH = 19,085 g = 19085 mg
⇒ Chỉ số xà phòng hóa là: 19085/100 = 190,85
Hãy tính khối lượng Ba(OH)2 cần để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit bằng 9?
Trung hóa 1g chất béo cần mKOH = 4.9 = 36 mg
nKOH = (36.10-3) : 56 mol
nBa(OH)2 = 1/2.nKOH
mBa(OH)2 = 0,05496g = 54,96 mg
Xác định chỉ số xà phòng biết xà phòng hóa 63mg chất béo trung tính cần 10,08mg NaOH.
NaOH → KOH
40 → 56 (mg)
10,08 → 14,112 (mg)
Chỉ số xà phòng là = 14,112/0,063 = 224
Tính m xà phòng thu được khi cho 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 tác dụng với 7,366 kg KOH?
3KOH +(RCOO)3C3H5 → 3RCOOK + C3H5(OH)3 (1)
KOH + R'COOH → R'COOK + H2O (2)
nKOH (2) = (4/35).10-3. 36,4.10-3 = 2,6 mol
⇒ nKOH (1) = (7,366.10-3)/56 - 2,6
BTKL: mKOH + mCB = mxà phòng + mC3H5(OH)3 + mH2O
⇔ 7,366 + 36,4 = mxà phòng + (nKOH (1). 1/3. 92 + nKOH (2).18).10-3 (kg)
⇔ mxà phòng = 39,765 kg
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y; sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án C
Saccarozo → Glucozo + Fructozo
0,1 → 0,1 → 0,1 mol
Y + AgNO3:
Glucozo → 2Ag
Fructozo → 2Ag
NaCl → AgCl
Kết tủa gồm: 0,4 mol Ag; 0,02 mol AgCl
→ m = 46,07g
Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp glucozo và fructozo vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 38,88g Ag. Giá trị của m là :
Đáp án B
Glucozo → 2Ag
Fructozo → 2Ag
→ nGlucozo + nFructozo = 0,18 mol
→ m = 32,4g
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Muốn điều chế 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích HNO3 96%( d=1,52 g/ml) cần dùng là
Đáp án B
nC6H7O2(NO3)3 = 0,1 k.mol → nHNO3 = 0,3 k.mol
→ n lý thuyết = 0,3 : 90 . 100 = k.mol → m HNO3 = 21 g
→ m dd HNO3 = 21: 96.100 = 21,875 k.g
→ V dd HNO3 = 21,875 : 1,52 = 14,39 k.ml = 14,39 lít
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án B
C6H12O6 + AgNO3 + NH3 → 2 Ag
n Ag = 0,1 mol → n glucozo = 0,05 mol
→ m Glucozo = 9 g
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vdung dịch nào sau đây để thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh.
Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng
Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+
Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.
→ Đáp án C
Hoà tan 20,0 gam một oxit kim loại bằng H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối, khử lượng oxit đó ở nhiệt độ cao cần bao nhiêu lít khí CO (đktc).
Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.
Ta có:
M2On → M2(SO4)n
O → SO42-
1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam
x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam
→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol
Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol
→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lit
→ Đáp án D
Khử 3,48 g một oxit nào sau đây biết khi đó cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc).
Ta có: nO/oxit = nH2 = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol
→ mO/oxit = 0,06.16 = 0,96 gam
→ mM = moxit – mO/oxit = 3,48 – 0,96 = 2,52 gam
Gọi hóa trị của M là n.
M = 28n
n |
1 |
2 |
3 |
M |
28 |
56 |
84 |
Loại |
Fe (TM) |
Loại |
Vậy M là Fe.
→ nFe = 2,52 : 56 = 0,045
→ nfe : nO/ozzit = 3/4
Vậy oxit Fe là Fe3O4.
Cần bao nhiêu lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua 16,8 gam 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp là 0,32 gam.
Ta có: mO = 0,32 (g)
→ nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)
⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).
Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).
→ Đáp án D
Chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố sắp xếp như sau:
Chọn D.
Trong chu kỳ số lớp electron không đổi, điện tích hạt nhân tăng dần \( \to \) bán kính nguyên tử giảm dần.
Bán kính \(N{a^ + }\) nhỏ hơn \({S^{2 - }}\) vì nguyên nhân chính là \(N{a^ + }\) chỉ có 2 lớp electron, \({S^{2 - }}\) có 3 lớp electron.
Cho Ni vào CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3 thì số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là gì?
CuSO4 + Ni → ăn mòn điện hóa
ZnCl2 + Ni → không ăn mòn điện hoá
FeCl3 + Ni → không ăn mòn điện hoá
AgNO3 + Ni → ăn mòn điện hóa
→ Đáp án A
Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1 thì được thể tích khí NO là bao nhiêu?
nCu = 12,8/64 = 0,2 mol
nKNO3 = 0,5.0,2 = 0,1 mol
nH2SO4 = 1.0,2 = 0,2 mol
⇒ VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lit
→ Đáp án A
Điện phân với điện cực Pt 200 gam NaOH 10 % đến khi NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Tính xem thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là bao nhiêu?
mNaOH (trước điện phân) = (200.10)/100 = 20 (gam).
Điện phân dung dịch NaOH thực chất là điện phân nước:
H2O → 1/2 O2 (anot) + H2 (catot) → NaOH không đổi
Dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân
⇒ mdung dịch sau điện phân = 20:25% = 80 (gam)
⇒ mnước bị điện phân = 200 – 80 = 120 (gam)
⇒ nnước = 120/18 = 20/3 mol → Voxi = (20/3). (1/2). 22,4 = 74,7 lít và VH = (20/3).22,4 = 149,3 lít.
→ Đáp án D
Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là: CuCl2, AgNO3
Hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi cho X tác dụng với O2 dư thì khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 g. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với H2 dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Khối lượng của hỗn hợp X là
Hỗn hợp X tác dụng O2 thì thu được rắn gồm: BaO, CuO.
Phương trình hóa học của phản ứng là
2Ba + O2 → 2BaO (1)
2Cu + O2 → 2CuO (2)
Khối lượng chất rắn tăng chính là khối lượng của O2 tham gia phản ứng → nO2 = 6,4 : 32 = 0,2 mol
Từ (1), (2) → nhh X = 0,4 mol
Chất rắn cho tác dụng với H2 thì chỉ có CuO phản ứng
CuO + H2 → Cu + H2O (3)
Theo (3) khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng của oxi mất đi
→ nCuO = nO = 3,2 : 16 = 0,2 mol
→ nCu = 0,2 mol → nBa = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol
→ Khối lượng của chất rắn X:
mX = 0,2.64 + 0,2.137 = 40,2 gam
Để xác định hàm lượng bạc trong một hợp kim, người ta cho 1,5 g hợp kim đó tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, dư. Xử lí dung dịch bằng axit HCl, lọc lấy kết tủa, rửa rồi sấy khô, cân được 1,194 g. Phần trăm khối lượng của bạc trong hợp kim là
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O (1)
AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3 (2)
Theo (1) và (2) ta có: nAg = nAgCl = 1,194 : 143,5 (mol)
→ mAg ≈ 0,89862 (gam) → %mAg ≈ 60%
Đáp án A
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3-5% Mn; 0,1-2% P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là
Gang là một hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3-5% Mn; 0,1-2% P; 0,01-1% S.
Đáp án C
Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột Al2O3, Fe2O3 đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm:
Chất khử trung bình (C, CO, H2) chỉ khử được những oxit của những kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.
Do đó CO chỉ có thể khử được oxit Fe2O3 thành Fe → Hỗn hợp rắn gồm: Al2O3 , Fe
Đáp án C
Hòa tan 6,12 gam glucozơ và saccarozơ vào nước được 100ml dung dịch X. Cho X vào AgNO3/NH3 dư được 3,24 gam Ag. Hãy tính m saccarozơ?
Sơ đồ: C6H12O6 → 2Ag
(gam) 180 2.108 = 216
(gam) x 3,24
→ mglucozơ = x = (3,24.180)/216 = 2,7 g
→ msaccarozơ = 6,12 – 27 = 3,42 (gam)
→ Đáp án B
Đốt gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được nCO2 : nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là bao nhiêu?
Giả sử X, Y + 2,475 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2
Theo đề bài ⇒ x/y = 10/13
Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475
Tìm được x = 1,5 mol ; y = 1,95 mol
Bảo toàn Khối lượng:
⇒ mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g
→ Đáp án D
E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z. Mặt khác, khi cho m gam E tác dụng với NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được hai chất vô cơ.Giá trị của m là bao nhiêu?
E tác dụng với HCl sinh ra chất khí vô cơ Z → Z là CO2
Khi cho E tác dụng với NaOH sinh ra khí T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm → T là amin.
E tác dụng với NaOH thu được dung dịch chứa 2 chất rắn vô cơ gồm Na2CO3 và NaOH dư
→ cấu tạo của X là CH3NH3HCO3 : x mol
Cấu tạo của Y là: (CH3NH3)2CO3 : y mol
CH3NH3HCO3 + HCl → CH3NH3Cl + CO2 + H2O
(CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2 + H2O
CH3NH3HCO3 + NaOH → Na2CO3 + CH3NH2 + H2O
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O
Ta có hệ x = y = 0,1
→ m = 21,7 gam
→ Đáp án C
Đốt amin X (CnH2n+3N) và amino axit Y (CnH2n+1O2N) cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,1 mol N2. Hãy tính xem số đồng phân của X?
Gọi số mol X, Y lần lượt x, y mol
BTNT (N) có nN= 0,2 mol
x + y = 0,2
2y + 0,93.2 = 2nx + (n + 1,5)x + 2ny + (n + 0,5)y
→ 1,5(x – y) + 0,6n = 1,86
Ta luôn có: 0 < x – y < 0,2
⇒ 2,6 < n < 3,1 ⇒ n = 3
X là: C3H9N gồm các đồng phân:
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
CH3-NH-CH2-CH3
CH3-N(CH3)2
Số đồng phân: 4.
→ Đáp án A
Đun 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần 320 ml NaOH 1M thu được lượng muối khan là sau khi cô cạn là bao nhiêu?
Bảo toàn khối lượng
Ta có: nH2O = nNaOH = 0,03 mol
BTKL→ mmuối = mgly + mglu + 40nNaOH – mH2O = 30,68 (g)
→ Đáp án B
Cho 3,24 gam X có công thức phân tử C2H8N2O3 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,1M thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là bao nhiêu gam.
X là C2H5NH3NO3: nX = 0,03 mol; nKOH = 0,05 mol ⇒ KOH dư.
→ Rắn gồm 0,03 mol KNO3 và (0,05 – 0,03 = 0,02) mol KOH dư.
→ m = 0,03.101 + 0,02.56 = 4,15(g)
→ Đáp án D
Đun nóng 4,63 gam X gồm các peptit mạch hở có dạng H2NCmHnCOOH với dung dịch KOH dư, thu được 8,19 gam muối. Nếu đốt 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào Ba(OH)2 dư thu được bao nhiêu gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam.
Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O.
Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y.
→ Muối gồm x mol C2H4NO2K và y mol CH2
⇒ mmuối = 113x + 14y = 8,19(g).
nO2 = 2,25x + 1,5y = 0,1875 mol
Giải hệ có: x = 0,07 mol; y = 0,02 mol.
Bảo toàn nguyên tố Cacbon:
nBaCO3 = 0,07 × 2 + 0,02 = 0,16 mol
→ m = 31,52(g)
→ Đáp án C
X gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp có số nguyên tử C nhỏ hơn 5 và ancol etylic. Đốt 0,3 mol X cần 28 lít O2 (đktc). Cho 28g X và Na dư, thấy thoát ra 11,2 lít khí (đktc). Hãy tính % của ancol etylic trong hỗn hợp X?
Quy đổi 28g hỗn hợp X thành: C2H5OH (a mol); C2H2 (b mol); CH2 ( c mol)
( CH2 không phải là 1 chất chỉ là nhóm nên nó chỉ có thành phần khối lượng mà không được tính vào số mol hỗn hợp)
⇒46a + 26b + 14c = 28 (1)
Khi cho X qua bình đựng Na dư, ancol bị giữ lại phản ứng và sinh ra 0,5mol H2 và hỗn hợp ankin không phản ứng thoát ra
⇒0,5a + b = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol (2)
Ta có trong 0,3 mol hỗn hợp X có: ka mol C2H5OH; kb mol C2H2 và kc mol CH2 (k là tỉ lệ khối lượng của 0,3 mol X với 28g X)
⇒k(a+b) = 0,3 mol
Viết phương trình đốt cháy ta có n O2 = k(3a + 2,5b + 1,5c) = 0,125 mol
(3a + 2,5b + 1,5c) : (a + b) = 0,125 : 0,3 (3)
Từ (1)(2)(3) ⇒a = 0,2 mol; b = 0,4 mol; c = 0,6 mol
%m ancol = (0,2.46/28).100% = 32,86%
⇒ Đáp án A
Đốt 81,24 gam X gồm 0,07 mol peptit A (cấu tạo từ 2 aminoaxit trong số Gly, Ala, Val, Glu) và 2 este B, C mạch hở có cùng số liên lết ℼ trong phân tử ( MB > MC; B no, C đơn chức) cần 78,288 lít khí O2 thu được CO2, H2O và 3,136 lít N2. Mặt khác thủy phân X trên cần 570ml NaOH 2M, thu được T chứa 4 muối và 0,29 mol hỗn hợp 2 ancol no Y và Z ( MY = 2,875MX < 150). Dẫn toàn ancol này qua bình đựng Na dư thì thấy khối lượng bình tăng 23,49g. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc, T không chứa HCOONa. Phần trăm khối lượng của C gần nhất với giá trị nào bên dưới đây?
Từ điều kiện về phân tử khối của 2 ancol, ta tìm được Y là: C3H5(OH)3 ( a mol), Z là CH3OH (b mol)
Ta có: mbình tăng = mancol – mH2 = 92a + 32b – 1,5a.2 – 0,5b.2 = 89a + 32b = 23,49g
a + b = 0,29 mol
⇒ a = 0,25 mol; b = 0,04 mol
B no và 3 chức nên có 3 liên kết ℼ. Mà B, C có cùng số liên kết ℼ nên C đơn chức và có 2 liên kết ℼ C-C
mX = 16x + 18y + 14z = 81,24 – 0,25.86 – 0,04.40 – 1,14.44 – 0,28.15=3,78
nO2 = 2x + 1,5z = 3,495 – 0,25.9,5 – 0,04.4 – 0,25.0,28 = 0,89
Bảo toàn số mol peptit ta có: x + y = 0,07
⇒ x = 0,28; y = -0,21; c = 0,22
Ta có: 0,22 = 0,07.2 + 0,04.2 ⇒ C là: C4H5COOCH3
%mC = 0,04.112/81,24.1005 = 5,51%
⇒ Đáp án B
Hexapeptit mạch hở X, trong đó C chiếm 47,44%. Khi thủy phân m gam X trong HCl được Y chứa 44,34 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
Đặt CTCT của X là: GlyaAlabValc (a + b + c = 6).
Giải phương trình, ta có:
a |
1 |
2 |
3 |
4 |
b |
5 |
3,5 |
2 |
0,5 |
Nhận thấy: a = 3, b = 2 và
Khi đó 44,34 = 3.nX(75 + 36,5) + 2nX(89 + 36,5) + nX(117 + 36,5) → nX = 0,06 → m = 25,8 gam.
→ Đáp án B