Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Phan Châu Trinh lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 98 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 151278

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\) có đồ thị như hình vẽ.

Khi đó phương trình \(f\left( {{f}^{2}}\left( x \right) \right)=1\) có bao nhiêu nghiệm?

Xem đáp án

Dựa vào mối tương giao giữa các đồ thị hàm số ta có:

.\(f\left( {{f^2}\left( x \right)} \right) = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {f^2}\left( x \right) = a \in \left( { - 2; - 1} \right){\rm{ vo nghiem}}\\ {f^2}\left( x \right) = 0\\ {f^2}\left( x \right) = b \in \left( {1;2} \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) = 0\\ f\left( x \right) = \sqrt b \in \left( {1;\sqrt 2 } \right)\\ f\left( x \right) = - \sqrt b \in \left( { - \sqrt 2 ; - 1} \right) \end{array} \right.\)

+ Phương trình \(f\left( x \right)=0\) có 3 nghiệm phân biệt.

+ Phương trình \(f\left( x \right)=\sqrt{b}\) có 3 nghiệm phân biệt.

+ Phương trình \(f\left( x \right)=-\sqrt{b}\) có 1 nghiệm.

Dựa vào đồ thị ta thấy các nghiệm trên không trùng nhau. Vậy phương trình có 7 nghiệm phân biệt.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 151279

Rút gọn biểu thức \(P=\frac{{{a}^{\sqrt{3}+1}}.{{a}^{2-\sqrt{3}}}}{{{\left( {{a}^{\sqrt{2}-2}} \right)}^{\sqrt{2}+2}}}.\)

Xem đáp án

Ta có: \(P=\frac{{{a}^{\sqrt{3}+1+2-\sqrt{3}}}}{{{a}^{\left( \sqrt{2}-2 \right)\left( \sqrt{2}+2 \right)}}}=\frac{{{a}^{3}}}{{{a}^{-2}}}={{a}^{5}}.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 151280

Cho tứ diện \(ABCD\) cạnh \(a. \) Gọi \(M\) là điểm thuộc cạnh \(BC\) sao cho \(BM=2MC. \) Gọi \(I,J\) lần lượt là trọng tâm các tam giác \(ABC\) và \(ABD\). Mặt phẳng \(\left( IJM \right)\) chia tứ diện \(ABCD\) thành hai phần, thể tích của phần đa diện chứa đỉnh \(B\) tính theo \(a\) bằng

Xem đáp án

Vì \(\frac{BM}{BC}=\frac{2}{3},\) suy ra \(IM//AC.\) Kéo dài \(MI\) cắt \(AB\) tại \(N:\frac{BN}{BA}=\frac{2}{3}.\)

Suy ra \(NJ//AD.\) Kéo dài \(NJ\) cắt \(BD\) tại \(P:\frac{BP}{BD}=\frac{2}{3}.\)

Vì tứ diện đều nên \(DI\) là đường cao của tứ diện.

+) \(DJ=\sqrt{A{{D}^{2}}-A{{I}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}-{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{3} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{3};{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}.\)

Suy ra: \({{V}_{ABCD}}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{6}}{3}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{12}.\)

Khi đó: \(\frac{{{V}_{B.MNP}}}{{{V}_{B.CAD}}}=\frac{BM}{BC}.\frac{BN}{BA}.\frac{BP}{BD}={{\left( \frac{2}{3} \right)}^{3}}=\frac{8}{27}\Rightarrow {{V}_{B.MNP}}=\frac{8}{27}{{V}_{B.CAD}}=\frac{8}{27}.\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{12}=\frac{2\sqrt{2}{{a}^{3}}}{81}.\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 151281

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có thể tích \(V. \) Gọi \(M,N,P\) lần lượt thuộc các cạnh \(AB,BC,A'D'\) sao cho \(AM=\frac{1}{2}AB,BN=\frac{1}{4}BC,A'P=\frac{1}{3}A'D'. \) Thể tích của khối tứ diện \(MNPD'\) tính theo \(V\) bằng

Xem đáp án

Ta xét lăng trụ tam giác \(ABA'.DCD'\) có thể tích bằng \(\frac{1}{2}V.\)

Kéo dài \(D'N\) cắt \(A'B\) tại \(E.\)

+) \(\frac{EN}{ED'}=\frac{BN}{A'D'}=\frac{1}{4}\Rightarrow \frac{D'N}{D'E}=\frac{3}{4};\text{  }\frac{A'B}{EA'}=\frac{D'N}{D'E}=\frac{3}{4}\Leftrightarrow \frac{EA'}{BA'}=\frac{4}{3}.\)

+) \(\frac{{{V}_{D'.A'ME}}}{{{V}_{D'.A'AB}}}=\frac{{{S}_{\Delta MA'E}}}{{{S}_{AA'B}}}=\frac{MB}{AB}.\frac{A'E}{A'B}=\frac{1}{2}.\frac{4}{3}=\frac{2}{3}\)

\(\Rightarrow {{V}_{D'.A'ME}}=\frac{2}{3}{{V}_{D'.A'AB}}=\frac{2}{3}.\frac{1}{3}{{V}_{D'DC.A'AB}}=\frac{2}{3}.\frac{1}{3}.\frac{1}{2}V=\frac{1}{9}V.\)

Vậy \(\frac{{{V}_{D'.PMN}}}{{{V}_{D'.A'ME}}}=\frac{D'P}{D'A'}.\frac{D'M}{D'M}.\frac{D'N}{D'E}=\frac{2}{3}.1.\frac{3}{4}=\frac{1}{2}\Rightarrow {{V}_{D'.PMN}}=\frac{1}{2}{{V}_{D'.A'ME}}=\frac{1}{18}V.\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 151282

Biết tập nghiệm của bất phương trình \({{2}^{x}}<3-\frac{2}{{{2}^{x}}}\) là khoảng \(\left( a;b \right). \) Tổng \(a+b\) bằng?

Xem đáp án

Đặt \(t={{2}^{x}}\left( t>0 \right)\)

Bất phương trình trở thành:

\(t<3-\frac{2}{t}\)

\(\Leftrightarrow {{t}^{2}}-3t+2<0\)

\(\Leftrightarrow 1<t<2\)

\(\Rightarrow 1<{{2}^{x}}<2\)

\(\Leftrightarrow 0<x<1.\)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(\left( 0;1 \right).\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 151283

Đạo hàm của hàm số \(y={{13}^{x}}\) là 

Xem đáp án

\(y'={{13}^{x}}. \ln 13. \)      

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 151284

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và đồ thị hàm số \(y=f'\left( x \right)\) như hình bên. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=f\left( x \right)-{{x}^{2}}-x+2021\) có \(y'=f'\left( x \right)-2x-1\)

Ta có \(y'=0\Leftrightarrow f'\left( x \right)=2x+1\text{ }\left( 1 \right)\)

Số nghiệm của phương trình \(\left( 1 \right)\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f'\left( x \right)\) và đường thẳng \(d:y=2x+1\)

Từ hình vẽ ta thấy đường thẳng \(d\) cắt đồ thị hàm số \(y=f'\left( x \right)\) tại ba điểm phân biệt có hoành độ \(x=0;x=a\left( 0<a<2 \right);x=2.\)

BBT

Từ BBT suy ra hàm số \(y=f\left( x \right)-{{x}^{2}}-x+2021\) đạt cực đại tại \(x=0.\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 151285

Một khối lăng trụ đứng tam giác có các cạnh đáy bằng \(37;13;30\) và diện tích xung quanh bằng 480. Khi đó thể tích khối lăng trụ bằng? 

Xem đáp án

Chu vi đáy là \(C=37+13+30=80,\) nửa chu vi đáy là \(p=40\)

Gọi \(h\) là chiều cao lăng trụ. Ta có \({{S}_{xq}}=h.C\Rightarrow h=\frac{{{S}_{xq}}}{C}=\frac{480}{80}=6.\)

Diện tích đáy là \(S=\sqrt{40\left( 40-37 \right)\left( 40-13 \right)\left( 40-30 \right)}=180\)

Thể tích khối lăng trụ là \(V={{S}_{1}}.h=180.6=1080.\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 151286

Cho hàm số \(y=\frac{x-2}{x-m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty ;3 \right)\) khi: 

Xem đáp án

Hàm số xác định khi: \(x-m\ne 0\Leftrightarrow x\ne m.\)

\(y=\frac{-m+2}{{{\left( x-m \right)}^{2}}}.\)

Để hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty ;3 \right)\) thì

\(\left\{ \begin{array}{l} y' < 0{\rm{ }}\forall x \in \left( { - \infty ;3} \right)\\ \left( { - \infty ;3} \right) \subset D \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - m + 2 < 0\\ m \ge 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 2\\ m \ge 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow m \ge 3.\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 151287

Cho khối chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có \(AB=a. \) Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) bằng \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}. \) Khoảng cách từ \(C\) đến mặt phẳng \(\left( SAB \right)\) bằng

Xem đáp án

Gọi \(O\) là tâm hình vuông \(ABCD\).

Do \(S.ABCD\) là khối chóp tứ giác đều \(\Rightarrow SO\bot \left( ABCD \right).\)

\({{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.SO.{{S}_{ABCD}}\Rightarrow \frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}=\frac{1}{3}.SO.{{a}^{2}}\Rightarrow SO=a\sqrt{2}\).

Ta có: \(d\left( C;\left( SAB \right) \right)=2.d\left( O;\left( SAB \right) \right).\)

Gọi K là trung điểm \(AB,H\) là hình chiếu của \(O\) lên \(SK.\)

Ta có \(\left. \begin{array}{l} OK \bot AB\\ SO \bot AB \end{array} \right\} \Rightarrow \left( {SOK} \right) \bot AB \Rightarrow OH \bot AB.\)

\(\left. \begin{array}{l} OH \bot SK\\ OH \bot AB \end{array} \right\} \Rightarrow OH \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow d\left( {O;\left( {SAB} \right)} \right) = OH.\)

Xét tam giác \(SOK\) vuông tại \(O\) có \(OH\) là đường cao.

\(\Rightarrow \frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{O{{K}^{2}}}+\frac{1}{S{{O}^{2}}}=\frac{1}{{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}}+\frac{1}{{{\left( a\sqrt{2} \right)}^{2}}}=\frac{9}{2{{a}^{2}}}\Rightarrow OH=\frac{a\sqrt{2}}{3}.\)

\(\Rightarrow d\left( C;\left( SAB \right) \right)=2.d\left( O;\left( SAB \right) \right)=\frac{2a\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 151288

Cho hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}-2x}{1-x}. \) Khẳng định nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}-2x}{1-x}.\)

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}.\)

Ta có: \(y'=\frac{-{{x}^{2}}+2x-2}{{{\left( 1-x \right)}^{2}}}=\frac{-{{\left( x-1 \right)}^{2}}-1}{{{\left( 1-x \right)}^{2}}}<0\) với mọi \(x\ne 1.\)

Nên hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( -\infty ;1 \right)\) và \(\left( 1;+\infty  \right).\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 151289

Cho hình nón xoay đường sinh \(l=2a. \) Thiết diện qua trục của nó là một tam giác cân có một góc bằng \({{120}^{0}}. \) Thể tích \(V\) của khối nón đó là 

Xem đáp án

Gọi \(S\) và \(O\) lần lượt là đỉnh và tâm mặt đáy của hình nón.

Một thiết diện qua trục cắt đường tròn đáy tại hai điểm \(A\) và \(B\) như hình vẽ.

Khi đó tam giác \(SAB\) cân tại \(S\) có \(\widehat{ASB}={{120}^{0}}.\)

Ta có:

\(SO=SA.\cos \widehat{ASO}=2a.\cos {{60}^{0}}=a.\)

\(AO=\sqrt{S{{A}^{2}}-S{{O}^{2}}}=\sqrt{{{\left( 2a \right)}^{2}}-{{a}^{2}}}=a\sqrt{3}.\)

Thể tích \(V\) của khối nón đã cho là: \(V=\frac{1}{3}\pi .A{{O}^{2}}.SO=\frac{1}{3}\pi {{\left( a\sqrt{3} \right)}^{2}}.a=\pi {{a}^{3}}.\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 151290

Cho hai số thực \(a,b\) thỏa mãn \(2{{\log }_{3}}\left( a-3b \right)={{\log }_{3}}a+{{\log }_{3}}\left( 4b \right)\) và \(a>3b>0. \) Khi đó giá trị của \(\frac{a}{b}\) là

Xem đáp án

Ta có: \(2{{\log }_{3}}\left( a-3b \right)={{\log }_{3}}a+{{\log }_{3}}\left( 4b \right)\Leftrightarrow {{\log }_{3}}{{\left( a-3b \right)}^{2}}={{\log }_{3}}\left( 4ab \right)\Leftrightarrow {{\left( a-3b \right)}^{2}}=4ab\)

\( \Leftrightarrow {a^2} - 10ab + 9{b^2} = 0 \Leftrightarrow {\left( {\frac{a}{b}} \right)^2} - 10\frac{a}{b} + 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \frac{a}{b} = 1\\ \frac{a}{b} = 9 \end{array} \right..\)

Vì \(a>3b\Rightarrow \frac{a}{b}=9.\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 151291

Cho tứ diện \(ABCD\) có các cạnh \(AB,AC\) và \(AD\) đôi một vuông góc. Các điểm \(M,N,P\) lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng \(BC,CD,BD. \) Biết rằng \(AB=4a;AC=6a;AD=7a. \) Thể tích \(V\) của khối tứ diện \(AMNP\) bằng

Xem đáp án

Ta có \({{S}_{MNP}}={{S}_{MCN}}=\frac{1}{4}{{S}_{BCD}}\Rightarrow V=\frac{1}{4}{{V}_{ABCD}}=\frac{1}{4}.\frac{1}{6}.AB.AC.AD=\frac{1}{4}.\frac{1}{6}.4a.6a.7a=7{{a}^{3}}.\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 151292

Một công ty bất động sản có 50 căn hộ cho thuê. Nếu giá mỗi căn là 3.000.000 đồng/tháng thì không có phòng trống, còn nếu cứ tăng giá mỗi căn hộ thêm 200000 đồng/tháng thì sẽ có 2 căn bị bỏ trống. Hỏi công ty phải niêm yết giá bao nhiêu để doanh thu là lớn nhất.

Xem đáp án

Giả sử phải thuê mỗi căn hộ là \(3000000+200000x\) đồng.

Số căn hộ bị bỏ trống là \(2x,\) số căn hộ được thuê là \(50-2x.\)

Số tiền công ty thu được mỗi tháng là

\(S=\left( 3000000+200000x \right)\left( 50-2x \right)=100000\left( 30+2x \right)\left( 25-x \right)\)

\(S=100000\left( -2{{x}^{2}}+20x+500 \right)=100000.f\left( x \right)\)

Khảo sát hàm số bậc hai \(f\left( x \right)\) ta có \(f'\left( x \right)=20-4x=0\Leftrightarrow x=5\)

Khi đó giá niêm yết mỗi căn hộ là \(3000000+200000.5=4000000\) đồng.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 151293

Cho khối lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) cạnh \(a. \) Gọi \(S\) là điểm thuộc đường thẳng \(AA'\) sao cho \(A'\) là trung điểm của \(SA. \) Thể tích phần khối chóp \(S.ABD\) nằm trong khối lập phương bằng 

Xem đáp án

Chú ý \({{S}_{ABCD}}=S;{{S}_{ABD}}=\frac{S}{2};{{S}_{A'MN}}=\frac{S}{8}.\)

Sử dụng công thức hình chóp cụt ta có

\({{V}_{ABD.A'MN}}=\frac{h}{3}\left( {{S}_{1}}+\sqrt{{{S}_{1}}{{S}_{2}}}+{{S}_{2}} \right)=\frac{h}{3}.\left( \frac{S}{2}+\sqrt{\frac{S}{2}.\frac{S}{8}}+\frac{S}{8} \right)=\frac{7Sh}{24}=\frac{7V}{24}=\frac{7{{a}^{3}}}{24}.\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 151294

Cho hàm số \(y=\frac{x+2}{x+1}\left( C \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right):y=x+m. \) Có bao nhiêu giá trị nguyên \(m\) thuộc khoảng \(\left( -10;10 \right)\) để đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt đồ thị \(\left( C \right)\) tại hai điểm về hai phía trục hoành?

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( d \right)\) và \(\left( C \right)\) là

\(\frac{x+2}{x+1}=x+m\Leftrightarrow {{x}^{2}}+mx+m-2=0\left( * \right)\left( x\ne -1 \right)\)

Đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt đồ thị \(\left( C \right)\) tại hai điểm về hai phía trục hoành

\(\Leftrightarrow \) PT (*) có hai nghiệm phân biệt \({{x}_{1}}\ne {{x}_{2}}\ne -1\) và \({{y}_{1}}{{y}_{2}}<0\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2} - 4\left( {m - 2} \right) > 0\\ {\left( { - 1} \right)^2} + m\left( { - 1} \right) + m - 2 \ne 0\\ \left( {{x_1} + m} \right)\left( {{x_2} + m} \right) < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2} - 4m + 8 > 0,\forall m\\ - 1 \ne 0\\ {x_1}{x_2} + m\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + {m^2} < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow m - 2 + m\left( { - m} \right) + {m^2} < 0\)

\(\Leftrightarrow m<2\)

Vì \(m\in \mathbb{Z}\) và \(m\in \left( -10;10 \right)\) nên \(m\in \left\{ -9;-8;-7;-6;-5;-4;-3;-2;-1;0;1 \right\}.\)

Vậy có 11 giá trị.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 151296

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau.

Tổng số tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(g\left( x \right)=\frac{1}{2f\left( x \right)-1}\) là

Xem đáp án

Ta có \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=\frac{1}{2-1}=1.\)

Suy ra đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) có 1 đường tiệm cận ngang là \(y=1.\)

Mặt khác, ta có từ bảng biến thiên suy ra phương trình \(2f\left( x \right)-1=0\Leftrightarrow f\left( x \right)=\frac{1}{2}\) có hai nghiệm phân biệt \(x=\alpha ;x=\beta \) với \(\alpha <0,5<\beta .\)

Nên \(\underset{x\to {{\alpha }^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{\alpha }^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=-\infty \) và \(\underset{x\to {{\alpha }^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{\alpha }^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=+\infty \) suy ra đồ thị hàm số \(y=g\left( x \right)\) có đường tiệm cận đứng là \(x=\alpha .\)

Và \(\underset{x\to {{\beta }^{+}}}{\mathop{\lim }}\,g\left( x \right)=\underset{x\to {{\beta }^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=+\infty \) và \(\underset{x\to {{\beta }^{-}}}{\mathop{\lim }}\,g\left( x \right)=\underset{x\to {{\beta }^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=-\infty \) suy ra đồ thị hàm số \(y=g\left( x \right)\) có đường tiệm cận đứng là \(x=\beta .\)

Vậy đồ thị hàm số \(y=g\left( x \right)\) có 3 đường tiệm cận.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 151297

Số đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{\sqrt{10000-{{x}^{2}}}}{x-2}\) là 

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} 10000 - {x^2} \ge 0\\ x - 2 \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 100 \le x \le 100\\ x \ne 2 \end{array} \right..\)

Tập xác định của hàm số là \(D=\left[ -100;100 \right]\backslash \left\{ 2 \right\}.\)

Suy ra không tồn tại giới hạn \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,y.\)

Vậy đồ thị hàm số \(y=\frac{\sqrt{10000-{{x}^{2}}}}{x-2}\) không có đường tiệm cận ngang.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 151298

Cho dãy số \(\left( {{u}_{n}} \right)\) thỏa mãn điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l} {u_1} = 2020\\ {u_{n + 1}} = \frac{1}{3}{u_n},\forall n \in N^* \end{array} \right..\) Gọi \({{S}_{n}}={{u}_{1}}+{{u}_{2}}+...+{{u}_{n}}\) là tổng của \(n\) số hạng đầu tiên của dãy số đã cho. Khi đó \(\lim {{S}_{n}}\) bằng 

Xem đáp án

Ta có: \({{u}_{n+1}}=\frac{1}{3}{{u}_{n}}\Rightarrow q=\frac{1}{3}\) là công bội của cấp số nhân dãy số \(\left( {{u}_{n}} \right)\)

Số hạng tổng quát \({{u}_{n}}={{u}_{1}}{{q}^{n-1}}=2020.\frac{1}{{{3}^{n-1}}}\)

Khi đó \({{S}_{n}}={{u}_{1}}+{{u}_{2}}+...+{{u}_{n}}=2020\left( 1+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{{{3}^{n-1}}} \right)=2020\frac{1-\frac{1}{{{3}^{n}}}}{1-\frac{1}{3}}\)

\(\Rightarrow \lim {{S}_{n}}=\frac{2020}{1-\frac{1}{3}}=3030.\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 151299

Số nghiệm âm của phương trình \(\log \left| {{x}^{2}}-3 \right|=0\) là 

Xem đáp án

Ta có \(\log \left| {{x^2} - 3} \right| = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne \pm \sqrt 3 \\ \left| {{x^2} - 3} \right| = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne \pm \sqrt 3 \\ \left[ \begin{array}{l} {x^2} - 3 = 1\\ {x^2} - 3 = - 1 \end{array} \right. \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne \pm \sqrt 3 \\ \left[ \begin{array}{l} x = \pm 2\\ x = \pm \sqrt 2 \end{array} \right. \end{array} \right.\)

Vậy số nghiệm âm là 2.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 151301

Cho khối trụ tròn xoay có bán kính đường tròn đáy \(R=4a. \) Hai điểm \(A\) và \(B\) di động trên hai đường tròn đáy của khối trụ. Tính thể tích \(V\) của khối trụ tròn xoay đó biết rằng độ dài lớn nhất của đoạn \(AB\) là \(10a. \) 

Xem đáp án

Gọi thiết diện qua điểm \(A\) và trục \(II'\) là tứ giác \(AEFK.\)

Ta có: \(A{{B}^{2}}=A{{E}^{2}}+E{{B}^{2}};A{{F}^{2}}=A{{E}^{2}}+E{{F}^{2}}\) mà \(EF\ge EB\) nên \(AF\ge AB.\)

Do đó: \(AB\) có độ dài lớn nhất \(\Leftrightarrow B\equiv F.\)

Vậy \(AF=10a\Rightarrow AE=\sqrt{A{{F}^{2}}-E{{F}^{2}}}=\sqrt{{{\left( 10a \right)}^{2}}-{{\left( 8a \right)}^{2}}}=6a\Rightarrow h=AE=6a.\)

Ta có: \(V=\pi {{R}^{2}}h=\pi .{{\left( 4a \right)}^{2}}.6a=96\pi {{a}^{3}}.\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 151302

Tập xác định của hàm số \(y={{\left( x-1 \right)}^{\frac{2}{3}}}\) là

Xem đáp án

\(y={{\left( x-1 \right)}^{\frac{2}{3}}}\) xác định \(\Leftrightarrow x-1>0\Leftrightarrow x>1.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 151303

Cho hàm số \(y=\sqrt{{{x}^{3}}-3x}. \) Nhận định nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

\(y=\sqrt{{{x}^{3}}-3x}\) xác định \(\Leftrightarrow {{x}^{3}}-3x\ge 0\Leftrightarrow -\sqrt{3}\le x\le 0\) hoặc \(x\ge 3\)

TXĐ: \(D=\left[ -\sqrt{3};0 \right]\cup \left[ \sqrt{3};+\infty  \right)\) do đó đáp án C đúng.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 151304

Với \(a\) là số thực dương, \(\ln \left( 7a \right)-\ln \left( 3a \right)\) bằng 

Xem đáp án

Ta có: \(\ln \left( 7a \right)-\ln \left( 3a \right)=\ln \frac{7a}{3a}=\ln \frac{7}{3}.\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 151305

Cho hàm số \(y={{x}^{3}}-4x+5\left( 1 \right). \) Đường thẳng \(\left( d \right):y=3-x\) cắt đồ thị hàm số \(\left( 1 \right)\) tại hai điểm phân biệt \(A,B. \) Độ dài đoạn thẳng \(AB\) bằng

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm: \({{x}^{3}}-4x+5=3-x\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 2\\ x = 1 \end{array} \right.\)

Với \(x=-2\Rightarrow y=5\Rightarrow A\left( -2;5 \right).\)

Với \(x=1\Rightarrow y=2\Rightarrow B\left( 1;2 \right).\)

Do đó \(AB=3\sqrt{2}.\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 151306

Cho hình trụ tròn xoay có diện tích thiết diện qua trục là \(100{{a}^{2}}. \) Diện tích xung quanh của hình trụ đó là 

Xem đáp án

Thiết diện qua trục của hình trụ là hình chữ nhật \(ABCD\) có diện tích là \(S=100{{a}^{2}}\)

\(\Rightarrow 2rl=100{{a}^{2}}.\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 151307

Số các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số \(1,2,3,4,5,6\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(A_{6}^{3}=120\) số các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau lập thành từ từ \(1,2,3,4,5,6.\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 151308

Đồ thị sau đây là đồ thị của hàm số nào

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị ta thấy đây là đồ thị của hàm trùng phương \(y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c\)

Nhìn vào nhánh phải đồ thị có hướng đi lên suy ra \(a>0.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 151309

Đường cong ở hình bên là đồ thị của hàm số nào sau đây?

Xem đáp án

Nhìn vào đồ thị ta thấy đồ thị nằm dưới trục \(Ox\) suy ra đồ thị có dạng \(y=-{{a}^{x}}.\)

Ta thấy đồ thị có hướng đi xuống suy ra hàm số \(y=-{{a}^{x}}\) nghịch biến suy ra \(y=-{{2}^{x}}.\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 151310

Trong không gian chỉ có 5 loại khối đa diện đều như hình vẽ

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Khối bát diện đều và khối lập phương có cùng số cạnh là 12.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 151311

Trên mặt phẳng \(Oxy,\) gọi \(S\) là tập hợp các điểm \(M\left( x;y \right)\) với \(x,y\in \mathbb{Z},\left| x \right|\le 3,\left| y \right|\le 3. \) Lấy ngẫu nhiên một điểm \(M\) thuộc \(S. \) Xác suất để điểm \(M\) thuộc đồ thị hàm số \(y=\frac{x+3}{x-1}\) bằng

Xem đáp án

Ta có số phần tử của tập \(S\) là \(\left| S \right|=7.7=49.\)

\(y = \frac{{x + 3}}{{x - 1}} = \frac{{x - 1 + 4}}{{x - 1}} = 1 + \frac{4}{{x - 1}}.\)

Để \(y \in Z \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} x - 1 = \pm 1\\ x - 1 = \pm 2\\ x - 1 = \pm 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2;x = 0\\ x = 3;x = - 1\\ x = 5;x = - 3 \end{array} \right.\)

Vậy tập hợp các điểm nguyên trên đồ thị hàm số \(y=\frac{x+3}{x-1}\) thuộc tập \(S\) là \(\left\{ \left( -3;0 \right),\left( -1;-1 \right),\left( 0;3 \right),\left( 3;3 \right) \right\}.\)

Suy ra xác suất cần tìm là \(p=\frac{4}{49}.\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 151312

Số điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y=-{{x}^{3}}+1\) là

Xem đáp án

Tập xác định \(D=\mathbb{R}.\)

Ta có \(y'=-3{{x}^{2}}\le 0,\forall x\in \mathbb{R}.\) Hàm số \(y=-{{x}^{3}}+1\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)

Hàm số \(y=-{{x}^{3}}+1\) không có cực trị.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 151313

Cho \(a\) và \(b\) lần lượt là số hạng thứ nhất và thứ chín của một cấp số cộng có công sai \(d\ne 0. \) Giá trị của \({{\log }_{2}}\left( \frac{b-a}{d} \right)\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(b=a+8d.\)

Ta có \({{\log }_{2}}\left( \frac{b-a}{d} \right)={{\log }_{2}}\left( \frac{a+8d-a}{d} \right)={{\log }_{2}}8=3.\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 151314

Cho cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có công bội bằng 3 và số hạng đầu là nghiệm của phương trình \({{\log }_{2}}x=2. \) Số hạng thứ năm của cấp số nhân bằng 

Xem đáp án

Ta có: \({{\log }_{2}}x=2\Leftrightarrow x={{2}^{2}}=4.\) Suy ra số hạng đầu của cấp nhân là \({{u}_{1}}=4.\)

Số hạng thứ năm của cấp số nhân là \({{u}_{5}}={{u}_{1}}.{{q}^{4}}={{4.3}^{4}}=324.\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 151315

Trong khai triển \({{\left( xy-\frac{3}{{{y}^{4}}} \right)}^{12}}\) hệ só của số hạng có số mũ của \(x\) gấp 5 lần số mũ của \(y\) là 

Xem đáp án

Ta có: \({{\left( xy-\frac{3}{{{y}^{4}}} \right)}^{12}}=\sum\limits_{k=0}^{12}{C_{12}^{k}.{{\left( xy \right)}^{12-k}}.{{\left( -\frac{3}{{{y}^{4}}} \right)}^{k}}}=\sum\limits_{k=0}^{12}{C_{12}^{k}.{{\left( -3 \right)}^{k}}.{{x}^{12-k}}.{{y}^{12-5k}}}.\)

Do số mũ của \(x\) gấp 5 lần số mũ của \(y\) nên ta có: \(12-k=5\left( 12-5k \right)\Leftrightarrow k=2.\)

Số hạng thứ năm của cấp số nhân là \(x\) gấp 5 lần số mũ của \(y\) là \(C_{12}^{2}.{{\left( -3 \right)}^{2}}=594.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 151316

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như bên.

Khẳng định nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Nhìn vào bảng biến thiên ta suy ra hàm số không có giá trị lớn nhất trên R nên câu A sai.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 151317

Cho hàm số \(y=\frac{ax-b}{x-1}\) có đồ thị như hình vẽ.

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đồ thị hàm số \(y=\frac{ax-b}{x-1}\) có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=a\) và tiệm cận đứng là đường thẳng \(x=1.\) Từ hình vẽ suy ra \(a<0.\)

Giao điểm của đồ thị hàm số \(y=\frac{ax-b}{x-1}\) và trục tung có tọa độ là \(\left( 0;b \right).\) Từ hình vẽ suy ra \(b<0.\)

Giao điểm của đồ thị hàm số \(y=\frac{ax-b}{x-1}\) và trục hoành có tọa độ là \(\left( \frac{b}{a};0 \right).\) Từ hình vẽ suy ra \(\frac{b}{a}>1\) mà \(a<0\) nên suy ra \(b<a.\)

Vậy \(b<a<0.\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 151318

Một hộp đựng 7 bi trắng, 6 bi đen, 3 bi đỏ. Chọn ngẫu nhiên 3 bi, xác suất 3 bi lấy ra khác màu nhau là 

Xem đáp án

Gọi \(A\) là biến cố “3 bi lấy ra khác màu”

Xác suất lấy ra 3 bi khác màu là: \(P\left( A \right)=\frac{7.6.3}{C_{16}^{3}}=\frac{9}{40}.\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 151319

Số giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=m{{x}^{4}}-\left( m-3 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}\) không có điểm cực đại là

Xem đáp án

Trường hợp 1: \(m=0.\)

Khi đó hàm số trở thành dạng \(y=3{{x}^{2}}\) không có điểm cực đại.

Trường hợp 2: \(m\ne 0.\)

Khi đó hàm số \(y=m{{x}^{4}}-\left( m-3 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}\) không có điểm cực đại khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l} m > 0\\ - \left( {m - 3} \right) \ge 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 0\\ m \le 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow 0 < m \le 3.\)

Vậy \(0\le m<3.\)

Do đó có 4 giá trị nguyên của tham số m thỏa mãn yêu cầu bài toán là \(0;1;2;3.\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 151320

Biết phương trình \({{\left( 3+\sqrt{5} \right)}^{2}}+15{{\left( 3-\sqrt{5} \right)}^{x}}={{2}^{x+3}}\) có hai nghiệm \({{x}_{1}},{{x}_{2}}\) và \(\frac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}={{\log }_{a}}b>1,\) trong đó \(a,b\) là các số nguyên tố, giá trị của biểu thức \(2a+b\) là

Xem đáp án

Ta có: \(\left( 3+\sqrt{5} \right)\left( 3-\sqrt{5} \right)=4\Leftrightarrow \frac{3+\sqrt{5}}{2}.\frac{3-\sqrt{5}}{2}=1\Leftrightarrow \frac{3-\sqrt{5}}{2}=\frac{1}{\frac{3+\sqrt{5}}{2}}.\)

Chia hai vế của phương trình cho \({{2}^{x}}>0.\) Ta được \({{\left( \frac{3+\sqrt{5}}{2} \right)}^{x}}+15{{\left( \frac{3-\sqrt{5}}{2} \right)}^{x}}=8\left( 1 \right)\)

Đặt \(t={{\left( \frac{3+\sqrt{5}}{2} \right)}^{x}}>0\Rightarrow {{\left( \frac{3-\sqrt{5}}{2} \right)}^{x}}=\frac{1}{t}.\left( 1 \right)\) trở thành:

\(t+\frac{15}{t}=8\Leftrightarrow {{t}^{2}}-8t+15=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & t=3 \\ & t=5 \\ \end{align} \right..\) Suy ra \(\frac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}={{\log }_{3}}5>1.\)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l} a = 3\\ b = 5 \end{array} \right. \Rightarrow 2a + b = 11.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 151321

Cho các số thực \(x,y\) thay đổi và thỏa mãn điều kiện \(\frac{2+\sqrt{9{{y}^{2}}+3}}{1+\sqrt{{{x}^{2}}-x+1}}+\frac{4x-2}{3y}=0. \) Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=3y+{{x}^{2}}-\sqrt{2}\) là 

Xem đáp án

ĐK: \(y\ne 0.\)

Phương trình \(\Leftrightarrow 6y+3y\sqrt{9{{y}^{2}}+3}=\left( 2-4x \right)+\left( 2-4x \right)\sqrt{{{x}^{2}}-x+1}\)

\(\Leftrightarrow 6y+3y\sqrt{9{{y}^{2}}+3}=2\left( 1-2x \right)+\left( 1-2x \right)\sqrt{4{{y}^{2}}-4y+4}\)

\(\Leftrightarrow 2.3y+3y\sqrt{{{\left( 3y \right)}^{2}}+3}=2\left( 1-2x \right)+\left( 1-2x \right)\sqrt{{{\left( 1-2x \right)}^{3}}+3}\)

\(\Leftrightarrow f\left( 3y \right)=f\left( 1-2x \right)\text{ }\left( 1 \right)\) với \(f\left( t \right)=2t+t\sqrt{{{t}^{2}}+3},\forall t\in \mathbb{R}.\)

Có \(f'\left( t \right)=2+\sqrt{{{t}^{2}}+3}+\frac{{{t}^{2}}}{\sqrt{{{t}^{2}}+3}}>0,\forall t\in \mathbb{R}\) nên \(f\left( t \right)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

Do đó \(\left( 1 \right)\Leftrightarrow 3y=1-2x.\) Suy ra \(P=1-2x+{{x}^{2}}-\sqrt{2}={{\left( x-1 \right)}^{2}}-\sqrt{2}\ge -\sqrt{2}.\)

Dấu “=” xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = - \frac{1}{3} \end{array} \right..\) Vậy \(\min P=-\sqrt{2}.\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 151322

Xét tập hợp các khối nón tròn xoay có cùng góc ở đỉnh \(2\beta ={{90}^{0}}\) và có độ dài đường sinh bằng nhau. Có thể sắp xếp được tối đa bao nhiêu khối nón thỏa mãn cứ hai khối nón bất kì thì chúng chỉ có đỉnh chung hoặc ngoài đỉnh chung đó ra chính có thể có chung một đường sinh duy nhất?    

Xem đáp án

Khi sắp 2 hình nón thỏa mãn điều kiện ban đầu có chung 1 đường sinh và đỉnh chung. Khi đó hai
hình nón đã cho có đáy nằm trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

Vậy sẽ sắp xếp được tối đa sáu hình nón thỏa mãn điều kiện ban đầu các các khối nón có đỉnh nằm
tại tâm của hình lập phương và các mặt đáy của hình nón nội tiếp sáu mặt của hình lập phương.

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 151323

Cho lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều cạnh \(2a. \) Biết \(A'\) cách đều ba đỉnh \(A,B,C\) và mặt phẳng \(\left( A'BC \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( AB'C' \right). \) Thể tích của khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) tính theo \(a\) bằng

Xem đáp án

Có \(A'\) cách đều ba đỉnh \(A,B,C\) nên hình chóp \(A'.ABC\) là hình chóp tam giác đều

\(\Rightarrow A'H\bot \left( ABC \right)\) với \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).

Gọi \(O=A'B\cap AB',O'=A'C\cap AC'.\) Khi đó \(\left( A'BC \right)\cap \left( AB'C' \right)=OO'.\)

Lại có trong \(\left( A'BC \right),A'I\bot OO'\) tại J với \(I\) là trung điểm \(BC.\)

Trong \(\left( AB'C' \right)\) có \(AI\bot OO'\) tại J (có \(\Delta AA'B=\Delta AA'C\Rightarrow AO=AO'\) và J là trung điểm \(OO')\)

\(\Rightarrow \left( \left( A'BC \right),\left( AB'C' \right) \right)=\left( A'I,AJ \right)={{90}^{0}}\), mà ta dễ dàng chứng minh được J là trung điểm \(A'I\) hay trong tam giác \(A'AI\) thì \(AJ\) vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến.

\(\Rightarrow \Delta A'AI\) là tam giác cân tại \(A\) hay \(AA'=AI=a\sqrt{3}.\)

Khi đó: \(h=A'H=\sqrt{AA{{'}^{2}}-{{\left( \frac{2}{3}AI \right)}^{2}}}=\sqrt{{{\left( a\sqrt{3} \right)}^{2}}-{{\left( \frac{2}{3}a\sqrt{3} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{15}}{3}.\)

Vậy \(V={{S}_{ABC}}.A'H={{\left( 2a \right)}^{2}}.\frac{\sqrt{3}}{4}.\frac{a\sqrt{15}}{3}={{a}^{3}}\sqrt{15}.\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 151324

Cho hai hàm số \(y={{a}^{x}},y={{b}^{x}}(a,b\) là các số dương khác 1) có đồ thị là \(\left( {{C}_{1}} \right),\left( {{C}_{2}} \right)\) như hình vẽ. Vẽ đường thẳng \(y=c\left( c>1 \right)\) cắt trục tung và \(\left( {{C}_{1}} \right),\left( {{C}_{2}} \right)\) lần lượt tại \(M,N,P. \) Biết rằng \({{S}_{OMN}}=3{{S}_{ONP}}. \) Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau

Xem đáp án

Vì \({{S}_{OMN}}=3{{S}_{ONP}}\) nên: \({{S}_{OMN}}=\frac{3}{4}{{S}_{OMP\text{ }}}\left( 1 \right)\)

Đường thẳng \(y=c\) cắt \(\left( {{C}_{1}} \right),\left( {{C}_{2}} \right)\) lần lượt tại hai điểm \(N,P\) có hoành độ: \({{x}_{N}}=\log _{a}^{c},{{x}_{P}}=\log _{b}^{c}\)

Từ đó ta có:

\(\left( 1 \right)\Leftrightarrow \int\limits_{0}^{\log _{c}^{a}}{\left( c-{{a}^{x}} \right)dx}=\frac{3}{4}\int\limits_{0}^{\log _{b}^{c}}{\left( c-{{b}^{x}} \right)dx}\)

\(\Leftrightarrow c\log _{a}^{c}-\left( \frac{{{a}^{\log _{a}^{c}}}}{\ln a}-\frac{1}{\ln a} \right)=\frac{3}{4}\left( c\log _{b}^{c}-\left( \frac{{{b}^{\log _{b}^{c}}}}{\ln b}-\frac{1}{\ln b} \right) \right)\)

\(\Leftrightarrow \frac{1}{\ln a}=\frac{3}{4}.\frac{1}{\ln b}\Leftrightarrow 4.\ln b=3\ln a\Leftrightarrow {{b}^{4}}={{a}^{3}}\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 151325

Một tổ gồm 10 học sinh gồm 4 học sinh nữ và 6 học sinh nam, xếp 10 học sinh thành một hàng dọc. Số cách xếp sao cho xuất hiện đúng 1 cặp (1 nữ và 1 nam) và nữ đứng trước nam là 

Xem đáp án

Để xuất hiện đúng 1 cặp nam nữ và nữ đứng trước nam, ta cho nữ đứng gần nhau và đứng đầu
hàng, số cách xếp là: 4!

Nam xếp tiếp theo, số cách xếp là: 6!

Vậy số cách sắp xếp thoả mãn là: 4!6! = 17280

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 151326

Cho phương trình \(\left( {{\log }_{5}}{{x}^{2020}}-mx \right)\sqrt{2{{\log }_{2}}x-x}=0. \) Số giá trị nguyên của \(m\) để phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biệt là  

Xem đáp án

Điều kiện xác định \(\left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ 2{\log _2}x - x \ge 0 \end{array} \right.\)

Với điều kiện trên, pt trở thành \(\left[ \begin{array}{l} 2{\log _2}x - x = 0\\ {\log _5}{x^{2020}} - mx = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 2{\log _2}x - x = 0{\rm{ }}\left( 1 \right)\\ \frac{{{{\log }_5}{x^{2020}}}}{x} = m{\rm{ }}\left( 2 \right) \end{array} \right.\)

Xét phương trình \(\left( 1 \right):f\left( x \right)=2{{\log }_{2}}x-x=0\)

Ta có \(f\left( 2 \right)=f\left( 4 \right)=0\Rightarrow x=2;x=4\) là hai nghiệm của phương trình.

Với \(x\in \left( 2;4 \right)\) ta có \(f'\left( x \right)=\frac{2}{x\ln 2}-1=\frac{2-x\ln 2}{x\ln 2}=0;f'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=\frac{2}{\ln 2}\)

Bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên, suy ra \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm \(x=2;x=4.\)

Do đó để phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biệt thì phương trình (2) phải có 2 nghiệm phân biệt trên khoảng \(\left( 2;4 \right).\)

\(\left( 2 \right)\Leftrightarrow g\left( x \right)=\frac{2020.{{\log }_{5}}x}{x}=m\) vì \(x>0\)

Xét hàm số \(g\left( x \right)=\frac{2020{{\log }_{5}}x}{x}\) trên khoảng \(\left( 2;4 \right)\) có

\(g'\left( x \right)=\frac{2020{{\log }_{5}}e-2020{{\log }_{5}}x}{{{x}^{2}}};g'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=e\)

Bảng biến thiên

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy để (2) có hai nghiệm phân biệt thì \(434,98<m<461,72\)

Mà \(m\in \mathbb{Z}\) nên \(m\in \left\{ 435;436;...;461 \right\}\)

Vậy có 27 giá trị nguyên thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 151327

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên mỗi khoảng \(\left( -\infty ;1 \right)\) và \(\left( 1;+\infty  \right)\), có bảng biến thiên như hình bên. Tổng số đường tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số \(y=\frac{{{2}^{f\left( x \right)}}+1}{f\left( x \right)}\) là

Xem đáp án

Ta có \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-\infty \) và \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=2\)

Suy ra \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{2}^{f\left( x \right)}}+1}{f\left( x \right)}=\frac{5}{2}\Rightarrow y=\frac{5}{2}\) là đường tiệm cận ngang.

 \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{2}^{f\left( x \right)}}+1}{f\left( x \right)}=0\Rightarrow y=0\) là đường tiệm cận ngang.

Xét phương trình \(f\left( x \right)=0.\) Dựa vào bảng biến thiên ta thấy phương trình này có 2 nghiệm \({{x}_{1}}\in \left( -\infty ;1 \right)\) và \({{x}_{2}}\in \left( 1;+\infty  \right)\Rightarrow \) đồ thị hàm số có 2 tiệm cận đứng.

Vậy đồ thị hàm số đã cho có 4 đường tiệm (2 tiệm cận đứng và 2 tiệm cận ngang)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »