Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Thái Hòa

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Thái Hòa

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 31 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 179181

Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Clbiết chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa

+ Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66g kết tủa

Xem đáp án

Phần 1:

0,672l khí là khí NH3; n NH3 = n NH4+ = 0,03 mol

1,07g kết tuả là Fe(OH)3; nFe(OH)3 = nFe3+ = 0,01 mol

Phần 2:

4,66g kết tủa là BaSO4; nBaSO4 = n SO42- = 0,02 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nCl- = 3nFe3+ + nNH4+ - 2nSO42- = 0,03 + 0,03 – 0,04 = 0,02 mol

mmuối = 2.(56.0,01 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5) = 7,46g

⇒ Đáp án C

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 179182

Hòa tan 5,94g 2 muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml X. Để kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là bao nhiêu?

Xem đáp án

17,22g kết tủa là AgCl; nAgCl = 0,12 mol

⇒ nCl- = 0,12 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nCl- = n NO3- = 0,12 mol( bằng số mol điện tích của cation)

mcation kim loại = mmuối clorua – mCl- = 5,94 – 0,12.35,5 = 1,68g

mmuối nitrat (Y) = mkim loại + mNO3- = 1,68 + 0,12.62 = 9,12g

⇒ Đáp án D

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 179183

Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác vào BaCl2 được 39,4g kết tuả. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được gam muối clorua khan.

Xem đáp án

mkết tủa = m BaCO3 = 39,4g ⇒ n BaCO3 = 0,2 mol

⇒ n CO32- = 0,2 mol

m cation kim loại = m muối - mCO32- = 24,4 – 0,2.60 = 12,4g

Bảo toàn điện tích ta có:

2nCO32- = nCl- = 0,4( bằng số mol điện tích cation)

mmuối clorua = mkim loại + mCl- = 12,4 + 0,4.35,5 = 26,6g

⇒ Đáp án C

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 179184

Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là gì bên dưới?

Xem đáp án

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2)

→ Đáp án C

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 179185

Mùi ôi của dầu mỡ là do chất nào?

Xem đáp án

Dầu mỡ lâu ngày có hiện tượng ôi, có mùi khó chịu là do liên kết C=C ở gốc axit không no của chất béo bọ oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các anđehit có mùi khó chịu gây hại cho người ăn ( SGK 12 cơ bản – trang 10).

→ Đáp án D

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 179186

X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1), cho 5,3 gam X vào 5,75 gam C2H5OH thu được mấy gam hỗn hợp este với %H = 80%?

Xem đáp án

Ta có nHCOOH = nCH3COOH = 0,05(mol)

Và nC2H5 = 0,125(mol)

Do hiệu suất của mỗi phản ứng este hóa đều bằng 80% nên ta có:

mHCOOC2H5 + mCH3COOC2H5 = 6,48(kg)

→ Đáp án B

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 179188

Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?

Xem đáp án

Chất lỏng Boocđo gồm những hạt rất nhỏ muối đồng bazơ sunfat không tan và canxi sunfat.

4CuSO4 + 3Ca(OH)2 → CuSO4.3Cu(OH)2 + 3CaSO4

Để thử nhanh thuốc diệt nấm này tức là phát hiện đồng (II) sunfat dư, người ta dùng đinh sắt: sắt tan ra, có kim loại Cu đỏ xuất hiện.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 179189

Tính m biết cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 6,72 lít khí NO2?

Xem đáp án

Gọi số mol Al và Cu trong m gam hỗn hợp X lần lượt là a và b mol

Trường hợp 1: Cho X vào HCl dư, chỉ có Al phản ứng

2Al (0,1) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,15 mol)

Trường hợp 2: Cho X vào HNO3 đặc, nguội Al bị thụ động, chỉ có Cu phản ứng

Cu (0,15) + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 (0,3 mol) + 2H2O

→ m = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 179190

Tính %65Cu biết nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. 

Xem đáp án

Gọi phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị 63Cu và 65Cu lần lượt là x và y (%)

→ x + y = 100

Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54 → 63x + 65y = 63,54.100

Giải hệ được x = 73 và y = 27.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 179191

Tìm x, y biết một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam?

Xem đáp án

Bảo toàn điện tích có: 2.0,02 + 0,03 = x + 2y → x + 2y = 0,07

mmuối = mion = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5x + 96y = 5,435 → 35,5x + 96y = 2,985

Giải hệ phương trình được x = 0,03 và y = 0,02.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 179193

Cho bao nhiêu gam X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 : 3 vào nước thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc) biết khi hấp thụ 8V lít CO2 (đktc) vào a lít dung dịch Y đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 98,5 gam kết tủa.

