Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Hàm Rồng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Hàm Rồng

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 55 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 168324

Cho tứ diện ABCD, trên các cạnh BC, BD, AC lần lượt lấy các điểm M, N, P sao cho BC=3BM, \(BD=\frac{3}{2}BN\), AC=2AP. Mặt phẳng \(\left( MNP \right)\) chia khối tứ diện ABCD thành 2 phần có thể tích là \({{V}_{1}},{{V}_{2}}\). Tính tỉ số \(\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}\)?

Xem đáp án

Trong \(\left( BCD \right)\) gọi \(E=MN\cap CD\).

Trong \(\left( ACD \right)\) gọi \(Q=AD\cap PE\).

Khi đó thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng \(\left( MNP \right)\) là tứ giác MNQP.

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác BCD ta có:

\(\frac{MB}{MC}.\frac{EC}{ED}.\frac{ND}{NB}=1\Rightarrow \frac{1}{2}.\frac{EC}{ED}.\frac{1}{2}=1\Leftrightarrow \frac{EC}{ED}=4\).

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác ACD ta có:

\(\frac{PA}{PC}.\frac{EC}{ED}.\frac{QD}{QA}=1\Rightarrow 1.4.\frac{QD}{QA}=1\Rightarrow \frac{QD}{QA}=\frac{1}{4}\)

Ta có: \({{V}_{ABMNQ}}={{V}_{ABMN}}+{{V}_{AMNP}}+{{V}_{ANPQ}}\)

+) \(\frac{{{S}_{BMN}}}{{{S}_{BCD}}}=\frac{BM}{BC}.\frac{BN}{BD}=\frac{1}{3}.\frac{2}{3}=\frac{2}{9}\Rightarrow \frac{{{V}_{ABMN}}}{{{V}_{ABCD}}}=\frac{2}{9}\)

+) \(\frac{{{V}_{AMNP}}}{{{V}_{AMNC}}}=\frac{AP}{AC}=\frac{1}{2}\Rightarrow {{V}_{AMNP}}=\frac{1}{2}{{V}_{AMNC}}\)

\(\frac{{{S}_{NMC}}}{{{S}_{DBC}}}=\frac{d\left( N;BC \right).MC}{d\left( D;BC \right).BC}=\frac{NB}{DB}.\frac{MC}{BC}=\frac{2}{3}.\frac{2}{3}=\frac{4}{9}\)

\(\Rightarrow \frac{{{V}_{AMNC}}}{{{V}_{ABCD}}}=\frac{4}{9}\Rightarrow {{V}_{AMNP}}=\frac{2}{9}{{V}_{ABCD}}\)

+) \(\frac{{{V}_{APQN}}}{{{V}_{ACDN}}}=\frac{AP}{AC}.\frac{AQ}{AD}=\frac{1}{2}.\frac{4}{5}=\frac{2}{5}\Rightarrow {{V}_{APQN}}=\frac{2}{5}{{V}_{ACDN}}\)

\(\frac{{{S}_{CND}}}{{{S}_{CBD}}}=\frac{DN}{DB}=\frac{1}{3}\Rightarrow \frac{{{V}_{ACDN}}}{{{V}_{ABCD}}}=\frac{1}{3}\Rightarrow {{V}_{APQN}}=\frac{2}{15}{{V}_{ABCD}}\)

\(\Rightarrow {{V}_{ABMNQ}}={{V}_{ABMN}}+{{V}_{AMNP}}+{{V}_{ANPQ}}=\frac{2}{9}{{V}_{ABCD}}+\frac{2}{9}{{V}_{ABCD}}+\frac{2}{15}{{V}_{ABCD}}=\frac{26}{45}{{V}_{ABCD}}\).

Gọi \({{V}_{1}}={{V}_{ABMNQ}},{{V}_{2}}\) là thể tích phần còn lại \(\Rightarrow \frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=\frac{26}{19}\).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 168325

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {2x + 3} \right) = 0\) là:

Xem đáp án

ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l} {x^2} + 4x > 0\\ 2x + 3 > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left[ \begin{array}{l} x > 0\\ x < - 4 \end{array} \right.\\ x > \frac{{ - 3}}{2} \end{array} \right. \Leftrightarrow x > 0\)

\({\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {2x + 3} \right) = 0 \Leftrightarrow {\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) - {\log _3}\left( {2x + 3} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow {\log _3}\frac{{{x^2} + 4x}}{{2x + 3}} = 0 \Leftrightarrow \frac{{{x^2} + 4x}}{{2x + 3}} = 1 \Leftrightarrow {x^2} + 4x = 2x + 3\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\left( {tm} \right)\\ x = - 3\left( {ktm} \right) \end{array} \right. \Rightarrow S = \left\{ 1 \right\}\)

Vậy phương trình đã cho có duy nhất 1 nghiệm.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 168326

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\in \left[ -10;10 \right]\) để bất phương trình sau nghiệm đúng \(\forall x\in \mathbb{R}:{{\left( 6+2\sqrt{7} \right)}^{x}}+\left( 2-m \right){{\left( 3-\sqrt{7} \right)}^{x}}-\left( m+1 \right){{2}^{x}}\ge 0\)?

Xem đáp án

Chia cả 2 vế của bất phương trình cho \({{2}^{x}}>0\) ta được: \({{\left( 3+\sqrt{7} \right)}^{x}}+\left( 2-m \right){{\left( \frac{3-\sqrt{7}}{2} \right)}^{x}}-\left( m+1 \right)\ge 0\)

Nhận xét: \({{\left( 3+\sqrt{7} \right)}^{x}}.{{\left( \frac{3-\sqrt{7}}{2} \right)}^{x}}=1\), do đó khi ta đặt \(t={{\left( 3+\sqrt{7} \right)}^{x}}\left( t>0 \right)\Rightarrow {{\left( \frac{3-\sqrt{7}}{2} \right)}^{x}}=\frac{1}{t}\).

Phương trình trở thành: \(t+\left( 2-m \right)\frac{1}{t}-\left( m+1 \right)\ge 0\Leftrightarrow {{t}^{2}}-\left( m+1 \right)t+2-m\ge 0\)

\(\Leftrightarrow {{t}^{2}}-t+2\ge m\left( t+1 \right)\Leftrightarrow m\le \frac{{{t}^{2}}-t+2}{t+1}=f\left( t \right)\text{ }\forall t>0\Leftrightarrow m\le \underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\min }}\,f\left( t \right)\).

Xét hàm số \(f\left( t \right)=\frac{{{t}^{2}}-t+2}{t+1}\left( t>0 \right)\) ta có: \(f'\left( t \right)=\frac{\left( 2t-1 \right)\left( t+1 \right)-{{t}^{2}}+t-2}{{{\left( t+1 \right)}^{2}}}=\frac{{{t}^{2}}+2t-3}{{{\left( t+1 \right)}^{2}}}=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & t=1 \\ & t=-3 \\ \end{align} \right.\)

BBT

Từ BBT \(\Rightarrow m\le 1\).

Kết hợp điều kiện đề bài \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & m\in \mathbb{R} \\ & m\in \left[ -10;1 \right] \\ \end{align} \right.\Rightarrow \) có 12 giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 168327

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có diện tích tam giác ABC bằng \(2\sqrt{3}\). Gọi M, N, P lần lượt thuộc các cạnh \(AA',BB',CC'\), diện tích tam giác MNP bằng 4. Tính góc giữa hai mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) và \(\left( MNP \right)\).

Xem đáp án

Gọi \(\alpha \) là góc giữa 2 mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) và \(\left( MNP \right)\)

Dễ thấy \(\Delta ABC\) là hình chiếu của \(\Delta MNP\) lên mặt phẳng \(\left( ABC \right)\), do đó ta có

\({{S}_{ABC}}={{S}_{MNP}}.\cos \alpha \Rightarrow \cos \alpha =\frac{{{S}_{ABC}}}{{{S}_{MNp}}}=\frac{2\sqrt{3}}{4}=\frac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \alpha =30{}^\circ \).

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 168328

Cho hàm số \(f\left( x \right),f\left( -x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và thỏa mãn \(2f\left( x \right)+3f\left( -x \right)=\frac{1}{4+{{x}^{2}}}\). Tính \(I=\int\limits_{-2}^{2}{f\left( x \right)dx}\).

Xem đáp án

Đặt \(t=-x\Rightarrow dx=-dt\).

Đổi cận: \(\left\{ \begin{align} & x=-2\Rightarrow t=2 \\ & x=2\Rightarrow t=-2 \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow I=-\int\limits_{2}^{-2}{f\left( -t \right)dt}=\int\limits_{-2}^{2}{f\left( -x \right)dx}\).

Theo bài ra ta có: \(2f\left( x \right)+3f\left( -x \right)=\frac{1}{4+{{x}^{2}}}\Leftrightarrow 2\int\limits_{-2}^{2}{f\left( x \right)dx}+3\int\limits_{-2}^{2}{f\left( -x \right)dx}=\int\limits_{-2}^{2}{\frac{dx}{4+{{x}^{2}}}}\)

\(\Leftrightarrow 3I+2I=\int\limits_{-2}^{2}{\frac{dx}{4+{{x}^{2}}}}\Leftrightarrow I=\frac{1}{5}\int\limits_{-2}^{2}{\frac{dx}{4+{{x}^{2}}}}\).

Đặt \(x=2\tan u\) ta có: \(dx=2\frac{1}{{{\cos }^{2}}u}du=2\left( 1+{{\tan }^{2}}u \right)du\)

Đổi cận: \(\left\{ \begin{align} & x=-2\Rightarrow u=\frac{-\pi }{4} \\ & x=2\Rightarrow u=\frac{\pi }{4} \\ \end{align} \right.\).

Khi đó ta có \(I=\frac{1}{5}\int\limits_{-\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{2\left( 1+{{u}^{2}} \right)du}{4+4{{\tan }^{2}}u}}=\frac{1}{10}\int\limits_{-\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{4}}{du}=\left. \frac{1}{10}u \right|_{-\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{4}}=\frac{1}{10}\left( \frac{\pi }{4}+\frac{\pi }{4} \right)=\frac{\pi }{20}\).

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 168329

Cho \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)dx}=2\). Tính \(\int\limits_{1}^{4}{\frac{f\left( \sqrt{x} \right)}{\sqrt{x}}dx}\) bằng:

Xem đáp án

Đặt \(t=\sqrt{x}\Rightarrow dt=\frac{2}{2\sqrt{x}}dx\Rightarrow \frac{dx}{\sqrt{x}}=2dt\)

Đổi cận: \(\left\{ \begin{align} & x=1\Leftrightarrow t=1 \\ & x=4\Rightarrow t=2 \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow I=2\int\limits_{1}^{2}{f\left( t \right)dt}=2\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)dx}=2.2=4\).

