Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Võ Trường Toản
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Võ Trường Toản
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
44 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Bơ thực vật là một thuật ngữ chỉ chung về các loại bơ có nguồn gốc từ thực vật. Từ dầu thực vật, người ta chế biến bơ thực vật qua quá trình
Từ dầu thực vật, người ta chế biến bơ thực vật qua quá trình hidro hóa
Muốn chuyển chất béo từ thể lỏng sang thể rắn, người ta tiến hành
Để chuyển chất béo từ lỏng → rắn người ta đun chất béo với H2 (xúc tác Ni)
⇒ Thuận tiện cho việc vận chuyển
Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
X là (C17H33COO)(C17H35COO)(C15H31COO)C3H5 ⇒ MX = 860 g/mol.
Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol, natri oleat (a mol) và natri panmitat (2a mol). Phân tử khối của X (theo đvC) là
Công thức chất béo: (C17H33COO)(C15H31COO)2C3H5 (M = 832)
Xác định tên axit thu được sau phản ứng biết xà phòng hóa trieste X bằng NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no.
nglixerol = 0,1mol
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,3 0,1
mmuối = 83,4 : 3 = 27,8g
⇒ Mmuối = 27,8: 0,1 = 278 ⇒ Maxit = 278 -22 = 256 (panmitic)
⇒ Chọn C.
Tìm X và a biết đun sôi ag một triglixrit X với KOH thu được 0,92g glixerol và mg hỗn hợp Y gồm muối của a xit oleic với 3,18g muối của axit linoleic.
nglixerol = 0,01mol
Nếu triglixrit là (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33
(C17H31COO)2C3H5OOCC17H33 + 3KOH → 2C17H31COOK + C17H33COOK + C3H5(OH)3
Khối lượng muối linoleat: 0,02. 318 = 6,36g > 3,18 : loại
Vậy công thức của X là:
(C17H33COO)2C3H5OOCC17H31 + 3 KOH → 2C17H33COOK + C17H31COOK + C3H5(OH)3
Và a = 0,01.841 = 8,41g.
Xác định giá trị của a, b biết xà phòng hóa 100g chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần ag dd NaOH 25% thu được 9,43g glixerol và bg muối natri?
Vì chỉ số a xit bằng 7 ⇒ nNaOH = nKOH = 0,7 : 56 = 0,0125mol;
nglixerol = 9,43 : 92 = 0,1025mol.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,3075 0,1025
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
0,0125 0,0125
⇒ Tổng nNaOH = 0,1025.3 + 0,0125 = 0,32 mol
a = mdd NaOH = (0,32.40) : 25% = 51,2g
Theo định luật bảo toàn khối lượng cả 2 phương trình :
b = mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol - mnước = 100 +0,32.40 – 9,43 – 0,0125.18 = 103,145g
Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) vào anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COO–C6H4–COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng với 43,2g axit axetylsalixylic cần bao nhiêu lít dung dịch KOH 1M.
o-CH3COO–C6H4–COOH + 3KOH → CH3COOK + o-KO–C6H4–COOK + H2O (1)
⇒ nKOH = 3.no-CH3COO–C6H4–COOH = 3 . 43,2/180 = 0,72 mol
Thủy phân glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 trong 1,2kg NaOH với %H = 80% thu được bao nhiêu gam glixerol?
(C17H30COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Ta có: nNaOH = 0,03Kmol
nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01Kmol
mC3H5(OH)3 = 0,01.92 = 0,92kg
H = 80% ⇒ mglixerol thực tế = 0,92. 80% = 0,736kg
Xác định công thức của chất béo A biết thủy phân A bằng NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)
⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5
Xác định chất béo biết thuỷ phân một lipit bằng NaOH thu được 46g glixerol và 429 gam hỗn hợp 2 muối.
Gọi hai muối lần lượt là RCOONa và R’COONa.
⇒ 0,5. (RCOOH + 22) + 1.(R’COOH + 22) = 229
⇔ RCOOH + 2R’COOH = 792
⇒ RCOOH = 280 (C17H31COOH)
R’COOH = 256 (C15H31COOH)
Điều không đúng về este X biết chúng có các đặc điểm dưới đây?
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
+ Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau → X là este no đơn chức.
+ Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X) → Y là HCOOH, Z là CH3OH, X là HCOOCH3.
→ Đáp án C
Phát biểu nào dưới đây đúng về este và phản ứng este?
A. Sai vì một số este có phương pháp điều chế riêng.
Ví dụ CH3COOCH=CH2 được điều chế bằng phản ứng cộng hợp giữa axit axetic và axetilen (SGK lớp 12 cơ bản – Trang 6):
PTHH: CH3COOH + CH≡CH -to, xt→ CH3COOCH=CH2.
C. Sai vì phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa
D. Sai vì phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
→ Đáp án B
Lấy 5,3 gam hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 5,75 gam C2H5OH thu được bao nhiêu gam hỗn hợp este với %H = 80%?
Coi hỗn hợp X gồm HCOOH: CH3COOH (1:1) là RCOOH với R = 8
Phương trình hóa học :
RCOOH + CH3CH2OH ⇔ RCOOCH2CH3 + H2O
nX = 5,3 : (8 + 45) = 0,1 mol
nC2H5OH = 5,75 : 46 = 0,125 mol
→ axit hết → nRCOOC2H5 = nX = 0,1 mol.
Vì hiệu suất các phản ứng este hóa đều đạt 80% nên thực tế:
nRCOOC2H5 = 0,1.80% = 0,08 mol → m = 0,08.(8+ 44 + 29) = 6,48 gam
→ Đáp án B
Cho m gam M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T tác dụng với NaOH vừa đủ được Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt Q bằng oxi vừa đủ rồi cho sp vào Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,23 (gam) và có 0,84 lit khí thoát ra. Mặt khác, đốt m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị m gần nhất với đáp án nào bên dưới đây?
nQ = 2nN2 = 0,075
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: ∑nCO2 (trong M) = nCO2 (trong Q) + nNa2CO3 = 0,24
⇒ nO2 (trong Q) = 1,5.∑nC - (3nQ.nQ)/4 = 0,30375
Mà nO2 (trong Q) = nCO2 (trong M)
Bảo toàn khối lượng:
mM = 44CO2 + 18nH2O - 32nO2 = 5,985 gam.
→ Đáp án A
X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam A gồm X, Y có tỉ lệ mol 4 : 3 với KOH thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
Đặt nX = 4x ⇒ nY = 3x
⇒ nKOH = 4.4x + 3.3x = 25x mol
nH2O = ∑npeptit = 7x.
Bảo toàn khối lượng:
302.4x + 245.3x + 56.25x = 257,36 + 18.7x
→ x = 0,08 mol.
m = 302.4x + 245.3x = 155,44(g)
→ Đáp án A
X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ được CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng với NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch được lượng mấy muối khan?
0,1 mol X3 cần 0,05 mol H2O để chuyển thành 0,15 mol đipeptit X2
Khi đó, đốt 0,15 mol X2 thu được 40,5 + 0,05.18 – 0,15.28 = 37,2 gam (CO2 + H2O) cùng số mol
→ nCO2 = nH2O = 37,2 : 62 = 0,6 mol
→ số Cdipeptit X2 = 4 → α-amino axit là Gly C2H5NO2.
→ Thủy phân 0,15 mol Y6 ⇔ 0,9 mol Y1 là C2H5NO2 cần 0,9 mol NaOH
→ 0,9 mol muối C2H4NO2Na và lấy dư 0,18 mol NaOH
→ mrắn = 0,9.(75 + 22) + 0,18.40 = 94,5 gam.
→ Đáp án C
Đốt 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl là bao nhiêu bên dưới đây?
Cọi CTPT của amin là CnH2n+2+kNk (Amin chứa k nguyên tử N)
⇒ Khi đốt 1 mol amin, tạo ra nCO2 = n, nH2O = n + 1 + k/2; nN2 = k/2
Do đó: 0,1.(n + n + 1 + k/2 + k/2) = 0,5 ⇔ 2n + k = 4 ⇒ n = 1; k = 2
⇒ Amin là NH2CH2NH2
Với 4,6 g amin, nCH2(NH2)2 = 0,1 mol ⇒ nHCl = 0,2 mol
→ Đáp án A
Đốt amin no, mạch hở, bậc 1 X bằng oxi vừa đủ được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó VCO2 : VH2O = 1 : 2. Cho 1,8g X vào HCl dư được bao nhiêu gam muối khan?
Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk
⇒ Khi đốt, nCO2 = n mol, nH2O = n + 1 + k/2 (mol)
Mà VCO2 : VH2O = 1 : 2
⇒ 2n = n + 1 + k/2 ⇒ 2n k = 2
Vì k ≤ 2 ⇒ n = 2; k = 2.
Amin là H2NCH2CH2NH2
1,8 g X ứng với namin = 1,8/60 = 0,03 mol
Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl ⇒ m = 3,99 g
→ Đáp án A
Đốt 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2 : nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Tính m amin ban đầu là:?
Giả sử X, Y + 2,475 mol O2
→ x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2
Theo đề bài ⇒ x/y = 10/13
Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475
Tìm được x = 1,5 mol; y = 1,95 mol
Bảo toàn Khối lượng:
⇒ mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g
→ Đáp án D
Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau với HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ là gì?
Gọi 2 amin là A và B (với MA < MB)
Vì amin đơn chức , tăng giảm khối lượng
⇒ nHCl = (1,49 – 0,76)/36,5 = 0,02 mol
Do đó, nA = nB = 0,01 mol ⇒ 0,01.MA + 0,01.MB = 0,76 ⇒ MA + MB = 76
⇒ MA < 76/2 = 38 ⇒ MA= 31 (CH3NH2) ⇒ MB = 45 (CH3CH2NH2)
⇒ nCH3NH2 = 0,01. 31 = 0,31 g
→ Đáp án D
Đốt 1,18g amin đơn chức nào bên dưới bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn sp cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình.
Gọi CTPT của amin là CxHyN
mkết tủa = mCaCO3 = 6 g
⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol
Khí còn lại là N2
⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)
Đặt số mol amin là a
⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)
Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2
⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol
Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a
⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2
Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)
⇒ a = 0,02 mol
⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)
→ Đáp án A
Đốt 100 ml hỗn hợp X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ được 550 ml Y gồm khí và hơi nước. Nếu Y đi qua axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon lần lượt là gì?
Gọi công thức chung của 2 hidrocacbon là CxHy .
Gọi VC2H7N = a; VCxHy = b
Ta có: a + b = 100 ⇒ a = 100 – b
Khi cho Y qua H2SO4 đặc
⇒ H2O bị giữ lại
Mà VH2O = 0,5.(7a + by)
VCO2 = 2a + xb; VN2 = 0,5a
+) Từ 5a + 2xb = 500, mà a = 100 – b
⇒ 5.(100 – b) + 2xb = 500 ⇒ x = 2,5
⇒ Hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp có số mol bằng nhau (vì số C trung bình = 2,5)
⇒ Số H phải là số lẻ (là trung bình cộng của 2 số chẵn liên tiếp)
Từ 7a + by = 600 ⇒ 7.(100 – b) + by = 600
⇒ (7 – y)b = 100 ⇒ y < 7
Do đó, y = 3 hoặc y = 5
⇒ Hai hidrocacbon là: C2H4 và C3H6 (y = 5)
hoặc C2H2 và C3H4 (y = 3)
→ Đáp án B
Trung hòa hoàn toàn 9,62 gam một amin bậc 1 nào bên dưới đây bằng dung dịch HCl để thu được 19,11g muối.
Gọi amin là R(NH2)x ⇒ Muối là R(NH3Cl)x
Tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (19,11 – 9,62)/36,5 = 0,26 mol
⇒ namin = 0,26/x (mol)
⇒ Mamin = 9,62/namin = 37x ⇒ x = 2; M = 74 (H2NC3H6NH2)
→ Đáp án D
Nhận định không đúng về khả năng phản ứng của sắt với nước là gì?
Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước.
Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước:
3Fe + 4H2O -to < 570oC→ Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O -to > 570oC→ FeO + H2
→ Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với H2O tạo ra FeO
→ Đáp án B
Từ FeSO4 và các hóa chất và phương tiện có đủ có thể điều chế được Fe bằng phương pháp nào?
Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp:
- Thủy luyện: Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe↓
- Nhiệt luyện: FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
2Fe(OH)2 + 1/2 O2 -to→ Fe2O3 + 2H2O
Fe2O3 + 3CO -to→ 2Fe + 3CO2
- Điện phân: 2FeSO4 + 2H2O -dpdd→ Fe + O2 + 2H2SO4
→ Cả 3 phương pháp đều điều chế được Fe từ FeSO4
→ Đáp án D
Nhờ tính chất vật lí nào mà sắt dùng để chế la bàn?
Kim nam châm là chất sắt có từ tính thiên nhiên lấy từ trong đá. Người ta cũng sớm biết là nếu để cho một thanh kim loại chạm vào đá nam châm thì thanh kim loại cũng có đặc tính như đá nam châm, nghĩa là có khuynh hướng chỉ về một phía tương đối cố định.
Và từ tính được truyền nhận như thế có thể bị phai dần theo thời gian. Thành ra các tàu bè dùng la bàn từ thời xa xưa vẫn phải mang theo một viên đá nam châm loại tốt, để có thể nam châm hoá hay từ hóa kim la bàn khi cần. Người ta đã biết đến sự từ hóa vào khoảng thế kỷ thứ 11.
→ Nhờ tính nhiễm từ mà sắt được dùng để chế la bàn.
→ Đáp án D
X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với HCl (dư) thu được Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với NaOH (loãng, dư) thu được số kết tủa là gì?
Do thu được cả kết tủa nên Cu còn dư sau phản ứng với Fe3+
Như vậy, trong dung dịch Y có FeCl2, ZnCl2 và CuCl2
Cho phản ứng với NaOH thì kết tủa thu được là Fe(OH)2 và Cu(OH)2
→ Đáp án A
Khi Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa quá trình điện cực âm (anot)?
Zn có tính khử mạnh hơn nên ở cực âm (anot): Zn → Zn2+ + 2e : quá trình oxi hóa Zn
→ Đáp án D
Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và ZnO vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng (dư) vào Y thu được kết tủa kết tủa gì?
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
ZnO + 2H+ → Zn2+ + H2O
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2 ↓
Zn(OH)2 ↓ + 2OH- → ZnO22- + 2H2O
Sau phản ứng chỉ thu được kết tủa là Fe(OH)3
Xác định vị trí của Zn ở bảng tuần hoàn?
Cấu hình electron của Zn là: [Ar]3d104s2
Zn ở ô 30 (z = 30), chu kỳ 4 (4 lớp electron), nhóm IIB (2 electron hóa trị, nguyên tố d).
Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M với 200ml dung dịch NaOH 1,8M thu được bao nhiêu kết tủa?
n Al3+ = 0,1 mol; n OH- = 0,36 mol
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Ta có n Al3+ < 3 n OH- ⇒ OH- dư;
n OH- dư = 0,36 – 0,1.3 = 0,06
OH- + Al(OH)3 → AlO2- + 2H2O
n Al(OH)3 > n OH- dư ⇒ Al(OH)3 tan một phần
⇒ nAl(OH)3 không tan = 0,1 – 0,06 = 0,04 mol
mkết tủa = mAl(OH)3 = 0,04 . 78 = 3,12g
⇒ Đáp án A
Cho 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và X. Thể tích HCl 2M cho vào X thu được kết tủa lớn?
Dung dịch X chứa các ion Na+ ; AlO2- ; OH- dư (có thể). Áp dụng định luật Bảo toàn điện tích:
n AlO2- + n OH- = n Na+ = 0,5
Khi cho HCl vaof dung dịch X:
H+ + OH- → H2O (1)
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 ↓ (2)
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O (3)
Để kết tủa là lớn nhất, thì không xảy ra (3) và n H+ = n AlO2- + n OH- = 0,5 mol
⇒ VHCl = 0,5/2 = 0,25 (lít) ⇒ Đáp án C
Cho bao nhiêu gam bột Al vào cốc chứa V lít dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng hoàn toàn cho tiếp vào dung dịch HCl vào cốc đó đến khi kết tủa tan hết thấy cần dùng 800ml dung dịch HCl 1M và có 3,36 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn?
⇒ m = (0,125 + 0,1).27 = 6,075 g
⇒ Vdd NaOH = 0,125/2 = 0,0625 lít
→ Đáp án D
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Tính tổng khối lượng các muối được tạo ra khi trung hòa X bởi Y?
nH2 = 0,12 mol; nOH- = 0,24 mol
Để trung hòa dd X thì dung dịch Y cần dùng với số mol H+ là 0,24 mol
Gọi số mol của H2SO4 là x thì số mol của HCl là 4x
2x + 4x = 0,24 nên x = 0,04;
Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axi = 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5 = 18,46 g
→ Đáp án B
Cho 200ml AlCl3 1,5M tác dụng với mấy lít NaOH 0,5M để được 15,6 gam kết tủa?
Ta có: nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6/78 = 0,2 mol
Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).
Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol
⇒ VNaOH = 1/0,5 = 2 lít
→ Đáp án D
Nước chứa Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi thì ta sẽ thu được nước gì?
2HCO3- -to(0,1) → CO32- (0,05) + CO2 + H2O
Mg2+ + CO32- → MgCO3↓
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
Vì lượng CO32- không đủ để kết tủa hết ion Mg2+ hoặc Ca2+ nên trong dung dịch thu được sau phản ứng chứa Na+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42- đó là nước cứng vĩnh cửu
→ Đáp án B
Các chất làm mất tính cứng tạm thời của nước lần lượt là gì?
Mg2+ + HCO3- + OH- → MgCO3 ↓ + H2O
Ca2+ + HCO3- + OH- → CaCO3↓ + H2O
3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2↓
3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2↓
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
Mg2+ + CO32- → MgCO3↓
→ Đáp án A
Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm nào dưới đây biết 2 chất này thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4.
Gọi CTTB của 2 kim loại kiềm hóa trị I là M.
Đặt số mol của Ba và M lần lượt là a và b mol.
Ta có: mBa + mM = 46 → 137.a + M.b = 46 → M = (46 - 137a)/b (∗)
→ b = 1 - 2a (**)
Thế (∗∗) vào (∗) ta được:
M = (46 - 137a) : (1 - 2a)
Theo giả thiết ta có: 0,18 < a < 0,21
→ 29,7 < M < 33,3
→ A và B là Na và K.
→ Đáp án B
Tìm kim loại X biết khi cho 2,925g kim loại X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 75g dung dịch HCl 3,65%.
Đáp án C
nHCl = 0,075 mol = nOH trong X(OH)n
→ nX(OH)n = 0,075/n = nX
→ MX.0,075/n = 2,925 → MX = 39n
→ Chọn n = 1 ; MX = 39 (K)