Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Phú Nhuận lần 2
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Phú Nhuận lần 2
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
49 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Có bao nhiêu cách chọn 3 học sinh từ một nhóm gồm 7 học sinh.
Chọn 3 học sinh từ một nhóm gồm 7 học sinh có \(C_7^3 = 35\) cách (việc chọn học sinh ra không có tính thứ tự).
Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=2\) và \({{u}_{5}}=18\). Giá trị của \({{u}_{3}}\) bằng
Ta có:\({{u}_{1}}+4d={{u}_{5}}\Rightarrow 2+4d=18\Rightarrow d=4\).
Cho hàm số \(f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào, trong các khoảng đã cho dưới đây?
Ta thấy trên \(\left( 4;+\infty \right)\) thì \({f}'(x)>0\) nên hàm số đồng biến.
Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:
Điềm cực tiểu của hàm số đã cho là:
Vì \({f}'(x)\) đổi dấu từ - sang + khi hàm số qua x=1 nên \({{x}_{CT}}=1\)
Cho hàm số f(x) có bảng xét dấu của đạo hàm \({{f}^{\prime }}(x)\) như sau:
Hàm số f(x) có bao nhiêu điềm cực trị?
Ta thấy \({f}'(x)\) đổi dấu khi đi qua x=-1,x=3,x=7,x=11 nên chúng đều là các điểm cực trị của hàm số f(x).
Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{x+2}{2-x}\) là đường thẳng:
Ta có \(\underset{x\to {{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{x+2}{2-x}=+\infty \) và \(\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{x+2}{2-x}=-\infty \) nên x=2 là tiệm cận đứng.
Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?
Đây chính là dạng của đồ thị hàm trùng phương có hệ số a<0, có ba điểm cực trị và cắt trục tung tại điểm có tung độ dương.
Khi đó chỉ có \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}+3\) là thỏa mãn.
Đồ thị của hàm số \(y={{x}^{3}}-3x+2\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng
Để tìm tọa độ của giao điểm với trục hoành, ta cho y = 0
Khi đó: \({x^3} - 3x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = - 2 \end{array} \right. \Rightarrow \left( C \right) \cap Ox = \left\{ {A\left( {1;0} \right),B\left( { - 2;0} \right)} \right\}\)
Với a là số thực dương tùy ý, \({{\log }_{4}}\left( 16a \right)\) bằng
\({\log _4}(16a) = {\log _4}16 + {\log _4}a = 2 + {\log _4}a.\)
Đạo hàm của hàm số \(y={{4}^{x}}\) là:
Áp dụng công thức \(\left( {{a}^{x}} \right)'={{a}^{x}}\ln a\) với \(a>0,a\ne 1\) ta được \({y}'=\left( {{4}^{x}} \right)'={{4}^{x}}\ln 4\).
Với a là số thực dương tùy ý \(\sqrt[3]{{{a^9}}}\) bằng
\(\sqrt[3]{{{a^9}}}\) = a3
Nghiệm của phương trình \({3^{4x - 12}} = 81\) là:
\({3^{4x - 12}} = 81 \Leftrightarrow 4x - 12 = 4 \Leftrightarrow x = 4\)
Nghiệm của phương trình \({\log _4}\left( {4x} \right) = 2\) là:
\({\log _4}\left( {4x} \right) = 2 \Leftrightarrow 4x = 16 \Leftrightarrow x = 4\)
Cho hàm số \(f\left( x \right)=5{{x}^{4}}+1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
\(\int f \left( x \right){\rm{d}}x = \int {\left( {5{x^4} + 1} \right)} {\rm{d}}x = {x^5} + x + C\)
Cho hàm số \(f\left( x \right)=\cos 3x\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
\(\int {{\rm{cos}}\,{\rm{3}}x{\rm{d}}x} = \frac{1}{3}\sin {\rm{3}}x + C\)
Nếu \(\int_{-1}^{2}{f}\left( x \right)\text{d}x=2\) và \(\int_{2}^{5}{f}\left( x \right)\text{d}x=-3\) thì \(\int_{-1}^{5}{f}\left( x \right)\text{d}x\) bằng
\(\int_{ - 1}^5 f (x){\rm{d}}x = \int_{ - 1}^2 f (x){\rm{d}}x + \int_2^5 f (x){\rm{d}}x = 2 + \left( { - 3} \right) = - 1\)
Tích phân \(\int_0^2 {{x^5}} \;dx\) bằng
\(\int_0^2 {{x^5}} \;dx = \frac{{{x^6}}}{6}\left| \begin{array}{l} 2\\ 0 \end{array} \right. = \frac{{{2^6}}}{6} - 0 = \frac{{32}}{3}\)
Số phức liên hợp của số phức z = 6 - 7i là:
\(\overline z = 6 + 7i\)
Cho hai số phức z=2+i và w=3+2i. Số phức z-w bằng
\(z - w = (2 + i) - (3 + 2i) = - 1 - i.\)
Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức \(4+\sqrt{3}i\) có tọa độ là
Điểm biểu diễn của z=a+bi có tọa độ là (a;b) nên \(4+\sqrt{3}i\) biểu diễn bởi \(\left( 4;\sqrt{3} \right)\).
Một khối chóp có diện tích đáy bằng 18 và chiều cao bằng 12. Thể tích của khối chóp đó bằng
\(V = \frac{1}{3}.B.h = \frac{1}{3}.18.12 = 72\)
Thể tích của khối hộp chữ nhật có ba kích thước 5; 8; 6 bằng
V = a.b.c = 5.8.6 = 240
Công thức tính thể tích V của khối nón có bán kính đáy r và chiều cao 3h là:
\(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}3h = \pi {r^2}h.\)
Một hình trụ có bán kính đáy \(r=8\,cm\) và độ dài đường sinh \(l=5\,cm.\) Diện tích xung quanh của hình trụ đó bằng
\({S_{xq}} = 2\pi r.l = 80\pi c{m^3}\)
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 0;1;-2 \right)\) và \(B\left( 6;1;0 \right).\) Trung điểm của đoạn thẳng AB có tọa độ là
Tọa độ trung điểm đoạn thẳng AB là \(\left( {3;1; - 1} \right).\)
Trong không gian Oxyz, mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x+2 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=16\) có bán kính bằng
Bán kính mặt cầu \(R = \sqrt {16} = 4\)
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng nào dưới đây đi qua điểm \(M\left( 3;-1;0 \right)\)?
Thay điểm M vào phương trình các mặt phẳng, ta thấy \(M\in \left( {{P}_{1}} \right)\).
Trong không gian Oxyz, vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua gốc tọa độ O và điểm \(M\left( -1;3;2 \right)\)?
\(\overrightarrow {OM} = \left( { - 1;3;2} \right) = - \left( {1; - 3; - 2} \right)\)
Chọn ngẫu nhiên một số trong 21 số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được số chẵn bằng
Chọn ngẫu nhiên một số trong 21 số nguyên dương đầu tiên \(\Rightarrow n\left( \Omega \right)=21\).
Chọn được 1 số chẵn: có 10 cách chọn.
Vậy xác suất cần tìm là \(P=\frac{10}{21}\).
Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?
\(y = - \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{{x^2}}}{2} - x \Rightarrow y' = - \left( {{x^2} - x + 1} \right) < 0\;\forall x \in R\)
Suy ra hàm số nghịch biến trên R
Cho hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-2.\) Kí hiệu \(M=\underset{x\in \left[ 0;2 \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right), m=\underset{x\in \left[ 0;2 \right]}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right).\) Khi đó M-m bằng
\(f\left( x \right)={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-2\)
\(D=\mathbb{R}\)
\({f}'\left( x \right)=4{{x}^{3}}-4x=4x\left( {{x}^{2}}-1 \right)\)
\(\Rightarrow {f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=\pm 1 \\ \end{align} \right.\)
\(x=0\Rightarrow f\left( x \right)=-2\).
\(x=1\Rightarrow f\left( x \right)=-3=m\)
\(x=2\Rightarrow f\left( x \right)=6=M\)
\(\Rightarrow M-m=9.\)
Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{1}{3}} \right)^{ - 3{x^2}}} < {3^{2x + 1}}\) là
\({\left( {\frac{1}{3}} \right)^{ - 3{x^2}}} < {3^{2x + 1}} \Leftrightarrow 3{x^2} < 2x + 1 \Leftrightarrow - \frac{1}{3} < x < 1\)
Nếu \(\int\limits_{0}^{2}{\left[ 2f\left( x \right)+x \right]dx=5}\) thì \(\int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)dx}\) bằng
\(\int\limits_0^2 {\left[ {2f\left( x \right) + x} \right]dx = 5} \Leftrightarrow 2\int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx + \int\limits_0^2 x dx = 5} \Leftrightarrow 2\int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx + \frac{{{x^2}}}{2}\left| \begin{array}{l} 2\\ 0 \end{array} \right. = 5} \Rightarrow \int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx = \frac{3}{2}} \)
Cho số phức z=2-i. Môđun của số phức \(\left( 1+i \right)z\) bằng
\(\left( {1 + i} \right)z = \left( {1 + i} \right).\left( {2 - i} \right) = 3 + i \Rightarrow \left| {\left( {1 + i} \right)z} \right| = \sqrt {10} \)
Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có \({B}'B=a\), đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và \(AC=a\sqrt{3}\). Góc giữa \({C}'A\) và mp \(\left( ABC \right)\) bằng
Ta có \({B}'B=a\Rightarrow C{C}'=a\)
\(AC=a\sqrt{3}\)
Góc giữa \({C}'A\) và mp \(\left( ABC \right)\) bằng góc đường thẳng \({C}'A\) và CA bằng góc \({C}'AC\)
\(\tan \overset{/\,\,\backslash }{\mathop{{C}'AC}}\,=\frac{{C}'C}{AC}=\frac{a}{a\sqrt{3}}=\frac{\sqrt{3}}{3}\Rightarrow \overset{/\,\,\backslash }{\mathop{{C}'AC}}\,={{30}^{0}}\).
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a và cạnh bên tạo với đáy một góc \(60{}^\circ \). Khoảng cách từ S đến mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng
Gọi \(O = AC \cap BD \Rightarrow SO \bot \left( {ABCD} \right)\)
\( \Rightarrow \widehat {SCO} = 60^\circ \Rightarrow \tan 60^\circ = \frac{{SO}}{{OC}} \Rightarrow SO = OC\sqrt 3 = \frac{a}{{\sqrt 2 }}.\sqrt 3 = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, mặt cầu có tâm \(I\left( -1;\,\,2;\,\,0 \right)\) và đi qua điểm \(M\left( 2;6;0 \right)\) có phương trình là:
Ta có bán kính \(R=IM=\sqrt{{{3}^{2}}+{{4}^{2}}+0}=5\).
Vậy phương trình mặt cầu tâm \(I\left( -1;\,\,2;\,\,0 \right)\), bán kính R=5 là \({{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=25\)
Trong không gian Oxyz, đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( 2;\,3;\,-1 \right),B\left( 1;\,2;\,4 \right)\) có phương trình tham số là:
\(\overrightarrow {AB} = \left( { - 1; - 1;5} \right)\)
Vậy phương trình chính tắc của đường thẳng AB đi qua điểm A và nhận \(\overrightarrow{AB}=\left( -1;-1;5 \right)\) làm vectơ chỉ phương là: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 - t\\ y = 3 - t\\ z = - 1 + 5t \end{array} \right.\)
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)\). Hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) liên tục trên tập số thực \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình vẽ.