Xem đáp án

Đặt nBa = a, nBaO = 2a và nBa(OH)2 = 3a

⇒ nH2 = nBa = a ⇒ ∑nBa(OH)2 = a + 2a 3a = 6a = 6V/22,4

⇒ nBaCO3 = (4V/22,4) x 197 = 98,5 → V = 2,8.

⇒ nBa = 2,8/22,4 = 0,125 mol ⇒ nBaO = 0,25, nBa(OH)2 = 0,375.

⇒ m = 0,125 x 137 + 0,25 x 153 + 0,375 x 171 = 119,5 gam

→ Đáp án B

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 179194

Đốt X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí rồi cho chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là mấy?

Xem đáp án

Khi cho Al phản ứng với NaOH hoặc HCl thì số mol H2 thu được là như nhau:

nH2 = 0,3 mol ⇒ nAl = 0,2 mol

Từ đó suy ra nH2 do Fe tạo ra = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol

→ nFe = 0,1 mol ⇒ nAl đã phản ứng tạo Fe là 0,1 mol vì:

Fe2O3 + 2Al (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,1)

→ ∑nAl trong X = 0,1 + 0,2 = 0,3mol

→ Đáp án A

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 179195

Cho 19,02 gam Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với bao nhiêu gam dung dịch HCl 10% thu được 4,704 lít hỗn hợp khí X (đktc). Biết khối lượng hỗn hợp khí X là 5,25 gam và dung dịch sau phản ứng chứa 19,98 gam CaCl2?

Xem đáp án

X gồm H2 và CO2. Đặt nCO2 = x; nH2 = y ⇒ nX = x + y = 0,21 mol;

mX = 5,25g = 44x + 2y.

Giải hệ có: x = 0,115 mol; y = 0,095 mol.

Quy đổi hỗn hợp ban đầu về Mg, Ca, O và CO2

⇒ nCa = nCaCl2 = 0,18 mol.

Đặt nMg = x; nO = y ⇒ 24x + 0,18 x 40 + 16y + 0,115 x 44 = 19,02g

Bảo toàn electron: 2x + 0,18 × 2 = 0,095 × 2 + 2y.

Giải hệ có: x = 0,135 mol; y = 0,22 mol.

⇒ nHCl = 2nMg + 2nCa = 2 x 0,135 + 2 x 0,18 = 0,63 mol

⇒ m = 0,63 x 36,5 : 0,1 = 229,95(g).

→ Đáp án A

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 179196

Cho 4,48 lít CO2 ở (đktc) vào 500 ml hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra mấy gam kết tủa. 

Xem đáp án

Ta có: nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

nNaOH = 0,5.0,1 = 0,05 mol

nBa(OH)2 = 0,2.0,5 = 0,1 mol

nOH- = 0,1.2 + 0,05 = 0,25 mol

nBa2+ = 0,1 mol

→ tạo ra 2 ion CO32- và HCO3-

Ta có hệ phương trình: 

x + y = 0,2 và x + 2y = 0,25

→ x = 0,15 và y = 0,05

Ba2+ + CO32- → BaCO3

⇒ mBaCO3 = 0,05.197 = 9,85 g

→ Đáp án C

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 179197

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của X là:

Xem đáp án

Ta có: nCO2 = 0,1 mol

nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol

nK2CO3 = 0,02 mol

Khi sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp K2CO3 và KOH, giả sử chỉ xảy ra phản ứng:

⇒ nK2CO3 (trong dd) = 0,1 + 0,02 = 0,12 mol

Ta thấy n↓ = 0,12 → n↓ đề cho = 0,06 mol

Vậy trong phản ứng CO2 với KOH ngoài muối K2CO3 còn có muối KHCO3

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có:

nC(trong CO2) + nC(trong K2CO3) = nC(trong BaCO3) + nC(trong KHCO3)

⇒ 0,1 + 0,02 = 0,06 + x (x là số mol BaCO3)

⇒ x = 0,06

→ nKOH = 0,14 mol → [KOH] = 0,14/0,1 = 1,4M

→ Đáp án B

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 179198

Trộn Ba2+; OH- 0,0 6mol và Na+ 0,02 mol vào HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được là mấy?