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 168330

Cho các số thực dương a, b với \(a\ne 1\) và \({{\log }_{a}}b>0\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

TH1: \(0<a<1\Rightarrow {{\log }_{a}}b>0={{\log }_{a}}1\Leftrightarrow 0<b<1\).

TH2: \(a>1\Rightarrow {{\log }_{a}}b>0={{\log }_{a}}1\Leftrightarrow b>1\).

Vậy \(\left[ \begin{align} & 0<a,b<1 \\ & 1<a,b \\ \end{align} \right..\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 168331

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)={{x}^{2}}\left( x-1 \right){{\left( {{x}^{2}}-1 \right)}^{3}},\forall x\in \mathbb{R}\). Số điểm cực trị của hàm số đã cho là:

Xem đáp án

\(f'\left( x \right) = {x^2}\left( {x - 1} \right){\left( {{x^2} - 1} \right)^3} = 0 \Leftrightarrow {x^2}\left( {x - 1} \right){\left( {x - 1} \right)^3}{\left( {x + 1} \right)^3} = {x^2}{\left( {x - 1} \right)^4}{\left( {x + 1} \right)^3}\)

\(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = - 1 \end{array} \right.\)

Tuy nhiên x=0 là nghiệm bội 2, x=1 là nghiệm bội 4 của phương trình \(f'\left( x \right)=0\), do đó chúng không là cực trị của hàm số. Vậy hàm số có duy nhất 1 điểm cực trị x=-1.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 168332

Cho hai tích phân \(\int\limits_{-2}^{5}{f\left( x \right)dx}=8\) và \(\int\limits_{5}^{-2}{g\left( x \right)dx}=3\). Tính \(I=\int\limits_{-2}^{5}{\left[ f\left( x \right)-4g\left( x \right)-1 \right]dx}\)?

Xem đáp án

\(I = \int\limits_{ - 2}^5 {\left[ {f\left( x \right) - 4g\left( x \right) - 1} \right]dx}  = \int\limits_{ - 2}^5 {f\left( x \right)dx}  - 4\int\limits_{ - 2}^5 {g\left( x \right)dx}  - \int\limits_{ - 2}^5 {dx}  = \left. {8.4.\left( { - 3} \right) - x} \right|_{ - 2}^5 = 13\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 168333

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = {{2x + 1} \over {x - 1}}\) tại điểm có hoành độ bằng \(2\) có hệ số góc \(k = ?\)

Xem đáp án

\(y' = {\left( {\dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}}} \right)^\prime } \)

\(= \dfrac{{2(x - 1) - (2x + 1)}}{{{{(x - 1)}^2}}} = \dfrac{{ - 3}}{{{{(x - 1)}^2}}}\)

\(y'(2) = \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {2 - 1} \right)}^2}}} =  - 3\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 168334

Cho hình chóp đều S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD tâm O cạnh 2a, cạnh bên \(SA=a\sqrt{5}\). Khoảng cách giữa BD và SC là:

Xem đáp án

Vì chóp S.ABCD đều \(\Rightarrow SO\bot \left( ABCD \right)\).

Trong \(\left( SOC \right)\) kẻ \(OH\bot SC\left( H\in SC \right)\).

Ta có: \(\left\{ \begin{align} & BD\bot AC \\ & BD\bot SO \\ \end{align} \right.\Rightarrow BD\bot \left( SOC \right)\Rightarrow OH\bot BD\)

\(\Rightarrow \) OH là đoạn vuông góc chung của BD và \(SC\Rightarrow d\left( BD;SC \right)=OH\)

ABCD là hình vuông cạnh \(2a\Rightarrow OC=\frac{2a\sqrt{2}}{2}=a\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow SO=\sqrt{S{{C}^{2}}-O{{C}^{2}}}=\sqrt{5{{a}^{2}}-2{{a}^{2}}}=a\sqrt{3}\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(SOC:OH=\frac{SO.OC}{SC}=\frac{a\sqrt{3}.a\sqrt{2}}{a\sqrt{5}}=\frac{a\sqrt{30}}{5}\).

Vậy \(d\left( BD;SC \right)=\frac{a\sqrt{30}}{5}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 168335

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình vẽ. Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(f\left( \cos x \right)=m\) có 2 nghiệm phân biệt thuộc \(\left( 0;\frac{3\pi }{2} \right]\) là:

Xem đáp án

Đặt \(t=\cos x\) ta có \(x\in \left( 0;\frac{3\pi }{2} \right]\Rightarrow t\in \left[ -1;1 \right)\), khi đó phương trình trở thành \(f\left( t \right)=m\).

Số nghiệm của phương trình là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( t \right)\) và y=m song song với trục hoành.

Dựa vào đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) ta thấy phương trình \(f\left( t \right)=m\) có 2 nghiệm phân biệt thuộc \(\left[ -1;1 \right)\) khi và chỉ khi \(m\in \left( 0;2 \right)\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 168336

Cho hàm số y = f(x) bảng biến thiên như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào BBT ta thấy hàm số đạt cực đại tại x = 2

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 168338

Gọi m và M lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số \(y=x-\sqrt{4-{{x}^{2}}}\). Khi đó M-m bằng:

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \left[ { - 2;2} \right]\)

Ta có: \(y' = 1 - \frac{{ - 2x}}{{2\sqrt {4 - {x^2}} }} = 1 + \frac{x}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow \frac{x}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = - 1 \Leftrightarrow - x = \sqrt {4 - {x^2}} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \le 0\\ {x^2} = 4 - {x^2} \end{array} \right. \Leftrightarrow x = - \sqrt 2 \).

\(y\left( 2 \right) = 2;y\left( { - 2} \right) =  - 2;y\left( { - \sqrt 2 } \right) =  - 2\sqrt 2 \)

\( \Rightarrow \max y = 2 = M,\min y =  - 2\sqrt 2  = m \Rightarrow M - m = 2 + 2\sqrt 2  = 2\left( {\sqrt 2  + 1} \right)\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 168339

Cho mặt phẳng (P) đi qua các điểm \(A\left( { - 2;0;0} \right),B\left( {0;3;0} \right),C\left( {0;0; - 3} \right)\). Mặt phẳng (P) vuông góc với mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau:

Xem đáp án

Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):\frac{x}{-2}+\frac{y}{3}+\frac{z}{-3}=1\Leftrightarrow 3x-2y+2z+6=0\Rightarrow \overrightarrow{{{n}_{p}}}=\left( 3;-2;2 \right)\) là 1 VTPT của \(\left( P \right)\).

Xét đáp án A: 3x-2y+2z+6=0 có \(\overrightarrow{a}=\left( 3;-2;2 \right)\) là 1 VTPT và \(\overrightarrow{a}.\overrightarrow{{{n}_{P}}}=9+4+4=17\ne 0\).

Xét đáp án B: 2x+2y-z-1=0 có \(\overrightarrow{b}=\left( 2;2;-1 \right)\) là 1 VTPT và \(\overrightarrow{b}.\overrightarrow{{{n}_{P}}}=6-4-2=0\Rightarrow \overrightarrow{b}\bot \overrightarrow{{{n}_{P}}}\).

Vậy \(\left( P \right)\) vuông góc với mặt phẳng 2x+2y-z-1=0.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 168340

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho bốn điểm \(A\left( 1;0;2 \right),B\left( -2;1;3 \right),C\left( 3;2;4 \right), D\left( 6;9;-5 \right)\). Tọa độ trọng tâm của tứ diện ABCD là:

Xem đáp án

I là trọng tâm của tứ diện ABCD \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_I} = \frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C} + {x_D}}}{4} = \frac{{1 - 2 + 3 + 6}}{4} = 2\\ {y_I} = \frac{{{y_A} + {y_B} + {y_C} + {y_D}}}{4} = \frac{{0 + 1 + 2 + 9}}{4} = 3\\ {z_I} = \frac{{{z_A} + {z_B} + {z_C} + {z_D}}}{4} = \frac{{2 + 3 + 4 - 5}}{4} = 1 \end{array} \right. \Rightarrow I\left( {2;3;1} \right)\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 168341

Tập xác định của hàm số \({\left( {{x^2} - 3x + 2} \right)^\pi }\) là:

Xem đáp án

Do \(\pi \notin \mathbb{R}\Rightarrow \) Hàm số xác định \(\Leftrightarrow {{x}^{2}}-3x+2>0\Leftrightarrow x\in \left( -\infty ;1 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right)\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 168342

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z+9=0\). Tọa độ tâm I và bán kính R của mặt cầu là:

Xem đáp án

Mặt cầu \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z+9=0\) có tâm \(I\left( 1;-2;3 \right)\) và \(R=\sqrt{1+4+9-9}=\sqrt{5}\).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 168343

Tích phân \(\int\limits_0^2 {\frac{x}{{{x^2} + 3}}dx} \) bằng:

Xem đáp án

Đặt \(t = {x^2} + 3 \Rightarrow dt = 2xdx \Rightarrow xdx = \frac{1}{2}dt\).

Đổi cận \(\left\{ \begin{array}{l} x = 0 \Rightarrow t = 3\\ x = 2 \Rightarrow t = 7 \end{array} \right.\).

\( \Rightarrow I = \frac{1}{2}\int\limits_3^7 {\frac{{dt}}{t}}  = \left. {\frac{1}{2}\ln \left| t \right|} \right|_3^7 = \frac{1}{2}\ln 7 - \frac{1}{2}\ln 3 = \frac{1}{2}\ln \frac{7}{3}\).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 168344

Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

Xem đáp án

Mệnh đề sai là đáp án C, mệnh đề đúng phải là \(\int {\frac{1}{x}dx = \ln \left| x \right| + C} \)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 168345

Đầu mỗi tháng anh A gửi vào ngân hàng 3 triệu đồng với lãi suất kép là 0,6% mỗi tháng. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu tháng (khi ngân hàng đã tính lãi) thì anh A có được số tiền cả lãi và gốc nhiều hơn 100 triệu biết lãi suất không đổi trong quá trình gửi.

Xem đáp án

Ta có: \(T=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\left( 1+r \right)\)

Giả sử sau n tháng sau anh A nhận được số tiền nhiều hơn 100 triệu, khi đó ta có:

\(\frac{3}{0,6%}\left[ {{\left( 1+0,6% \right)}^{n}}-1 \right]\left( 1+0,6% \right)>100\Leftrightarrow n>30,3\)

Vậy sau ít nhất 31 tháng thì anh A có được số tiền cả lãi và gốc nhiều hơn 100 triệu.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 168346

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định, liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như sau:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(f\left( x \right)-1=m\) có đúng 2 nghiệm.

Xem đáp án

Ta có: \(f\left( x \right)-1=m\Leftrightarrow f\left( x \right)=m+1\). Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right)=m\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) và y=m+1 song song với trục hoành.

Từ BBT ta thấy để phương trình \(f\left( x \right)-1=m\) có đúng 2 nghiệm thì \(\left[ \begin{array}{l} m + 1 > 0\\ m + 1 = - 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m > - 1\\ m = - 2 \end{array} \right.\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 168347

Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {5^{2x}}\)?

Xem đáp án

\(\int {{5^{2x}}dx = \frac{1}{2}.\frac{{{5^{2x}}}}{{\ln 5}} + C = \frac{{{{25}^x}}}{{2\ln 5}}}  + C\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 168348

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho \(\overrightarrow{a}=-\overrightarrow{i}+2\overrightarrow{j}-3\overrightarrow{k}\). Tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{a}\) là:

Xem đáp án

\(\overrightarrow a  =  - \overrightarrow i  + 2\overrightarrow j  - 3\overrightarrow k  \Rightarrow \overrightarrow a  = \left( { - 1;2; - 3} \right)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 168349

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có \(f\left( 2 \right)=f\left( -2 \right)=0\) và có bảng xét dấu của đạo hàm như sau:

Hàm số \(y={{\left( f\left( 3-x \right) \right)}^{2}}\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng xét dấu \(f'\left( x \right)\) ta suy ra BBT của hàm số \(y=f\left( x \right)\) như sau:

\(\Rightarrow f\left( x \right)\le 0\text{ }\forall x\in \mathbb{R}\).

Đặt \(y=g\left( x \right)={{\left( f\left( 3-x \right) \right)}^{2}}\Rightarrow g'\left( x \right)=-2f\left( 3-x \right).f'\left( 3-x \right)\le 0\).

Với \(x=4\Rightarrow g'\left( 4 \right)=-2f\left( -1 \right)f'\left( -1 \right)<0\Rightarrow \) Loại đáp án C và D.

Với \(x=4\Rightarrow g'\left( 6 \right)=-2f\left( -3 \right)f'\left( -3 \right)>0\Rightarrow \) Loại đáp án B.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 168350

Tính khoảng cách giữa các tiếp tuyến của đồ thị hàm \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-3x+1\) (C) tại cực trị của \(\left( C \right)\)

Xem đáp án

Ta có: \(f'\left( x \right) = 3{x^2} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1 \Rightarrow y = - 1\\ x = - 1 \Rightarrow y = 3 \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ x=1 và \(y=-1\left( {{d}_{1}} \right)\) và phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ x=-1 và \(y=3\left( {{d}_{2}} \right)\).

Vậy \(d\left( \left( {{d}_{1}} \right);\left( {{d}_{2}} \right) \right)=4\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 168351

Khối trụ tròn xoay có đường kính là 2a, chiều cao là h=2a có thể tích là:

Xem đáp án

Khối trụ tròn xoay có đường kính là 2a, chiều cao là h=2a có thể tích là \(V=\pi {{\left( a \right)}^{2}}.2a=2\pi {{a}^{3}}\).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 168352

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Tổng số tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho là:

Xem đáp án

Dựa vào BBT ta có:

\(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=-\infty \Rightarrow x=0\) là TCĐ của đồ thị hàm số.

\(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=-2\Rightarrow y=-2\) là TCN của đồ thị hàm số.

Vậy hàm số đã cho có tổng 2 TCN và TCĐ.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 168353

Gọi l, h, r lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính mặt đáy của hình nón. Diện tích xung quanh \({{S}_{xq}}\) của hình nón là:

Xem đáp án

Công thức tính diện tích xung quanh của hình nón là \({{S}_{xq}}=\pi rl\) trong đó r, l lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh của hình nón.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 168354

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có \(f'\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ 0;2 \right]\) và \(f\left( 2 \right)=16;\int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)dx}=4\). Tính \(I=\int\limits_{0}^{1}{xf'\left( 2x \right)dx}\).

Xem đáp án

Đặt \(t = 2x \Rightarrow dt = 2dx\).

Đổi cận \(\left\{ \begin{array}{l} x = 0 \Rightarrow t = 0\\ x = 1 \Rightarrow t = 2 \end{array} \right. \Rightarrow I = \int\limits_0^2 {\frac{t}{2}.f'\left( t \right)\frac{{dt}}{2}} = \frac{1}{4}\int\limits_0^2 {tf'\left( t \right)dt} \)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = t\\ dv = f'\left( t \right)dt \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = dt\\ v = f\left( t \right) \end{array} \right.\)

\( \Rightarrow I = \frac{1}{2}\left[ {\left. {tf\left( t \right)} \right|_0^2 - \int\limits_0^2 {f\left( t \right)dt} } \right] = \frac{1}{4}\left[ {2f\left( 2 \right) - 4} \right] = \frac{1}{4}\left( {2.16 - 4} \right) = 7\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 168355

Cho khối hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB=a,AD=b,AC=c. Thể tích khối hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Thể tích khối hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB=a,AD=b,AC=c là V=abc.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 168356

Hai đồ thị của hàm số \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+2x-1\) và \(y=3{{x}^{2}}-2x-1\) có tất cả bao nhiêu điểm chung?

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm

\( - {x^3} + 3{x^2} + 2x - 1 = 3{x^2} - 2x - 1 \Leftrightarrow {x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow x\left( {{x^2} - 4} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2\\ x = - 2 \end{array} \right.\)

Vậy 2 đồ thị hàm số đã cho có 3 điểm chung.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 168357

Đặt \(a={{\log }_{2}}5,b={{\log }_{3}}5\). Hãy biểu diễn \({{\log }_{6}}5\) theo a và b.

Xem đáp án

\({\log _6}5 = \frac{1}{{{{\log }_5}6}} = \frac{1}{{{{\log }_5}2 + {{\log }_5}3}} = \frac{1}{{\frac{1}{{{{\log }_2}5}} + \frac{1}{{{{\log }_3}5}}}} = \frac{1}{{\frac{1}{a} + \frac{1}{b}}} = \frac{{ab}}{{a + b}}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 168358

Cho hàm số \(y=f\left( x \right),y=g\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ a;b \right]\) và số thực k tùy ý. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

Xem đáp án

Dựa vào các đáp án ta dễ dàng nhận thấy các đáp án A, C, D đúng, đáp án B sai.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 168359

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên gồm 7 chữ số khác nhau có dạng \(\overline {{a_1}{a_2}{a_3}{a_4}{a_5}{a_6}{a_7}} \). Tính xác suất để số được chọn luôn có mặt chữ số 2 và thỏa mãn \({a_1} < {a_2} < {a_3} < {a_4} > {a_5} > {a_6} > {a_7}\).

Xem đáp án

Do \({{a}_{1}}<{{a}_{2}}<{{a}_{3}}<{{a}_{4}}>{{a}_{5}}>{{a}_{6}}>{{a}_{7}}\) và các chữ số là khác nhau nên \(6\le {{a}_{4}}\le 9\).

Do \({{a}_{1}}\ne 0\Rightarrow 0<{{a}_{1}}<{{a}_{2}}<{{a}_{3}}\).

TH1: \({{a}_{4}}=6\Rightarrow {{a}_{1}},{{a}_{2}},{{a}_{3}},{{a}_{4}},{{a}_{5}},{{a}_{6}},{{a}_{7}}\in \left\{ 0;1;2;3;4;5 \right\}\)

Chọn 3 số trong 6 số trên cho cặp \({{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}\) có \(C_{5}^{3}\) cách chọn (không chọn số 0).

3 số còn lại có 1 cách chọn.

\(\Rightarrow \) Có \(C_{5}^{3}=10\) số 10 số này thỏa mãn luôn có mặt chữ số 2.

TH2: \({{a}_{4}}=7\Rightarrow {{a}_{1}},{{a}_{2}},{{a}_{3}},{{a}_{4}},{{a}_{5}},{{a}_{6}},{{a}_{7}}\in \left\{ 0;1;2;3;4;5;6 \right\}\).

Chọn 3 số trong 7 (không chọn số 0) số trên cho cặp \({{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}\) có $C_{6}^{3}\) cách chọn.

3 số còn lại có \(C_{4}^{3}\) cách chọn.

\(\Rightarrow \) Có \(C_{6}^{3}C_{4}^{3}=80\) số 80 số này có thể có hoặc không có mặt chữ số 2.

+) Chọn 3 số trong 7 số trên (không chọn số 0; 2) cho cặp \({{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}\) có \(C_{5}^{3}\) cách chọn.

3 số còn lại có \(C_{3}^{3}=1\) cách chọn.

\(\Rightarrow \) Có \(C_{5}^{3}=10\) số 10 số này không có mặt chữ số 2.

Vậy TH2 có 70 số thỏa mãn luôn có mặt chữ số 2.

TH3: \({{a}_{4}}=8\Rightarrow {{a}_{1}},{{a}_{2}},{{a}_{3}},{{a}_{5}},{{a}_{6}},{{a}_{7}}\in \left\{ 0;1;2;3;4;5;6;7 \right\}\).

Chọn 3 số trong 8 số trên (không chọn số 0) cho cặp \({{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}\) có \(C_{7}^{3}\) cách chọn.

3 số còn lại có \(C_{5}^{3}\) cách chọn.

\(\Rightarrow \) Có \(C_{7}^{3}C_{5}^{3}=\) số 350 số này có thể có hoặc không có mặt chữ số 2.

+) Chọn 3 số trong 8 số trên (không chọn số 0; 2) cho cặp \({{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}\) có \(C_{6}^{3}\) cách chọn.

3 số còn lại có \(C_{4}^{3}=4\) cách chọn.

\(\Rightarrow \) Có \(C_{6}^{3}.C_{4}^{3}=80\) số 80 số này không có mặt chữ số 2.

Vậy TH3 có 350-80=270 số thỏa mãn luôn có mặt chữ số 2.

TH4: \({{a}_{4}}=9\Rightarrow {{a}_{1}},{{a}_{2}},{{a}_{3}},{{a}_{5}},{{a}_{6}},{{a}_{7}}\in \left\{ 0;1;2;3;4;5;6;7;8 \right\}\).

Chọn 3 số trong 9 số trên (không chọn số 0) cho cặp \({{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}\) có \(C_{8}^{3}\) cách chọn.

3 số còn lại có \(C_{6}^{3}\) cách chọn.

\(\Rightarrow \) Có \(C_{8}^{3}C_{6}^{3}=1120\) số.

+) Chọn 3 số trong 9 số trên (không chọn số 0; 2) cho cặp \({{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}\) có \(C_{7}^{3}\) cách chọn.

3 số còn lại có \(C_{5}^{3}\) cách chọn.

\(\Rightarrow \) Có \(C_{7}^{3}.C_{5}^{3}=350\) số 350 số này không có mặt chữ số 2.

Vậy TH4 có 1120-350=770 số thỏa mãn luôn có mặt chữ số 2.

Gọi A là biến cố: “Số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau thỏa mãn \({{a}_{1}}<{{a}_{2}}<{{a}_{3}}<{{a}_{4}}>{{a}_{5}}>{{a}_{6}}>{{a}_{7}}\) luôn có mặt chữ số 2”.

\(\Rightarrow n\left( A \right)=10+70+270+770=1120\) cách.

\(n\left( \Omega  \right)=9.9.8.7.6.5.4=544320\).

Vậy \(P\left( A \right)=\frac{1120}{544320}=\frac{1}{486}\).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 168360

Cho \(f\left( x \right)\) là hàm số chẵn, liên tục trên đoạn \(\left[ -1;1 \right]\) và \(\int\limits_{-1}^{1}{f\left( x \right)dx}=4\). Kết quả \(I=\int\limits_{-1}^{1}{\frac{f\left( x \right)}{1+{{e}^{x}}}dx}\) bằng:

Xem đáp án

Đặt \(t=-x\Rightarrow dt=-dx\).

Đổi cận \(\left\{ \begin{align} & x=1\Rightarrow t=-1 \\ & x=-1\Rightarrow t=1 \\ \end{align} \right.\), khi đó:

\(I=\int\limits_{-1}^{1}{\frac{f\left( x \right)}{1+{{e}^{x}}}dx}=-\int\limits_{1}^{-1}{\frac{f\left( -t \right)dt}{1+{{e}^{-t}}}}=\int\limits_{-1}^{1}{\frac{f\left( -x \right)dx}{1+\frac{1}{{{e}^{x}}}}}=\int\limits_{-1}^{1}{\frac{{{e}^{x}}f\left( -x \right)dx}{1+{{e}^{x}}}}\)

Do \(f\left( x \right)\) là hàm số chẵn nên \(f\left( x \right)=f\left( -x \right)\text{ }\forall x\in \left[ -1;1 \right]\Rightarrow I=\int\limits_{-1}^{1}{\frac{{{e}^{x}}f\left( x \right)}{1+{{e}^{x}}}dx}\)

\(\Rightarrow I+I=\int\limits_{-1}^{1}{\frac{f\left( x \right)}{1+{{e}^{x}}}dx}+\int\limits_{-1}^{1}{\frac{{{e}^{x}}f\left( x \right)}{1+{{e}^{x}}}}dx=\int\limits_{-1}^{1}{\frac{\left( {{e}^{x}}+1 \right)f\left( x \right)dx}{1+{{e}^{x}}}}=\int\limits_{-1}^{1}{f\left( x \right)dx}=4\Rightarrow I=2\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 168361

Trong khai triển nhị thức \({{\left( a+2 \right)}^{n+6}}\) có tất cả 17 số hạng. Khi đó giá trị n bằng:

Xem đáp án

\({\left( {a + 2} \right)^{n + 6}} = \sum\limits_{k = 0}^{n + 6} {C_{n + 6}^k{a^k}{{.2}^{n + 6 - k}}} \) do đó khai triển trên có n + 7 số hạng.

Theo bài ra ta có: \(n + 7 = 17 \Leftrightarrow n = 10\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 168362

Cho khối lăng trụ ABC.A'B'C' có thể tích bằng V. Tính thể tích khối tứ diện ABCB'C'.

Xem đáp án

\({V_{A.A'B'C'}} = \frac{1}{3}V \Rightarrow {V_{ABCB'C'}} = \frac{2}{3}V\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 168363

Một khối gỗ hình lập phương có thể tích \({{V}_{1}}\). Một người thợ mộc muốn gọt giũa khối gỗ đó thành một khối trụ có thể tích là \({{V}_{2}}\). Tính tỉ số lớn nhất \(k=\frac{{{V}_{2}}}{{{V}_{1}}}\)?

Xem đáp án

Gọi a là cạnh của hình lập phương, khi đó thể tích của hình lập phương là \({{V}_{1}}={{a}^{3}}\). Khi đó tỉ số \(\frac{{{V}_{2}}}{{{V}_{1}}}\) lớn nhất khi và chỉ khi \({{V}_{2}}\) lớn nhất.

Khi đó hình trụ có chiều cao bằng cạnh của hình lập phương và có đường tròn đáy nội tiếp một mặt của hình lập phương.

\(\Rightarrow h=a,r=\frac{a}{2}\)

Khi đó \({{V}_{2}}=\pi {{r}^{2}}h=\pi {{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}.a=\frac{\pi {{a}^{3}}}{2}\)

Vậy \(k=\frac{{{V}_{2}}}{{{V}_{1}}}=\frac{\pi }{2}\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 168364

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào BBT ta dễ dàng nhận thấy hàm số đã cho nghịch biến trên \(\left( -1;0 \right)\) và \(\left( 1;+\infty  \right)\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 168365

Tính \(\lim \frac{{\sqrt {4{n^2} + 1}  - \sqrt {n + 2} }}{{2n - 3}}\) bằng:

Xem đáp án

\(\lim \frac{{\sqrt {4{n^2} + 1}  - \sqrt {n + 2} }}{{2n - 3}} = \lim \frac{{\sqrt {4 + \frac{1}{{{n^2}}}}  - \sqrt {\frac{1}{n} + \frac{2}{{{n^2}}}} }}{{2 - \frac{3}{n}}} = \frac{2}{2} = 1\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 168366

Tìm tập nghiệm của bất phương trình \({\log _{\frac{2}{5}}}\left( {x - 4} \right) + 1 > 0\)

Xem đáp án

\({\log _{\frac{2}{5}}}\left( {x - 4} \right) + 1 > 0 \Leftrightarrow {\log _{\frac{2}{5}}}\left( {x - 4} \right) >  - 1 \Leftrightarrow 0 < x - 4 < {\left( {\frac{2}{5}} \right)^{ - 1}} \Leftrightarrow 4 < x < \frac{{13}}{2}\)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(\left( {4;\frac{{13}}{2}} \right)\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 168367

Có bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau được tạo thành từ các chữ số của tập \(X = \left\{ {1;3;5;8;9} \right\}\).

Xem đáp án

Số các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được tạo thành từ \(X=\left\{ 1;3;5;8;9 \right\}\) là \(A_{5}^{4}\) số.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 168368

Cho cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có tổng n số hạng đầu tiên là \({{S}_{n}}={{6}^{n}}-1\). Tìm số hạng thứ năm của cấp số cộng đã cho

Xem đáp án

\(\left\{ \begin{array}{l} {S_5} = {u_1} + {u_2} + {u_3} + {u_4} + {u_5}\\ {S_4} = {u_1} + {u_2} + {u_3} + {u_4} \end{array} \right. \Rightarrow {u_5} = {S_5} - {S_4} = {6^5} - 1 - \left( {{6^4} - 1} \right) = 6480\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 168370

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm \(A\left( 0;-2;-1 \right),B\left( -2;-4;3 \right), C\left( 1;3;-1 \right)\). Tìm điểm \(M\in \left( Oxy \right)\) sao cho \(\left| \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+3\overrightarrow{MC} \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Xem đáp án

Gọi I(a;b;c) thỏa mãn \(\overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {IB}  + 3\overrightarrow {IC}  = \overrightarrow 0 \).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \overrightarrow {IA} = \left( { - a; - 2 - b; - 1 - c} \right)\\ \overrightarrow {IB} = \left( { - 2 - a; - 4 - b;3 - c} \right)\\ \overrightarrow {IC} = \left( {1 - a;3 - b; - 1 - c} \right) \end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \left( { - 5a + 1; - 5b + 3; - 5c + 1} \right)\).

\(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = \frac{1}{5}\\ b = \frac{3}{5}\\ c = \frac{1}{5} \end{array} \right. \Rightarrow I\left( {\frac{1}{5};\frac{3}{5};\frac{1}{5}} \right)\).

Khi đó ta có \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  + 3\overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {MI}  + \overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {MI}  + \overrightarrow {IB}  + 3\overrightarrow {MI}  + 3\overrightarrow {IC} } \right| = \left| {5\overrightarrow {MI} } \right| = 5MI\)

Khi đó \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  + 3\overrightarrow {MC} } \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất \( \Leftrightarrow M{I_{\min }} \Leftrightarrow M\) là hình chiếu của I trên (Oxy) \( \Rightarrow M\left( {\frac{1}{5};\frac{3}{5};0} \right)\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 168371

Tìm tất cả các giá trị thực của m để hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}-4mx\) đồng biến trên đoạn \(\left[ 1;4 \right]\).

Xem đáp án

Ta có: \(y'={{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x-4m\)

Để hàm số đồng biến trên \(\left[ 1;4 \right]\) thì \(y'\ge 0\text{ }\forall x\in \left[ 1;4 \right]\) và bằng 0 tại hữu hạn điểm.

\(\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x-4m\ge 0\text{ }\forall x\in \left[ 1;4 \right]\Leftrightarrow {{x}^{2}}+2x\ge 2m\left( x+2 \right)\Leftrightarrow 2m\le \frac{{{x}^{2}}+2x}{x+2}\text{ }\forall x\in \left[ 1;4 \right]\)

Đặt \(f\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+2x}{x+2}\Rightarrow 2m\le f\left( x \right)\text{ }\forall x\in \left[ 1;4 \right]\Leftrightarrow 2m\le \underset{\left[ 1;4 \right]}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right)\).

Xét hàm số \(f\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+2x}{x+2}\) trên \(\left[ 1;4 \right]\) ta có:

\(f'\left( x \right)=\frac{\left( 2x+2 \right)\left( x+2 \right)-{{x}^{2}}-2x}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}=\frac{{{x}^{2}}+4x+4}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}=1>0\text{ }\forall x\in \left[ 1;4 \right]\Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\left[ 1;4 \right] \Rightarrow \underset{\left[ 1;4 \right]}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 1 \right)=1\).

Vậy \(2m\le 1\Leftrightarrow m\le \frac{1}{2}\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 168372

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các vectơ \(\overrightarrow{a}=\left( 2;m-1;3 \right), \overrightarrow{b}=\left( 1;3;-2n \right)\). Tìm m, n để các vectơ \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\) cùng hướng.

Xem đáp án

\(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\) cùng hướng \(\Leftrightarrow \exists k\ne 0\) sao cho \(\overrightarrow{a}=k\overrightarrow{b}\).

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2 = k.1\\ m - 1 = 3k\\ 3 = - 2nk \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} k = 2\\ m - 1 = 6\\ 3 = - 4n \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} k = 2\\ m = 7\\ n = \frac{{ - 3}}{4} \end{array} \right.\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 168373

Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên tập số thực R?

Xem đáp án

Xét đáp án A ta có:

Hàm số \(y={{\left( \frac{2}{e} \right)}^{x}}\) có TXĐ \(D=\mathbb{R}\).

Lại có \(\frac{2}{e}<1\Rightarrow \) Hàm số \(y={{\left( \frac{2}{e} \right)}^{x}}\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »