Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Việt Khái
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Việt Khái
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
49 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đốt cháy m gam X gồm Cu, Zn trong oxi (dư) được 40,3g CuO và ZnO. Nếu cho 0,25 mol X vào KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính %Cu trong X ?
nZn = nH2 = 0,15 ⇒ nCu = 0,1 mol
⇒ %Cu = 0,1. 64 /(0,1. 64 + 0,15. 65) = 39,63%
→ Đáp án C
Hòa tan hết 25,52 gam oxit sắt nào sau đây biết cần dùng vừa đủ 220 ml dung dịch H2SO4 2M ?
25,52 gam FexOy + 0,44 mol H2SO4.
Giả sử oxit sắt gồm FeO a mol và Fe2O3 b mol.
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
→ Oxit sắt là Fe3O4 (Fe3O4 = FeO.Fe2O3)
→ Đáp án A
Trộn 5,6 gam Fe với 2,4 gam S rồi nung nóng được hỗn hợp rắn M. Cho M vào HCl thu được X và còn lại một phần không tan G. Để đốt X và G cần vừa đủ bao nhiêu lít khí O2 ?
Fe + S ⇒ M: Fe, S, FeS -+ HCl→ Fe2+, X: H2S, H2; G: S -+ O2→ H2O, SO2
Có 3 chất thay đổi số oxi hóa là Fe, S và Oxi
Bảo toàn e: 4nO2 = 2nFe + 4nSO2 = 2. 0,1 + 4. 0,75 = 0,5 mol
⇒ nO2 = 0,125 mol ⇒ V = 2,8lít
→ Đáp án A
Crom có số hiệu nguyên tử là 24. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion Cr2+ là
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion Cr2+ là [Ar]3d4.
Vị trí của Crom trong bảng hệ thống tuần hoàn là
Vị trí của Crom trong bảng hệ thống tuần hoàn là nhóm VIB, chu kỳ 4.
Viết CH e của ion Cu2+ và Cr3+ ?
• Cu có Z = 29. Cấu hình e của Cu 1s22s22p63s23p63d104s1, viết gọn là [Ar]3d104s1
→ Cu2+ có cấu hình e là [Ar]3d9.
• Cr có Z = 24. Cấu hình e của Cr 1s22s22p63s23p63d54s1, viết gọn là [Ar]3d54s1
→ Cr3+ có cấu hình e là [Ar]3d3
Nêu hiện tượng khi cho NH3 vào dung dịch CuSO4?
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
xanh nhạt
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
dung dịch xanh đậm
Có bao nhiêu của dãy Cu(OH)2, AgCl, Ni, Zn(OH)2, Pb, Sn tan trong dung dịch NH3 ?
Cu(OH)2↓ + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
AgCl↓ + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Ni + NH3 → không phản ứng.
Zn(OH)2↓ + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Pb + NH3 → không phản ứng.
Sn + NH3 → không phản ứng.
→ Có 3 chất tan trong dung dịch NH3
Tính %Cu biết đốt cháy hoàn toàn m gam X gồm Cu, Zn trong oxi (dư), thu được 40,3 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
nZn = nH2 = 0,15 ⇒ nCu = 0,1 mol
⇒ %Cu = 0,1. 64 /(0,1. 64 + 0,15. 65) = 39,63%
→ Đáp án C
Tìm V biết cho 3,24 gam Ag bằng V ml dung dịch HNO3 0,7M thu được khí NO duy nhất và V ml dung dịch X trong đó nồng độ mol của HNO3 dư bằng nồng độ mol của AgNO3.
0,03 mol Ag + V ml AgNO3 0,7M → NO↑
CM AgNO3 = CM HNO3 dư
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
nHNO3 phản ứng = 0,03 : 3 x 4 = 0,04 mol.
Vì V không thay đổi nên nHNO3 dư = nAgNO3 = 0,03 mol
→ ∑nHNO3 = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol
→ VHNO3 = 0,07 : 0,7 = 0,1 lít = 100 ml
Tính khối lượng K2Cr2O7 dùng chuẩn độ dung dịch chứa 15,2g FeSO4 (có H2SO4 loãng làm môi trường)?
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 7H2O
nFeSO4 = 15,2/152 = 0,1 mol
nK2Cr2O7 = 1/6 nFeSO4 = 0,1/6 mol
⇒ mK2Cr2O7 = 294. 0,1/6 = 4,9g
→ Đáp án B
Vì sao ta nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3?
Phương trình hóa học
PO43- + 3AgNO3 → Ag3PO4 + 3NO3-
→ Đáp án C
Chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 với nồng độ bao nhiêu biết khi đó ta cần dùng hết 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M.
∑nH+ = 0,02.0,1 + 0,02a
∑nOH- = 0,0165.0,1 + 0,0165. 2. 0,05 = 3,3.10-3 mol
Trung hòa dung dịch thì ∑nH+ = ∑nOH-
0,02.0,1 + 0,02a = 3,3.10-3 → a = 0,065 mol/l
Chỉ dùng một dung dịch để phân biệt 4 dung dịch: Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3?
Dùng dung dịch Ba(OH)2 dư :
- Tạo kết tủa sau dó tủa tan hết là Al(NO3)3
3Ba(OH)2 + 2Al(NO3)3 → 2Al(OH)3 + 3Ba(NO3)2
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
- Không có hiện tượng gì là NaNO3
- Có kết tủa trắng là Na2CO3
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH
- Có khí mùi khai là NH4NO3
Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
→ Đáp án D
Xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit như sau cân 0,6 gam mẫu quặng chế hóa thu được dụng dịch FeSO4 trong H2SO4 loãng. Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn thu được. Hãy tính % theo khối lượng của FeCO3 ?
nKMnO4 = 6,3.10-4 (mol)
Phản ứng chuẩn độ
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
nFeSO4 = 5nKMnO4 = 3,15.10-3 mol = nFe2+ = nFeCO3
⇒ Khối lượng FeCO3: mFeCO3 = 3,15.10-3.116 = 0,3654 (gam)
%mFeCO3 = 0,3654 : 0,6 x 100 = 60,9%
→ Đáp án B
Hãy tính % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng MFeCO3 = 116 g/mol.
nKMnO4 = 6,3.10-4 (mol)
Phản ứng chuẩn độ
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
nFeSO4 = 5nKMnO4 = 3,15.10-3 mol = nFe2+ = nFeCO3
⇒ Khối lượng FeCO3: mFeCO3 = 3,15.10-3.116 = 0,3654 (gam)
%mFeCO3 = 0,3654 : 0,6 x 100 = 60,9%
Chất phân biệt CuSO4, Cr2(SO4)3 và FeSO4 là gì?
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẩu thử.
- Mẩu thử tạo kết tủa màu xanh là CuSO4.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
- Mẩu thử tạo kết tủa trắng xanh, sau đó hóa nâu đỏ là FeSO4.
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
- Mẩu thử tạo kết tủa xanh rêu, sau đó tan trong kiềm dư là Cr2(SO4)3.
Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4
Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]
Hãy chỉ ra hóa chất dùng để phân biệt NaI, KCl, BaBr2?
Dùng AgNO3
Tạo tủa vàng nâu là NaI
AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3
Tủa trắng là KCl
AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3
Tủa vàng nhạt là BaBr2
2AgNO3 + BaBr2 → 2AgBr + Ba(NO3)2
Hãy xác định nồng độ NaOH biết chuẩn độ 25 ml dung dịch H2C2O4 0,05 M (dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị) cần 46,5 ml dung dịch NaOH.
H2C2O4 là axit oxalic.
H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O (1)
nH2C2O4 = 25/1000.0,05 = 0,00125(mol)
Theo (1): nNaOH = 0,00125. 2 = 0,0025(mol)
Nồng độ mol của NaOH là: 0,0025/0,0465 = 0,05376(M)
Hãy tìm hóa chất để phân biệt AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2 ?
Dùng NaOH dư
- Tạo tủa sau đó tủa tan là AlCl3
AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
- Tạo tủa màu nâu đỏ là FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
- Tạo tủa trắng xanh bị hóa nâu trong không khí là FeCl2
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3
- Tạo tủa trắng là MgCl2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể một ngày. Một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng tối đa là bao nhiêu?
Lượng chất Acesulfam K tối đa một người nặng 60kg có thể dùng trong một ngày là:
15.60 = 900 mg.
Để xử lí rác thải hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm ta dùng hóa chất nào?
Khi thủy thủ thở ra CO2 bị Na2O2 hấp thụ sinh ra O2 tiếp tục cung cấp cho quá trình hô hấp:
Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + O2
Chất dùng để xử lí các chất rác thải chứa những ion sau: Cu2+, Fe3+, Zn2+, Pb2+, Hg2+.
Các ion Cu2+, Fe3+, Zn2+, Pb2+, Hg2+ tạo kết tủa hiđroxit với Ca(OH)2. Khi đó kết tủa và đun xử lý.
Hãy cho biết số đồng phân amin bậc II của C4H11N?
Amin bậc II:
CH3-NH-CH2-CH2-CH3
CH3-CH2-NH-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-NH-CH3
Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây: (1) dung dịch H2SO4; (2) dung dịch NaOH; (3) dung dịch Br2; (4) Na.
(1) dung dịch H2SO4, (3) dung dịch Br2.
Có bao nhiêu đp thõa mãn biết ta đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối RNH3Cl.
Theo bài ra, tỉ lệ nCO2 : nH2O = 8 : 11
⇒ tỉ lệ C : H = 4 : 11 ⇒ C4H11N
Theo bài ra thì X là amin bậc 1, do đó có:
+) C-C-C-C-NH2 ( butan-1-amin)
+) C-C(CH3)-C-NH2 ( butan-2-amin)
+) C-C-C(CH3)-NH2 ( 2-metyl propan-1-amin)
+) C-C(CH3)2-NH2 ( 2-metyl propan-2-amin)
⇒ 4 đồng phân
→ Đáp án D
X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Em hãy tìm X có thể có?
Theo bài ra, X đơn chức.
Để ý 4 đáp án chỉ có 1 nhóm NH2 nên dựa vào phần trăm N ⇒ MX = 87
⇒ X là C5H11NH2
→ Đáp án D
Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm ala và gly. Số CTCT của X thỏa mãn là
Đáp án A
X có thể là ala-ala-gly; ala-gly-ala gly- ala-ala. Gly-gly-ala, gly-ala-gly; ala-gly-gly
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Gly,1 mol Ala, 1 mol Val. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp các sản phẩm là : Ala- Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Công thức cấu tạo của X là
X có công thức là (gly)3(ala)(Val)
A đúng có thể tạo cả 3 peptit
B sai do không tạo được peptit Gly- Ala
C sai do không dạo được peptid Ala-Gly
D sai do không tạo được Gly – Gly-Val
Tăng nhiệt độ sôi được sắp xếp tăng dần?
Thứ tự nhiệt độ sôi của các axit, ancol, este có cùng số C là: este < ancol < axit (Do giữa các nguyên tử este không có liên kết H, liên kết H trong axit bền hơn trong ancol)
→ Thứ tự sắp xếp đúng là: HCOOCH3 < CH3CH2OH < CH3COOH.
→ Đáp án B
Cho đồng phân C2H4O2 vào dd NaOH, Na, dd AgNO3/NH3 thì có mấy phản ứng?
Các đồng phân mạch hở của C2H4O2 là: CH3COOH, HCOOCH3, CH2OHCHO.
+) CH3COOH phản ứng được với NaOH, Na
CH3COOH + NaOH -to→ CH3COONa + H2O
CH3COOH + Na → CH3COONa + 1/2 H2
+) HCOOCH3 phản ứng được với NaOH, dd AgNO3/NH3
HCOOCH3 + NaOH -to→ HCOONa + CH3OH
HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2Ag↓ + 2NH4NO3 + NH4OCOOCH3
+) CH2OHCHO phản ứng được với Na và dd AgNO3/NH3.
CH2OHCHO + Na → NaOCH2CHO + 1/2 H2
CH2OHCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2Ag↓ + CH2OHCOONH4 + 2NH4NO3
→ Đáp án D
Những cặp phản ứng (1) CH3COOH và C2H5CHO; (2) C6H5OH và CH3COOH; (3) C6H5OH và (CH3CO)2O; (4) CH3COOH và C2H5OH; (5) CH3COOH và CH≡CH; (6) C6H5COOH và C2H5OH?
Những cặp chất nào tham gia phản ứng este hoá là:
(3): C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH
Chú ý: Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit.
(4) CH3COOH + C2H5OH ⇆ CH3COOC2H5 + H2O.
(5) CH3COOH + CH≡CH -to, xt→ CH3COOCH=CH2.
(6) C6H5COOH + C2H5OH ⇆ C6H5COOC2H5 + H2O.
→ Đáp án D
Mấy đồng phân este mạch hở C5H8O2 khi thủy phân sinh ra 1 axit và 1 anđehit?
C5H8O2 có k = 2 → C5H8O2 là este đơn chức chứa 1 liên kết đôi.
→ Các đồng phân cấu tạo este mạch hở có CTPT là C5H8O2 khi thủy phân tạo ra một axit và một anđehit là:
1. HCOOCH=CHCH2CH3
2. HCOOCH=C(CH3)2
3. CH3COOCH=CHCH3
4. CH3CH2COOCH=CH2
→ Đáp án C
Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucozo biết H = 95%. Khối lượng bạc bám trên gương là
Theo bài ra số mol bạc cần dùng là: 5,4 : 180 = 0,03 mol
Vậy, theo lý thuyết lượng bạc bám trên gương sẽ là 0,06 mol. Tuy nhiên hiệu suất H = 95% nên khối lượng bạc thực tế bám trên gương là: 0,06.95%.108 = 6,156 gam
Gluxit nào tạo ra khi thủy phân tinh bột nhờ men amylaza là gì?
Áp dụng kiến thức sinh học hoặc sách giáo khoa hóa, enzim amylaza trong nước bọt thủy phân tinh bột tạo ra đường mantozo
Chất là đường mật ong ?
- Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.
- Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).
- Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.
- Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.
→ Đáp án B
Đốt cacbohiđrat nào trong 4 chất sau thì thu được mH2O : mCO2 = 33:88?
Ta có: mH2O : mCO2 = 33:88 ⇒ H : C = 11 : 6
⇒ X là C12H22O11
→ Đáp án B
Thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột với %H = 75%, thì thu được khối lượng glucozo?
Ta có: m(tinh bột) = (1000.20)/100 = 200(gam)
(C6H10O5)n + nH2O -H+→ nC6H12O6
⇒ m = 200.(180n/162n). (75/100) = 166,67(gam)
→ Đáp án A
Tìm CTĐGN của X bên dưới đây biết khi đốt 16,2g cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước?
Ta có: mC = (13,44/22,4). 12 = 7,2 (gam)
mH = (9/18). 2 = 1 (gam)
Và mO = 16,2 – (7,2 + 1) = 8g
Lập tỉ lệ: x : y : z = 7,2/12 : 1/1 : 8/16 = 1,2 : 2 : 1 = 6 : 10 : 5
Công thức nguyên của X: (C6H10O5)n
→ Đáp án A
Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC?
CH2=CHCl trùng hợp tạo thành poli(vinyl clorua) - PVC