Xem đáp án

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol

⇒ nBa2+ =(0,06-0,02)/2 = 0,02 mol

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+

⇒ nNa+ = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol

Khi trộn 2 dung dịch vào ta có:

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

nOH- > nHCO3- ⇒ OH- dư

nCO32- sinh ra = nHCO3- = 0,04 mol

∑n CO32- = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol

Ba2+ + CO32- → BaCO3 ↓

n Ba2+ < n CO32- ⇒ nBaCO3 = n Ba2+ = 0,02 mol

mkết tủa = 0,02. 197 = 3,94g ⇒ Đáp án A

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 179199

Hấp thụ 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ là bao nhiêu để ta thu được 15,76 gam kết tủa?

Xem đáp án

Ta có: nCO2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol;

nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol

Do nCO2 ≠ nBaCO3 nên ngoài BaCO3 còn có Ba(HCO3)2 được tạo thành.

Theo phản ứng: ∑nBa(OH)2 = 0,08 + 0,02 = 0,1 mol

a = 0,1/2,5 = 0,04M

→ Đáp án D

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 179200

Hấp thụ 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được mấy gam kết tủa. 

Xem đáp án

nOH- = nNaOH + 2nCa(OH)2 = 0,05 mol

nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g

→ Đáp án C

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 179201

Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là

Xem đáp án

Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là Na3AlF6

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 179202

Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?

Xem đáp án

Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy nhôm oxit (Al2O3) với xúc tác criolit (Na3AlF6). Nguyên liệu cung cấp Al2O3 chính là quặng boxit (Al2O3.2H2O).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 179203

Chất dùng phân biệt AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2 ?

Xem đáp án

Dùng NaOH dư

- Tạo tủa sau đó tủa tan là AlCl3

AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O

- Tạo tủa màu nâu đỏ là FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

- Tạo tủa trắng xanh bị hóa nâu trong không khí là FeCl2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3

- Tạo tủa trắng là MgCl2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

→ Đáp án C

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 179204

Để xác định nồng độ NaOH người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25 ml dung dịch H2C2O4 0,05 M (dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị) khi chuẩn độ đã dùng hết 46,5 ml dung dịch NaOH?

Xem đáp án

H2C2O4 là axit oxalic.

H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O (1)

nH2C2O4 = 25/1000.0,05 = 0,00125(mol)

Theo (1): nNaOH = 0,00125. 2 = 0,0025(mol)

Nồng độ mol của NaOH là: 0,0025/0,0465 = 0,05376(M)

→ Đáp án B

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 179205

Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?

Xem đáp án

H2S tạo kết tủa đen với CuCl2.

H2S + CuCl2 → CuS + 2HC1

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 179206

Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X có cùng bậc với ancol metylic. Chất X là

Xem đáp án

Đáp án C

Amin X bậc 1 nên X là CxHyNH2 Khi X tác dụng với Othì tạo ra CO2, N2 và H2O có thể tích là
8V = x.V + V:2 + (y+2).V : 2 nên 13 = 2x + y

Chọn x = 3 và y =7

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 179207

Trong bình kín chứa 40 ml khí oxi và 35 ml hỗn hợp khí gồm hiđro và một amin đơn chức X. Bật tia lửa điện để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, rồi đưa bình về điều kiện ban đầu, thu được hỗn hợp khí có thể tích là 20 ml gồm 50%CO2, 25%N2, 25%O2. Coi hơi nước đã bị ngưng tụ. Chất X là

Xem đáp án

Đáp án D

Ban đầu đặt thể tích H2 là x thì thể tích amin là 35-x ml

Sau phản ứng có 10 mol CO2 và 5 ml N2, 5 ml O2 40 ml O2 + (X, H2) → H2O, CO2: 10 ml, N2: 5 ml và còn dư 5 ml O2

Từ sơ đồ thấy có 35ml O2 tham gia vào phản ứng

Vì amin này đơn chức nên Vamin = 2VN2 = 10ml nên số C trong X là 10 :10 =1

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 179210

Cho 30 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O

0,4 mol → 0,4 mol

→ m = 38,8g

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 179211

Amino axit X nào trong 4 chất dưới đây biết trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối. 

Xem đáp án

Đặt CT của X là H2NRCOOH

26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối.

Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g) ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol.

→ MX = 26,7 : 0,3 = 89 ⇒ R = 28 (C2H4)

→ Đáp án B

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 179212

X gồm ba amino axit, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7:16. Để tác dụng với 10,36 gam X cần đủ 120 ml HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X vào 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được mấy gam rắn. 

Xem đáp án

Ta có: nN:nO = 1:2 nên nNH: nCOOH = 1:1.

Suy ra khi tác dụng với 0,15 mol NaOH thì dư ra 0,03mol NaOH.

Áp dụng sự tăng giảm khối lượng, ta có:

mrắn = mmuối + mNaOH dư = (mX + 22.nNaOH pư) + 0,03.40 = 10,36 + 22.0,12 + 0,03.40 = 14,2 gam.

→ Đáp án B

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 179213

Cho 0,04 mol X là (H2N)2C3H5COOH tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối. 

Xem đáp án

Ta có: ∑nOH- = nX + nH+ = 0,04 + 0,04.2 + 0,12 = 0,24 = 3x ⇒ x = 0,08 mol

Ta có H2O được sinh ra từ: OH- + H+ → H2O và cho X tác dụng với bazơ.

⇒ nH2O = nH+ = 0,04.2 + 0,12 + 0,04 = 0,24 mol

Bảo toàn khối lượng:

mmuối = 0,04.118 + 0,04.98 + 0,12.36,5 + 0,08.40 + 0,16.56 – 0,24.18 = 20,86 gam

→ Đáp án B

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 179214

Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là

Xem đáp án

Ta có hệ

nGlutamic + nalanin = 0,027

2nGlutamic + nAlanin + nHCl = 0,069 → nGlutamic = 0,012 mol

nHCl = 0,03 mol

→ Đáp án D

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 179215

M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly và Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được bao nhiêu gam muối sau đây?

Xem đáp án

Gọi công thức M là GlyAla(Lys)x

⇒ CTPT C5+6xH10+12xO3+xN2+2x

Ta có ⇒ x = 1,5

GlyAla(Lys)1,5 + 5HCl + 2,5H2O → GlyHCl + AlaHCl + Lys(HCl)2

⇒ nHCl = 0,5 mol, nH2O = 0,4 mol.

⇒ mmuoi = mM + mHCl + mH2O = 90,48 g

→ Đáp án B

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 179217

Cho m gam M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T tác dụng với NaOH vừa đủ được Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt Q bằng oxi vừa đủ rồi cho sp vào Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,23 (gam) và có 0,84 lit khí thoát ra. Mặt khác, đốt m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị m gần nhất với đáp án nào bên dưới đây?

Xem đáp án

nQ = 2nN2 = 0,075

Bảo toàn nguyên tố Cacbon: ∑nCO2 (trong M) = nCO2 (trong Q) + nNa2CO3 = 0,24

⇒ nO2 (trong Q) = 1,5.∑nC - (3nQ.nQ)/4 = 0,30375

Mà nO2 (trong Q) = nCO2 (trong M)

Bảo toàn khối lượng:

mM = 44CO2 + 18nH2O - 32nO2 = 5,985 gam.

→ Đáp án A

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 179218

X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam A gồm X, Y có tỉ lệ mol 4 : 3 với KOH thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đặt nX = 4x ⇒ nY = 3x

⇒ nKOH = 4.4x + 3.3x = 25x mol

nH2O = ∑npeptit = 7x.

Bảo toàn khối lượng:

302.4x + 245.3x + 56.25x = 257,36 + 18.7x

→ x = 0,08 mol.

m = 302.4x + 245.3x = 155,44(g)

→ Đáp án A

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 179219

X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt  0,1 mol X bằng O2 vừa đủ được CO2, H2O và Ncó tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng với NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch được lượng mấy muối khan?

Xem đáp án

0,1 mol X3 cần 0,05 mol H2O để chuyển thành 0,15 mol đipeptit X2

Khi đó, đốt 0,15 mol X2 thu được 40,5 + 0,05.18 – 0,15.28 = 37,2 gam (CO2 + H2O) cùng số mol

→ nCO2 = nH2O = 37,2 : 62 = 0,6 mol

→ số Cdipeptit X2 = 4 → α-amino axit là Gly C2H5NO2.

→ Thủy phân 0,15 mol Y6 ⇔ 0,9 mol Y1 là C2H5NO2 cần 0,9 mol NaOH

→ 0,9 mol muối C2H4NO2Na và lấy dư 0,18 mol NaOH

→ mrắn = 0,9.(75 + 22) + 0,18.40 = 94,5 gam.

→ Đáp án C

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »