Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Thác Bà
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Thác Bà
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
45 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho các chất sau: Ala – Ala – Gly ; Ala – Gly ; Gly – Ala – Phe – Phe – Gly ; Phe – Ala – Gly; Gly – Phe. Có bao nhiêu chất có phản ứng màu biure?
Các peptit có phản ứng màu biure phải có ít nhất 2 liên kết peptit.
Vậy có 3 peptit thỏa mãn: Ala – Ala – Gly; Gly – Ala – Phe – Phe – Gly; Phe – Ala – Gly
Cho 2 mol hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y và peptit Z tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu đốt 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là bao nhiêu?
ntb = 4,5 mol
Ctb = 7,5
ktb = 4
Suy ra CT chung của M là C7,5H13,5OaN4,5
→ Đáp án C
Có 6 phát biểu sau, hãy tính số lượng phát biểu đúng?
(a). Aminoaxit là những axit cacboxylic có chứa nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon.
(b). Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh (0-5oC) thu được muối điazoni.
(c). Các polipeptit đều tạo được phức chất với Cu(OH)2/OH- cho màu tím đặc trưng.
(d). Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic với axit ađipic (axit hexanđioic) thu được nilon-6,6.
(e). Aminoaxit thiên nhiên (các α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
(g). Aminoaxit phản ứng được với ancol tạo thành este trong điều kiện thích hợp.
Xem các phát biểu:
(a). đúng.
(b). sai, phải là axit nitro HNO2 mới đúng, HNO3 không thể tạo ra muối điazoni được.
(c). đúng, vì polipeptit có từ 11 – 50 gốc α – amino axit (mà chỉ cần chứa 2 liên kết peptit trở lên là có thể tạo phức chất với Cu(OH)2 cho màu tím đặc trưng).
(d). sai phải là hexametylendiamin (H2N[CH2]6NH2) chứ không phải là 6-aminohexanoic (H2N[CH2]5COOH).
(e) đúng.
(g). amino axit có nhóm cacboxyl –COOH nên phản ứng được với ancol → este.
Có 4 phát biểu đúng.
→ Đáp án D
Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
Đáp án A
10,36 gX + 0,12 mol HCl → X có 0,12 mol NH2→ mN(X) = 1,68 g → mO(X) =1,68:7.16 = 3,84 g
nO = 0,24 mol → nCOOH = 0,24 :2 = 0,12 mol
X chứa 0,12 mol COOH + 0,15 mol NaOH → 0,12 mol H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mX + mNaOH = mrắn + mH2O → mrắn = 10,36 + 0,15.40 - 0,12.18=14,2
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ; nhóm phenyl (C6H5) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.
Lực bazơ : CnH2n + 1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2
→ (C6H5)2NH có lực bazơ yếu nhất.
Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là gì?
Amin đơn chức nên có 1 nhóm –NH2; no, mạch hở nên có CT: CnH2n+1NH2 : CnH2n+3N
Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây: (1) dung dịch H2SO4; (2) dung dịch NaOH; (3) dung dịch Br2; (4) Na.
(1) dung dịch H2SO4, (3) dung dịch Br2.
Nếu muốn điện phân hoàn toàn 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện I = 1,34A (hiệu suất điện phân là 100%) thì mất bao lâu?
nCuSO4 = 0,5. 0,4 = 0,2 mol
ne trao đổi = 2.0,2 = 0,4 mol
ne = It : F → t = 28805s = 8h
→ Đáp án C
Điện phân CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot, hãy xác định cường độ dòng điện?
Ta có:
m = AIt : nF
Với F = 96500 C/mol ta có:
1,92 = (64.I.1930) : 2.96500 → I = 3A
→ Đáp án A
Cho 3,68 gam gồm Al và Zn tác dụng với H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc) và mấy gam muối?
nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
→ nH2SO4 = nH2 = 0,1 mol
→ mH2SO4 = 0,1. 98 = 9,8 gam
→ mdd H2SO4 = (9,8.100)/10 = 98 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd sau = mdd bd + mKL - mH2 = 98 + 3,68 - 0,1.2 = 101,48 gam
→ Đáp án C
Cho 7,28 gam kim loại nào trong 4 kim loại sau tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc.
Số mol của Hiđro bằng:
nH2 = 2,912/22,4 = 0,13 (mol).
Đặt hoá trị của M là n, khối lượng mol là M. Số mol của M:
nM = (2/n). 0,13 = 0,26/n.
Ta có: 7,28 = (0,26/n). M nên M = 28n.
Chỉ có n = 2; M = 56 thoả mãn. M là kim loại sắt.
→ Đáp án C
Cho 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml HCl 1M và H2SO4 0,28M được 8,736 lít khí H2 (ở đktc) và mấy gam muối khan?
Số mol của Hiđro bằng:
nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 (mol)
Lại có: nHCl = (500/1000). 1 = 0,5 (mol)
nH2SO4 = (500/1000). 0,28 = 0,14 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng:
7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 – 0,39.2 = 38,93 (gam).
→ Đáp án A
Cấu hình electron của Fe2+ với Z = 26?
Cấu hình của nguyên tố sắt Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2
Fe → Fe2+ + 2e
Fe2+ có cấu hình: 1s22s22p63s23p63d6 → [Ar]3d6
→ Đáp án B
Nhận định không đúng về khả năng phản ứng của sắt với nước là gì?
Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước.
Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước:
3Fe + 4H2O -to < 570oC→ Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O -to > 570oC→ FeO + H2
→ Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với H2O tạo ra FeO
→ Đáp án B
Từ FeSO4 và các hóa chất và phương tiện có đủ có thể điều chế được Fe bằng phương pháp nào?
Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp:
- Thủy luyện: Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe↓
- Nhiệt luyện: FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
2Fe(OH)2 + 1/2 O2 -to→ Fe2O3 + 2H2O
Fe2O3 + 3CO -to→ 2Fe + 3CO2
- Điện phân: 2FeSO4 + 2H2O -dpdd→ Fe + O2 + 2H2SO4
→ Cả 3 phương pháp đều điều chế được Fe từ FeSO4
→ Đáp án D
Tìm M hóa trị 2 trong 4 chất bên dưới đây để nhúng vào trong 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại ,thấy khối lượng thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3M?
M + Cu2+ → M2+ + Cu
Số mol Cu2+ phản ứng là: 1(0,5 – 0,3) = 0,2 mol
Độ tăng khối lượng của thanh kim loaị M:
M = mCu – mM tan = 0,2(64 – M) = 1,6
Suy ra: M = 56 là Fe
→ Đáp án A
Loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu thì cho tác dụng với chất nào?
Ta ngâm vào lượng dư dung dịch AgNO3 vì Cu phản ứng với AgNO3 tạo thành dung dịch muối và đẩy kim loại Ag ra khỏi muối.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
→ Đáp án A
Cho 1 đinh Fe nặng bao nhiêu gam vào 1 lit dd chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi pư kết thúc thu đc dd A với màu xanh đã nhạt 1 phần và 1 chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4g.
nCu(NO3)2 = 0,2.1 = 0,2 mol; nAgNO3 = 0,12.1 = 0,12 mol.
Sau khi pư kết thúc thu đc dd A với màu xanh đã nhạt 1 phần → Fe đã phản ứng hết với AgNO3 và phản ứng với một phần Cu(NO3)2.
Gọi số mol Cu(NO3)2 phản ứng là x mol.
Vậy mtăng = 0,12.108 + x.64 – 0,06.56 – x.56 = 10,4 → x = 0,1 mol
Vậy khối lượng đinh sắt ban đầu là: mFe = 0,1.56 + 0,06.56 = 8,96 gam.
→ Đáp án D
Ngâm Cu dư vào AgNO3 thu được X, sau đó ngâm Fe dư vào X thu được dung dịch gồm những sản phẩm nào dưới đây?
Ngâm Cu dư vào dd AgNO3, Ag bị đẩy hết ra khỏi muối, muối mới là Cu(NO3)2 (dd X).
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Ngâm Fe dư vào dung dịch X, Cu bị đẩy hết ra khỏi muối tạo muối mới là Fe(NO3)2.
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
→ Đáp án A
Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Cr(OH)3 →X →Y → Z → T . Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Z và T lần lượt là
Chất Z và T lần lượt là K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3.
Cho 8,4 g Fe vào 0,4mol AgNO3 ta sẽ thu được mấy gam bạc?
Ta có: nFe = 0,15 mol
nAgNO3 = 0,4mol.
Suy ra: mAg = (0,1+ 0,3).108 = 43,2g.
→ Đáp án C
X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được sản phẩm gì?
Do thu được cả kết tủa nên Cu còn dư sau phản ứng với Fe3+
Như vậy, trong dung dịch Y có FeCl2, ZnCl2 và CuCl2
Cho phản ứng với NaOH thì kết tủa thu được là Fe(OH)2 và Cu(OH)2
→ Đáp án A
Kim loại có thể điều chế từ oxit kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO là gì ?
bằng các chất khử mạnh như: C, CO, H2 hoặc kim loại Al, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...
- Đáp án A sai vì Al không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Đáp án B sai vì Mg không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Đáp án C đúng.
- Đáp án D sai vì Al không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
Đốt cháy hoàn toàn a gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án C
X có dạng CnH2n-2kO4
nCO2 = x; nH2O = y → x + y = 0,5 (1)
Bảo toàn O: 2nCO2 + nH2O = 2.0,3 + 4nX (2)
Ta có nCO2 – nH2O = k.nX (3)
(1), (2), (3) → nCO2 = 0,3; nH2O = 0,2; nX = 0,05; k = 1
→ Y tạo bởi axit 2 chức no, mạch hở và 1 ancol no, mạch hở và 1 ancol ko no (1 lk π), mạch hở
→ mchất rắn = mNaOH dư + m(COONa)2 = 0,1.40 + 0,05.134 = 10,7 gam
X là este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2; Y và Z là hai este ( đều no, mạch hở, tối đa hai nhóm este, MY < MZ ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X, Y và Z thu được 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp hai ancol có cùng số cacbon và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
Đáp án B
C trung bình = 0,7/0,2 = 3,5 → 1 este có số C bằng 2 hoặc bằng 3.
+ Khi cho E tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 2 ancol có cùng số C nên Y là
HCOOCH2CH3 (không thể là HCOOCH3 vì chỉ có CH3OH là ancol duy nhất có 1C).
→ 2 ancol: CH3CH2OH và HOCH2CH2OH
+ X là este đơn chức nên X được tạo bởi ancol là CH3CH2OH → X là CH2=CHCOOCH2CH3
+ Z no nên Z tạo bởi HCOOH và C2H4(OH)2 → Z là (HCOO)2C2H4
Cho hỗn hợp gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y, Z (biết số cacbon trong Z nhiều hơn số cacbon trong Y một nguyên tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH, sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức, mạch hở( Q). Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O2. Công thức phân tử của Z là
Đáp án A
nO2 đốt X = 1,53
nO2 đốt Y = 1,08
→ nO2 đốt Q = 1,53 – 1,08 = 0,45
Q no, đơn chức, mạch hở nên nCO2 = 0,45/1,5 = 0,3
Nếu X mạch hở thì nX = nQ = nKOH = 0,3 → Q là CH3OH
Bảo toàn khối lượng → mX = mT + mQ - mKOH = 27,96
Đặt a, b là số mol CO2 và H2O
→ 2a + b = 0,3.2 + 1,53 . 2 và 44a + 18b = 27,96 + 1,53 . 32
→ a = 1,38 và b = 0,9
→ Số C = 4,6 → C4 (0,12 mol) và C5 (0,18 mol)
Các muối gồm C2HxCOOK (0,12) và C3HyCOOK (0,18)
→ mY = 0,12(x + 107 ) + 0,18(y +119) = 35,16
→ 2x + 3y = 15 → x = y = 3 là nghiệm duy nhất X gồm Y: C2H3COOCH3
Z: C3H3COOCH3
Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y (MX < MY) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm muối của một axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Tên gọi của X và Y là
Đáp án C
nO2 = 1,5 mol → mO2 = 48 g
nCO2 = 1,3 mol → m CO2 = 57,2 g
Bảo toàn khối lượng: m Este + mO2 = mCO2 + mH2O → m H2O = 18 g → nH2O = 1 mol < n CO2 → este ko no → axit ko no
Bảo toàn nguyên tố oxy : 2 n Este + 2nO2 = 2 n CO2 + n H2O → n Este = 0,3 mol
Số C Trung bình = 1,3 : 0,3 = 4,33 → 2 este có số C là 4 và 5
Vì n Este = 0,3 = n CO2 – n H2O → Este có 2 liên kết pi tronc công thức cấu tạo:
2 este là: CH2=CH-COOCH3 và CH2=CH-COOC2H5
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Đáp án A
nO2 = 0,36 mol
nCO2 = 0,32 mol và nH2O = 0,16 mol
Bảo toàn nguyên tố oxy: 2nEste + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → n Este = 0,04 mol
→ Số C = 0,32 : 0,04 = 8 C
→ Số H = 0,16 . 2 : 0,04 = 8 H
Este là C8H8O2 → nNaOH = 0,07 mol > n este nhưng bé hơn 2 lần số mol este
Trong hỗn hợp có 1 este phản ứng rỉ lệ 1 :1 với NaOH , một este phản ứng tỉ lệ 1 :2 NaOH
Số mol của este lần lượt là 0,01 ( tỉ lệ 1;1 với NaOH ) và 0,03 ( tỉ lệ 1; 2 với NaOH )
Vì thu được 3 muối nên 2 este này không được trùng muối 2 este là HCOO-CH2-C6H5 (0,01 mol ) và CH3-COO-C6H5 (0,03 mol)
Muối là 0,01 mol (HCOONa ) và 0,03 mol CH3COONa và C6H5-ONa
mmuối = 6,62 ( chọn )
Hoặc HCOO-C6H4- CH3 (0,03 mol) và C6H5-COO-CH3 ( 0,01 mol )
muối là : 0,03 mol (HCOONa , và CH3-C6H4-ONa) , 0,01 mol C6H5-COONa
m muối = 7,38 g (loại
Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là 0,01 mol (HCOONa) và 0,03 mol
CH3COONa
m muối = 3,14 g
Thuỷ phân hoàn toàn este X mạch hở trong NaOH thu được muối của một axit no và một ancol no (đều mạch hở). X không tác dụng với Na. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 gấp 4 lần số mol X. Có mấy chất X?
CH3COOC2H5 ; HCOOCH2-CH2-CH3;
HCOOCH(CH3)-CH3; C2H5COOCH3;
HCOOCH2-CH2COOH
(COOCH3)2
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH có số mol bằng nhau. Cho 5,3 gam X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Biết hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 80%. Khối lượng hỗn hợp este ?
Theo bài ra, đặt số mol 2 axit là x thì 46x + 60x = 5,3 => x = 0,05
nC2H5OH = 0,125
HCOOH + C2H5OH HCOO2H5 + H2O
0,05.80/100 0,04
CH3COOH + C2H5OH CH3COO2H5 + H2O
0,05.80/100 0,04
meste = 0,04 . 74 + 0,04 .88= 6,48 gam
=> Đáp án C
Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 39,6 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng?
Giả sử H = 100% → axit hết
n este = n axit = 0,75 mol
m este lý thuyết = 66 gam
H = 60%
Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Cho X tác dụng NaOH thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số CTCT phù hợp với X?
MX = 100 g/mol
Este X tác dụng với NaOH được andehit và muôi của axit hữu cơ
CTCT phù hợp
HCOOCH=CH-CH2-CH3
HCOOCH=C(CH3)-CH3
CH3COOCH=CH-CH3
C2H5COOCH=CH2
Cho 13,6 gam phenyl axetat tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được mấy gam rắn?
m = 13,6 + 0,25.40 – 0,1.18 = 21,8 (gam)
Hãy nêu cách phân biệt 5 chất riêng biệt dưới đây glucozơ, glixerol, alanylglyxylvalin, anđehit axetic, ancol etylic?
Ta dùng Cu(OH)2/dung dịch NaOH
Ở nhiệt độ thường khi cho Cu(OH)2/dung dịch NaOH vào từng dung dịch thì
+) Glucozơ và glixerol xuất hiện phức màu xanh
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O + Ananylglyxylvalin có màu tím đặc trưng
Khi đun nóng thì glucozơ và anđehit axetic có màu đỏ Cu2O xuất hiện
CH2OH−[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH -to→ CH2OH−[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH -to→ CH3COONa + Cu2O + 3H2O
Ancol etylic không có hiện tượng gì.
Cho bao nhiêu gam glucozơ lên men thành ancol etylic, biết cho sp vào Ca(OH)2, thu được 150 gam kết tủa, %H = 60%.
1 mol Glucozơ (C6H12O6) → 1,2mol C2H5OH + 1,2mol CO2 → 1,2 mol CaCO3
nGlucozơ = nCaCO3/1,2 = 1,25 mol
→ m = 1,25.180 = 225 g
→ Đáp án C
Đốt cacbohiđrat nào trong 4 chất sau thì thu được mH2O : mCO2 = 33:88?
Ta có: mH2O : mCO2 = 33:88 ⇒ H : C = 11 : 6
⇒ X là C12H22O11
→ Đáp án B
X gồm m1 gam mantozơ và m2 gam tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Hoà tan trong nước dư, lọc lấy dd mantozơ cho phản ứng AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag.
- Phần 2: Đun nóng với H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với AgNO3/NH3 được 0,11 mol Ag.
Hãy xác định giá trị của m1 và m2 ?
Phần 1: nmantozo = 0,03. 0,5 = 0,015 mol
Phần 2: Gọi số mol Glucozo do thủy phân tinh bột là x
Mantozo thủy phân tạo nGlucozo = 2nmantozo = 0,03 mol
Do đó: 2.(x + 0,03) = nAg ⇒ x = 0,025
Như vậy: m1/2 = 0,015. 342 = 5,13; m2/2 = 0,025.162 = 4,05
⇒ m1 = 10,26; m2 = 8,1
→ Đáp án A
Cho 34,2 gam gluxit X vào 65,8g H2SO4 loãng (t0) thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Công thức của X và nồng độ % của A?
X -H2SO4→ A + B (đồng phân) ⇒ X là saccarozo C12H22O11
nA = nB = nX = 34,2/342 = 0,1 mol ⇒ mA = 180 g
⇒ %A = 18/(34,2+65,8) = 18%
→ Đáp án D
Số polisaccarit bên dưới tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ?
Chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là tinh bột, xenlulozơ
→ Có 2 chất
→ Đáp án A
Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn, chất rắn, dạng sợi màu trắng. Thủy phân X trong H+, thu được glucozơ?
Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, mạch không phân nhánh, phân tử gồm nhiều gốc β – glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, khi thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ ( SGK 12 cơ bản – trang 32)
→ Đáp án C