Biết \(f\left( -1 \right)=\frac{13}{4},\,f\left( 2 \right)=6\). Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(g\left( x \right)={{f}^{3}}\left( x \right)-3f\left( x \right)\) trên \(\left[ -1;2 \right]\) bằng
Từ đồ thị hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) và giả thiết \(f\left( -1 \right)=\frac{13}{4},\,f\left( 2 \right)=6\) ta có bảng biến thiên hàm số \(y=f\left( x \right)\) trên \(\left[ -1;2 \right]\):
Ta có \({g}'\left( x \right)=3{{f}^{2}}\left( x \right).{f}'\left( x \right)-3{f}'\left( x \right)\).
Xét trên đoạn \(\left[ -1;2 \right]\).
\({g}'\left( x \right)=0 \Leftrightarrow 3{f}'\left( x \right)\left[ {{f}^{2}}\left( x \right)-1 \right]=0 \Leftrightarrow {f}'\left( x \right)=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=-1 \\ & x=2 \\ \end{align} \right.\)
Bảng biến thiên
\(\Rightarrow \underset{\left[ -1;2 \right]}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)=g\left( -1 \right)={{f}^{3}}\left( -1 \right)-3f\left( -1 \right)=\frac{1573}{64}\).
Có bao nhiêu số nguyên dương y sao cho ứng với mỗi y có không quá 5 số nguyên x thỏa mãn \(\left( {{3}^{x+1}}-\sqrt{3} \right)\left( {{3}^{x}}-y \right)<0?\)
Đặt \(t={{3}^{x}}>0\), ta có bpt \(\left( 3t-\sqrt{3} \right).\left( t-y \right)<0\Leftrightarrow \left( t-\frac{\sqrt{3}}{3} \right).\left( t-y \right)<0\)
Vì \(y\in {{\mathbb{N}}^{+}}\) nên \(\frac{\sqrt{3}}{3}<t<y\)
Suy ra \(\frac{\sqrt{3}}{3}<{{3}^{x}}<y\Leftrightarrow -\frac{1}{2}<x<{{\log }_{3}}y\)
Yêu cầu bài toán \(\Leftrightarrow {{\log }_{3}}y\le 5\Leftrightarrow y\le {{3}^{5}}\Rightarrow y=\left\{ 1,2,3...243 \right\}\)
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} 4x - \sqrt {4x + 9} \,\,\,{\rm{khi}}\,\,x > 0\\ 4a + {\tan ^2}\,x\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,x \le 0 \end{array} \right.\), đồng thời \(I = \int\limits_{ - \frac{\pi }{4}}^4 {f\left( x \right)dx} = \frac{{50}}{3}\). Tính a.
\(I = \int\limits_{ - \frac{\pi }{4}}^4 {f\left( x \right)dx} = \int\limits_{ - \frac{\pi }{4}}^0 {f\left( x \right)dx} + \int\limits_0^4 {f\left( x \right)dx} = \int\limits_{ - \frac{\pi }{4}}^0 {\left( {4a + {{\tan }^2}\,x} \right)dx} + \int\limits_0^4 {\left( {4x - \sqrt {4x + 9} } \right)dx} \)
\( = \int\limits_{ - \frac{\pi }{4}}^0 {\left( {4a - 1} \right)dx} + \int\limits_{ - \frac{\pi }{4}}^0 {\left( {1 + {{\tan }^2}\,x} \right)dx} + \int\limits_0^4 {\left( {4x - \sqrt {4x + 9} } \right)dx} \)
\( = \left. {\left( {4a - 1} \right)} \right|_{ - \frac{\pi }{4}}^0 + \left. {\tan \,x} \right|_{ - \frac{\pi }{4}}^0 + \left. {\left( {2{x^2} - \frac{{\sqrt {{{\left( {4x + 9} \right)}^3}} }}{6}} \right)} \right|_0^4\)
\( = \left( {4a - 1} \right)\pi + 1 + \frac{{47}}{3} = \frac{{50}}{3} \Leftrightarrow a = \frac{1}{4}\)
Tính môđun của số phức z thỏa mãn \(\left( 1+i \right).z.\left| z \right|-1=\left( i-2 \right)\left| z \right|\) và \(\left| z \right|\) là một số nguyên
Ta có \(\left( 1+i \right).z.\left| z \right|-1=\left( i-2 \right)\left| z \right| \Leftrightarrow \left( 1+i \right).z.\left| z \right|=1-2\left| z \right|+i.\left| z \right|\)
\(\Rightarrow \left| \left( 1+i \right).z.\left| z \right| \right|=\left| 1-2\left| z \right|+i.\left| z \right| \right| \Leftrightarrow \sqrt{2}.{{\left| z \right|}^{2}}=\sqrt{{{\left( 1-2\left| z \right| \right)}^{2}}+{{\left| z \right|}^{2}}}\)
\(\Leftrightarrow 2{{\left| z \right|}^{4}}=5{{\left| z \right|}^{2}}-4\left| z \right|+1 \Leftrightarrow \left( \left| z \right|-1 \right)\left( 2{{\left| z \right|}^{3}}+2{{\left| z \right|}^{2}}-3\left| z \right|+1 \right)=0\).
Do \(\left| z \right|\) là một số nguyên nên suy ra \(\left| z \right|=1\).
Cho hình chóp S.ABC là tam giác vuông tại A, \(\widehat{ABC}=30{}^\circ \), BC=a. Hai mặt bên \(\left( SAB \right)\) và \(\left( SAC \right)\) cùng vuông góc với đáy \(\left( ABC \right)\), mặt bên \(\left( SBC \right)\) tạo với đáy một góc \(45{}^\circ \). Thể tích của khối chóp \(S.ABC\) là
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \left( {SAB} \right) \bot \left( {ABC} \right)\\ \left( {SAC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\\ \left( {SAB} \right) \cap \left( {SAC} \right) = SA \end{array} \right. \Rightarrow SA \bot \left( {ABC} \right)\)
Kẻ \(AH \bot BC \Rightarrow SH \bot BC\)
Khi đó: \(\left\{ \begin{array}{l} \left( {SBC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC\\ BC \bot AH\\ BC \bot SH \end{array} \right. \Rightarrow \widehat {SHA} = 45^\circ \)
Mà \(AB = BC.{\rm{cos}}30^\circ = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) và \(AC = BC.\sin 30^\circ = \frac{a}{2}\) nên \(AH = AB.\sin 30^\circ = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\)
Nên \(SA = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\).
Do đó \(V = \frac{1}{3}{S_{ABC}}.SA = \frac{1}{6}AB.AC.SA = \frac{{{a^3}}}{{32}}\).
Một người xây nhà xưởng hình hộp chữ nhật có diện tích mặt sàn là \(1152{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\) và chiều cao cố định. Người đó xây các bức tường xung quanh và bên trong để ngăn nhà xưởng thành ba phòng hình chữ nhật có kích thước như nhau (không kể trần nhà). Vậy cần phải xây các phòng theo kích thước nào để tiết kiệm chi phí nhất (bỏ qua độ dày các bức tường).
Đặt \(x,\text{ }y,\text{ }h\) lần lượt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao mỗi phòng.
Theo giả thiết, ta có \(x.3y=1152\Leftrightarrow y=\frac{384}{x}\).
Để tiết kiệm chi phí nhất khi diện tích toàn phần nhỏ nhất.
Ta có \({{S}_{\text{tp}}}=4xh+6yh+3xy=4xh+6.\frac{384}{x}h+1152=4h\left( x+\frac{576}{x} \right)+1152\).
Vì h không đổi nên \({{S}_{\text{tp}}}\) nhỏ nhất khi \(f\left( x \right)=x+\frac{576}{x}\) (với x>0) nhỏ nhất.
Áp dụng BĐT Côsi \(x+\frac{576}{x}\ge 2\sqrt{x.\frac{576}{x}}=48\).
Dấu ''='' xảy ra \(\Leftrightarrow x=\frac{576}{x}\Leftrightarrow x=24\Rightarrow y=16\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxy, gọi d đi qua \(A\left( 3;-1;1 \right)\), nằm trong mặt phẳng \(\left( P \right):x-y+z-5=0\), đồng thời tạo với \(\Delta :\frac{x}{1}=\frac{y-2}{2}=\frac{z}{2}\) một góc \(45{}^\circ \). Phương trình đường thẳng d là
\(\Delta \) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{{{a}_{\Delta }}}=\left( 1;2;2 \right)\)
d có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{{{a}_{d}}}=\left( a;b;c \right)\)
\(\left( P \right)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\left( 1;-1;1 \right)\)
\(d\subset \left( P \right)\Rightarrow \overrightarrow{{{a}_{d}}}\bot \overrightarrow{{{n}_{P}}}\Leftrightarrow b=a+c \left( 1 \right)\)
\(\left( \Delta ,d \right)={{45}^{0}}\Leftrightarrow \cos \left( \Delta ,d \right)=\cos {{45}^{0}}\)
\(\Leftrightarrow \frac{\left| a+2b+2c \right|}{3\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}}=\frac{\sqrt{2}}{2}\Leftrightarrow 2{{\left( a+2b+2c \right)}^{2}}=9\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có: \(14{{c}^{2}}+30ac=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & c=0 \\ & 15a+7c=0 \\ \end{align} \right.\)
Với c=0, chọn a=b=1, phương trình đường thẳng d là \(\left\{ \begin{align} & x=3+t \\ & y=-1-t \\ & z=1 \\ \end{align} \right.\)
Với 15a+7c=0, chọn \(a=7\Rightarrow c=-15;b=-8\), phương trình đường thẳng d là \(\left\{ \begin{align} & x=3+7t \\ & y=-1-8t \\ & z=1-15t \\ \end{align} \right.\)
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ.
Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(y=\left| f\left( x-1 \right)+m \right|\) có 5 điểm cực trị. Tổng giá trị tất cả các phần tử của S bằng
Nhận xét: Số giao điểm của \(\left( C \right):y=f\left( x \right)\) với Ox bằng số giao điểm của \(\left( {{C}'} \right):y=f\left( x-1 \right)\) với Ox.
Vì m>0 nên \(\left( {{{C}'}'} \right):y=f\left( x-1 \right)+m\) có được bằng cách tịnh tiến \(\left( {{C}'} \right):y=f\left( x-1 \right)\) lên trên m đơn vị.
TH1: 0<m<3. Đồ thị hàm số có 7 điểm cực trị. Loại.
TH2: m=3. Đồ thị hàm số có 5 điểm cực trị. Nhận.
TH3: 3<m<6. Đồ thị hàm số có 5 điểm cực trị. Nhận.
TH4: \(m\ge 6\). Đồ thị hàm số có 3 điểm cực trị. Loại.
\(3\le m<6\). Do \(m\in {{\mathbb{Z}}^{*}}\) nên \(m\in \left\{ 3;4;5 \right\}\).
Vậy tổng giá trị tất cả các phần tử của S bằng 12.
Có bao nhiêu cặp số \(\left( x;\,y \right)\) thỏa mãn tính chất \({{\left( {{\log }_{y}}x \right)}^{2021}}={{\log }_{y}}{{x}^{2021}}\), ở đó x là số thực dương, y là số nguyên dương nhỏ hơn 2021.
ĐK \(\left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ y \in {N^*},\,\,2 \le y \le 2020 \end{array} \right.\)
\({\left( {{{\log }_y}x} \right)^{2021}} = {\log _y}{x^{2021}} \Leftrightarrow {\left( {{{\log }_y}x} \right)^{2021}} - 2021.{\log _y}x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {\log _y}x = 0\\ {\left( {{{\log }_y}x} \right)^{2020}} = 2021 \end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ {\log _y}x = \pm \sqrt[{2020}]{{2021}} = \pm a \ne \pm 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = {y^{ \pm a}} \end{array} \right.\)
Với \(x=1\Rightarrow y\in \left\{ 2;3;4;...;2020 \right\}\Rightarrow \) có 2019 cặp \(\left( x;\,y \right)\)
\(x={{y}^{\pm a}},\) có \(2\le y\le 2020\Rightarrow \) có 2019.2=4038 cặp \(\left( x;\,y \right)\)
Vậy có 6057.
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ -3;1 \right]\) và có đồ thị như hình vẽ dưới. Biết diện tích các hình A,B,C lần lượt là 27, 2 và 3. Tính tích phân \(I=\int\limits_{0}^{2}{\left( {{x}^{3}}+x \right)}{f}'\left( {{x}^{2}}-3 \right)\text{d}x\).
Đặt \(t = {x^2} - 3 \Rightarrow 2x{\rm{d}}x = {\rm{d}}t\).
Suy ra
\(I = \int_0^2 {({x^3} + x)} f'({x^2} - 3)\;{\rm{d}}x = \frac{1}{2}\int_0^2 2 x({x^2} - 3 + 4)f'({x^2} - 3)\;{\rm{d}}x = \frac{1}{2}\int_{ - 3}^1 {(t + 4)} f'(t)\;{\rm{d}}t\)
\(\Rightarrow 2I = \int_{ - 3}^1 {(x + 4)} f'(x)\;{\rm{d}}x\)
Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = x + 4\\ {\rm{d}}v{\rm{ }} = {\rm{ }}f'\left( x \right){\rm{d}}x \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\rm{d}}u = {\rm{d}}x\\ v{\rm{ }} = {\rm{ }}f\left( x \right) \end{array} \right.\).
Ta có \(2I = \int_{ - 3}^1 {(x + 4)} f'(x)\;{\rm{d}}x = (x + 4)f(x)|_{ - 3}^1 - \int_{ - 3}^1 f (x)\;{\rm{d}}x = - \int_{ - 3}^1 f (x)\;{\rm{d}}x\)
\( = - \int_{ - 3}^{ - 1} f (x)\;{\rm{d}}x - \int_{ - 1}^0 f (x)\;{\rm{d}}x - \int_0^1 f (x)\;{\rm{d}}x\)
\( = {\rm{ }} - 27{\rm{ }} + {\rm{ }}2{\rm{ }} - 3{\rm{ }} = - 28 \Rightarrow I = - 14.\)
Xét số phức z thỏa mãn \(\left| z+3-2i \right|+\left| z-3+i \right|=3\sqrt{5}\). Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\left| z+2 \right|+\left| z-1-3i \right|\). Khi đó
Gọi \(A\left( -3;2 \right),B\left( 3;-1 \right),C\left( -2;0 \right),D\left( 1;3 \right)\)
Từ giả thiết suy ra tập hợp điểm biểu diễn z là đoạn thẳng AB. Bài toán trở thành tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của NC+ND, với N là một điểm bất kì trên đoạn AB.
Dễ thấy CD cắt AB nên NC+ND nhỏ nhất khi C,N,D thẳng hàng, \(\text{ }\Rightarrow m=CD=3\sqrt{2}\).
\(NC+ND\le \sqrt{2}\sqrt{N{{C}^{2}}+N{{D}^{2}}}\)
Gọi I là trung điểm CD, \(N{{C}^{2}}+N{{D}^{2}}=2N{{I}^{2}}+\frac{C{{D}^{2}}}{2}\). Gọi H là hình chiếu của I lên CD, do AH<HB nên NI lớn nhất khi N trùng B.
Vậy \(M=CB+DB=\sqrt{26}+2\sqrt{5}\).
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):\,{{x}^{2}}\,+\,{{y}^{2}}\,+\,{{z}^{2}}\,=\,3\). Một mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) tiếp xúc với mặt cầu \(\left( S \right)\) và cắt các tia \(Ox,\,Oy,\,Oz\) lần lượt tại các điểm \(A,\,B,\,C\) thoả mãn \(O{{A}^{2}}\,+\,O{{B}^{2}}\,+\,O{{C}^{2}}\,=\,27\). Diện tích của tam giác ABC bằng
Giả sử \(A\left( a;\,0;\,0 \right),\,B\left( 0;\,b;\,0 \right),\,C\left( 0;\,0;\,c \right)\)
Do \(A,\,B,\,C\) nằm trên các tia \(Ox,\,Oy,\,Oz\) nên \(a,\,b,\,c\,>\,0\).
\(O{{A}^{2}}\,+\,O{{B}^{2}}\,+\,O{{C}^{2}}\,=\,27\,\Leftrightarrow \,{{a}^{2}}\,+\,{{b}^{2}}\,+\,{{c}^{2}}\,=\,27\)
Ta có \(\left( \alpha \right):\,\frac{x}{a}\,+\,\frac{y}{b}\,+\,\frac{z}{c}\,=\,1\,\Leftrightarrow \,bcx\,+\,cay\,+\,abz\,-\,abc\,=\,0\)
Mặt cầu \(\left( S \right):\,{{x}^{2}}\,+\,{{y}^{2}}\,+\,{{z}^{2}}\,=\,3\) có tâm O và bán kính \(R\,=\,\sqrt{3}\)
Do \(\left( \alpha \right)$ tiếp xúc với \(\left( S \right)\) nên \(d\left( O;\,\left( \alpha \right) \right)\,=\,\sqrt{3}\,\Leftrightarrow \,\frac{abc}{\sqrt{{{a}^{2}}{{b}^{2}}\,+\,{{b}^{2}}{{c}^{2}}\,+\,{{c}^{2}}{{a}^{2}}}}\,=\,\sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \,{{a}^{2}}{{b}^{2}}{{c}^{2}}\,=\,3\left( {{a}^{2}}{{b}^{2}}\,+\,{{b}^{2}}{{c}^{2}}\,+\,{{c}^{2}}{{a}^{2}} \right)\,\Leftrightarrow \,\frac{1}{{{a}^{2}}}\,+\,\frac{1}{{{b}^{2}}}\,+\,\frac{1}{{{c}^{2}}}\,=\,\frac{1}{3}\)
Ta có \(\left( {{a}^{2}}\,+\,{{b}^{2}}\,+\,{{c}^{2}} \right)\left( \frac{1}{{{a}^{2}}}\,+\,\frac{1}{{{b}^{2}}}\,+\,\frac{1}{{{c}^{2}}} \right)\,\ge \,3.\sqrt[3]{{{a}^{2}}{{b}^{2}}{{c}^{2}}}.\frac{3}{\sqrt[3]{{{a}^{2}}{{b}^{2}}{{c}^{2}}}}\,=\,9\)
Mà theo giả thiết \(\left( {{a}^{2}}\,+\,{{b}^{2}}\,+\,{{c}^{2}} \right)\left( \frac{1}{{{a}^{2}}}\,+\,\frac{1}{{{b}^{2}}}\,+\,\frac{1}{{{c}^{2}}} \right)\,=\,9\) nên từ đó ta có \(a\,=\,b\,=\,c\,=\,3\)
\({V_{OABC}} = \frac{{abc}}{6} = \frac{9}{2} \Rightarrow {S_{\Delta ABC}} = \frac{{3{V_{OABC}}}}{{d\left( {O,\left( \alpha \right)} \right)}} = \frac{{27}}{{2\sqrt 3 }} = \frac{{9\sqrt 3 }}{2}\)