Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Lý Tự Trọng lần 3
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Lý Tự Trọng lần 3
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
25 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Thủy phân glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 trong 1,2kg NaOH với %H = 80% thu được bao nhiêu gam glixerol?
(C17H30COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Ta có: nNaOH = 0,03Kmol
nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01Kmol
mC3H5(OH)3 = 0,01.92 = 0,92kg
H = 80% ⇒ mglixerol thực tế = 0,92. 80% = 0,736kg
Xác định công thức của chất béo A biết thủy phân A bằng NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)
⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5
Xác định chất béo biết thuỷ phân một lipit bằng NaOH thu được 46g glixerol và 429 gam hỗn hợp 2 muối.
Gọi hai muối lần lượt là RCOONa và R’COONa.
⇒ 0,5. (RCOOH + 22) + 1.(R’COOH + 22) = 229
⇔ RCOOH + 2R’COOH = 792
⇒ RCOOH = 280 (C17H31COOH)
R’COOH = 256 (C15H31COOH)
Cho C4H6O2 có số este mạch hở là mấy?
C4H6O2 có k = 2 → este không no, có chứa liên kết đôi C = C, đơn chức, mạch hở
→ Các đồng phân este mạch hở của C4H6O2 là
HCOOCH=CH-CH3
HCOOCH2CH=CH2
HCOOC(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2
CH2=CHCOOCH3
→ Có 5 đồng phân este
→ Đáp án C
Xác định tổng số liên kết π trong este no, đơn chức, mạch hở là bao nhiêu?
Este no, đơn chức, mạch hở (CnH2nO2) có k = 1
→ có 1 liên kết π (trong nhóm – COO –)
→ Đáp án A
Phương pháp làm sạch dầu ăn dính quần áo ?
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia. Phân tử muối natri của axit béo gồm 1 đầu ưa nước là nhóm COO-Na+ nối với 1 đuôi kị nước, ưa dầu mỡ là nhóm –CxHy (thường x ≥ 15). Đầu ưa dầu mỡ thâm nhập vào vết bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước có xu hướng kéo ra các phía phân tử nước → làm giảm sức căng bề mặt các chất bẩn bám trên vải, da → vết bẩn phân tán nhiều phần nhỏ rồi phân tán vào nước và bị rửa trôi (Xem hình 1.8: Sơ đồ quá trình làm sạch vết bẩn của xà phòng – SGK lớp 12 cơ bản – trang 15).
→ Đáp án D
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
phát biểu đúng là (b), (d), (e)
Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{Lys}} = 0,05\\
{n_{Gly}} = 0,2
\end{array} \right. \to {n_{HCl}} = 0,6\)
\( \to 7,3 + 15 + 0,6.36,5 + 0,3.56 = m + 0,3.18 \to m = 55,6\)
Lên men hoàn toàn 135g Glucozo thành ancol etylic và V lit CO2 (dktc). Giá trị của V là:
Đáp án B
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
0,75 → 1,5 mol
→ VCO2 = 33,6 lit
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y; sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án C
Saccarozo → Glucozo + Fructozo
0,1 → 0,1 → 0,1 mol
Y + AgNO3:
Glucozo → 2Ag
Fructozo → 2Ag
NaCl → AgCl
Kết tủa gồm: 0,4 mol Ag; 0,02 mol AgCl
→ m = 46,07g
Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp glucozo và fructozo vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 38,88g Ag. Giá trị của m là :
Đáp án B
Glucozo → 2Ag
Fructozo → 2Ag
→ nGlucozo + nFructozo = 0,18 mol
→ m = 32,4g
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Muốn điều chế 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích HNO3 96%( d=1,52 g/ml) cần dùng là
Đáp án B
nC6H7O2(NO3)3 = 0,1 k.mol → nHNO3 = 0,3 k.mol
→ n lý thuyết = 0,3 : 90 . 100 = k.mol → m HNO3 = 21 g
→ m dd HNO3 = 21: 96.100 = 21,875 k.g
→ V dd HNO3 = 21,875 : 1,52 = 14,39 k.ml = 14,39 lít
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án B
C6H12O6 + AgNO3 + NH3 → 2 Ag
n Ag = 0,1 mol → n glucozo = 0,05 mol
→ m Glucozo = 9 g
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là?
Đáp án C
nAg = 0,1 mol => n glu = 0,05 mol
=> m = 0,05.180 = 9g
Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 85%. Khối lượng ancol thu được là?
Đáp án A
mTinh bột = 1000.95% = 950 kg
(C6H10O5)n → C6H12O6 → 2C2H5OH
950/162 → 950.2/162
→ mC2H5OH = 85%.46.950.2/162 = 458,58 kg
Cho 6,84 gam saccarozơ và mantozơ vào AgNO3/NH3 thu được 1,08 gam Ag. Số mol saccarozơ và mantozơ lần lượt là mấy?
nsaccarozơ + nmantozơ = 6,84/342 = 0,02 mol
mantozơ thể hiện tính chất của anđehit đơn chức
→ nmantozơ = nAg/2 = 0,01 mol
→ nsaccarozơ = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol
→ Đáp án C
Đun 8,55 gam cacbohiđrat X với HCl cho sp đi qua AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là gì?
nAg = 10,8/108 = 0,1 mol
TH1: nX = nAg/2 = 0,05 mol
→ MX = 8,55/0,05 = 171 (Loại)
TH2: nX = nAg/4 = 0,025 mol
→ MX = 8,55/0,025 = 342 → X là saccarozơ.
C12H22O11 -H+→ C6H12O6 + C6H12O6 → 4Ag
→ Đáp án D
Cho 40 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 63,36 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Đáp án D
TQ : R – NH2 + HCl → R – NH3Cl
Bảo toàn khối lượng : mamin + mHCl = mMuối
→ nHCl = 0,64 mol
→ V = 640 ml
Cho 30 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án A
NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
0,4 mol → 0,4 mol
→ m = 38,8g
Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?
Đáp án C
TQ : R – N + HCl → R – NHCl
Mol 0,08 <- 0,08
→ MX = 59g
→ C3H9N
Amino axit X nào trong 4 chất dưới đây biết trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối.
Đặt CT của X là H2NRCOOH
26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối.
Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g) ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol.
→ MX = 26,7 : 0,3 = 89 ⇒ R = 28 (C2H4)
→ Đáp án B
X gồm ba amino axit, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7:16. Để tác dụng với 10,36 gam X cần đủ 120 ml HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X vào 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được mấy gam rắn.
Ta có: nN:nO = 1:2 nên nNH2 : nCOOH = 1:1.
Suy ra khi tác dụng với 0,15 mol NaOH thì dư ra 0,03mol NaOH.
Áp dụng sự tăng giảm khối lượng, ta có:
mrắn = mmuối + mNaOH dư = (mX + 22.nNaOH pư) + 0,03.40 = 10,36 + 22.0,12 + 0,03.40 = 14,2 gam.
→ Đáp án B
Một α-amino axit nào dưới đây (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) biết cho 13,35 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,825 gam muối.
Áp dụng sự tăng, giảm khối lượng, ta có
nX = (18,825 - 13,35) : 36,5 = 0,15 mol
Suy ra MX = 89 (alanin)
→ Đáp án C
Cho 0,04 mol X là (H2N)2C3H5COOH tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối.
Ta có: ∑nOH- = nX + nH+ = 0,04 + 0,04.2 + 0,12 = 0,24 = 3x ⇒ x = 0,08 mol
Ta có H2O được sinh ra từ: OH- + H+ → H2O và cho X tác dụng với bazơ.
⇒ nH2O = nH+ = 0,04.2 + 0,12 + 0,04 = 0,24 mol
Bảo toàn khối lượng:
mmuối = 0,04.118 + 0,04.98 + 0,12.36,5 + 0,08.40 + 0,16.56 – 0,24.18 = 20,86 gam
→ Đáp án B
Cho 6,6 gam Gly-Gly phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án B
npeptit= 0,05 mol
(gly)2 + 2NaOH → muối +H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mpeptit + mNaOH= mrắn + mH2O → 6,6 + 0,2.1.40 = mrắn +0,05.18
→ mrắn = 13,7
Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
Đáp án C
Đặt số mol axit glutamic là x mol, alanin là y mol thì x + y =0,027 mol
Cho X + 0,03 mol HCl + 0,069 mol NaOH thì
Axit glutamic + 2NaOH → muối + nước
Alanin +NaOH → muối + nước
HCl + NaOH → NaCl + H2O
→ nNaOH = 0,069 = 0,03 + 2x + y
Giải được x= 0,012 mol và y=0,015 mol
Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp T gồm 2 peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhất của m là:
Đáp án D
nNaOH = nGlyNa + nAlaNa = 0,68
nH2O = nA = 0,14
Bảo toàn khối lượng → mA = 46,88
Khi đốt 46,88 gam A thì ta thu được:
nCO2 = 2nGlyNa + 3nAlaNa = 1,76
nH2O= (2nGlyNa + 3nAlaNa) + 0,14 - 0,68/2 = 1,56
→ mCO2 + mH2O =105,52
Tỷ lệ:
Đốt 46,88 gam A →105,52 gam CO2 và H2O
m → 63,312
→ m = 28,128
Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là
Đáp án A
Ta có: nGly = 0,7 mol ; nAla = 0,8 mol
→ nGly : nAla = 7 : 8
Với tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 → thì có tổng cộng 7 + 8 = 15 gốc (Gly + Ala)
Gọi số gốc amino axit lần lượt là a , b , c với số mol tương ứng là x , x , 2x
→ a + b +2c = 15
Bảo toàn N : ax + bx + 2cx = 0,15 mol → x = 0,1 mol
X + (a – 1)H2O → aa
Y + (b – 1)H2O → aa
Z + (c – 1)H2O → aa
→ nH2O = x(a – 1) + x(b – 1) + 2x(c – 1) = ax + bx + 2cx – 4x = 1,1 mol
Bảo toàn khối lượng :
mGly + mAla = mA + mH2O pứ
→ mA = 103,9g
Polistiren sẽ không phản ứng chất nào bên dưới với đầy đủ điều kiện?
Polistiren là -(-CH2-CH(C6H5)-)n-.
- Trong polistiren có liên kết bội nên nó có phản ứng cộng: tác dụng với Cl2/to, tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
- Polistiren còn tham gia phản ứng đepolime hóa.
→ Polistiren không tác dụng với HCl → Đáp án đúng là đáp án B.
Chú ý: Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, một số polime bị phân hủy tạo thành monome ban đầu, đó là phản ứng đepolime hóa.
→ Đáp án B
Đun phenol với fomanđehit tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime cấu trúc mạch như thế nào khi tạo thành?
Khi đun phenol với fomandehit có axit làm xúc tác thì thu được nhựa novolac, là polime không phân nhánh.
→ Đáp án B
Cho 4 nguyên tử với cấu hình phân mức năng lượng cao nhất là: \(1{s^2},3{s^2},3{p^1},3{p^5}.\) Số nguyên tử kim loại trong số 4 nguyên tử trên là
Chọn B.
Kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng, trừ H (\(1{s^1}\)) và He (\(1{s^1}\)).
Trong ô mạng cơ sở của tinh thể lập phương tâm khối, số nguyên tử kim loại là
Chọn B.
Trong một ô cơ sở có 1 nguyên tử ở tâm, ở mỗi góc có \(\dfrac{1 }{ 8}\) nguyên tử. Có 8 đỉnh (8 góc) \( \to \) tổng số nguyên tử là \(8.\dfrac{1 }{8} + 1 = 2.\)
Ở \(20^\circ C\), một khối sắt hình lập phương cạnh 1 cm nặng 7,87 gam. Trong đó, nguyên tử sắt là các hình cầu chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe rỗng. Nguyên tử khối của Fe là 55,85 (u), số Avogađro \({N_A} = 6,{02.10^{23}}.\)Thể tích của mỗi nguyên tử Fe là
Chọn D.
1 \(c{m^3}\) Fe có tổng thể tích các nguyên tử Fe là \(0,74c{m^3}\)
Số nguyên tử Fe trong 1 \(c{m^3}\) Fe (hay 7,87 gam) là:
\(N = \dfrac{7,87} {55,85}.6,{02.10^{23}} = 8,{483.10^{22}}\) (nguyên tử)
Thể tích 1 nguyên tử: \(\dfrac{0,74}{8,{{483.10}^{22}}} = 8,{723.10^{ - 24}}c{m^3}.\)
Cho (Y) gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch (C) chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch (D) và 8,12 gam (E) gồm ba kim loại. Cho (E) tác dụng với HCl dư, ta thu được 0,672 lít H2 (đktc). Tính CM của AgNO3, Cu(NO3)2 trước khi phản ứng.
Vì phản ứng giữa Al và AgNO3 xảy ra trước nên kim loại sau phản ứng phải có Ag, kế đến là CuSO4 có phản ứng tạo thành Cu. Theo giả thiết, có ba kim loại → kim loại thứ ba là Fe còn dư.
Ta có: nFe = 2,8/5,6 = 0,05 (mol)
nAl = 0,81/27 = 0,03 (mol)
và nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)
Phản ứng: Fedư (0,03) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,03)
→ Số mol Fe phản ứng với muối: 0,05 – 0,03 = 0,02 (mol)
2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
→ x + 2y = 0,09 + 0,04 = 0,13 (1); 108x + 64y + 56.0,03 = 8,12 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được x = 0,03; y = 0,05.
Vậy: CM AgNO3 = 0,03 : 0,2 = 0,15M
CM Cu(NO3)2 = 0,05 : 0,2 = 0,25M.
→ Đáp án A
X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam được cho vào 200ml CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3M. Tính khối lượng chất rắn A thu được?
Thay vì tính chất phản ứng giữa Mg, Zn với CuSO4 và AgNO3, ta tính số mol e mà hỗn hợp X có thể cung cấp và dung dịch Y có thể nhận:
nZn = 6,5/65 = 0,1 mol;
nMg = 4,8/24 = 0,2 mol
do: Zn → Zn2+ + 2e;
Mg → Mg2+ + 2e
Tổng ne (Mg, Zn): (0,1 + 0,2). 2 = 0,6 mol
nAg+ = nAgNO3 = 0,2.0,3 = 0,06 mol
nCu2+ = nCuSO4 = 0,2.0,5 = 0,1 mol
Ag+ + 1e → Ag
Cu2+ + 2e → 2Cu
Tổng ne (Ag+, Cu2+): 0,06 + 0,1.2 = 0,26 mol
Để khử hết Ag+ và Cu2+ chỉ cần 0,26 mol electron trong khi X có thể cung cấp 0,6 mol vậy Ag+, Cu2+ bị khử hết.
Ag và Cu kết tủa. Mg có tính khử mạnh hơn Zn nên Mg phản ứng trước: 0,2 mol Mg cung cấp 0,4 mol electron > 0,26 mol vậy chỉ có Mg phản ứng và
nMg phản ứng = 0,26 : 2 = 0,13 mol; còn dư: 0,2 – 0,13 = 0,07 mol
Do đó chất rắn A gồm 0,06 mol Ag và 0,1 mol Cu, 0,07 mol Mg và 0,1 mol Zn
mA = 0,06.108 + 0,1.64 + 0,07.24 + 0,1.65 = 21,6 gam
→ Đáp án C
Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 theo phương trình hoá học: Cu + 2 FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2. Như vậy,
Dựa vào quy tắc α:
Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Ta có:
Cu + 2 Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
C.KH mạnh C.OXH mạnh C.KH yếu C.OXH yếu
Vậy ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+
Đáp án D
Tìm M biết M là kim loại trong số các kim loại sau: Cu Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH.
Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH => Kim loại là Ba
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
BaCl2 + NaOH không xảy ra
Đáp án C
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X chứa 18,56 gam Fe3O4 và 4,32 gam Al trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Trong Y chứa:
3Fe3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Fe
Ban đầu: 0,08 0,16
Phản ứng: 0,06 0,16 0,08 0,18
Sau p/ứng: 0,02 0 0,08 0,18
Cho 375 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nAl3+ = 0,2 mol; nOH- = 0,75
Lập tỉ lệ: OH-/Al3+ → kết tủa tan 1 phần
→ nkết tủa = 4nAl3+ - nOH- = 0,05 mol → mkết tủa = 3,9 gam.
Tính V biết khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%?
Catot thoát khí khi H+ bắt đầu điện phân, lúc đó Fe3+ và Cu2+ đã hết.
ne = nFe3+ + 2nCu2+ = 0,5 mol
→ nCl2 = 0,25 mol
→ V = 5,6 lít