Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Phùng Khắc Khoan

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Phùng Khắc Khoan

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 170074

Diện tích xung quanh của hình nón có độ dài đường sinh \(l\) và bán kính \(r\) bằng

Xem đáp án

Ta có: Diện tích xung quanh của hình nón có độ dài đường sinh \(l\) và bán kính \(r\) là \({S_{xq}} = \pi rl.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 170076

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình bên.

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Theo bài ra, ta có: Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {3; + \infty } \right)\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 170077

Có bao nhiêu cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 8 học sinh?

Xem đáp án

Mỗi cách chọn 2 học sinh từ một nhóm 8 học sinh là một tổ hợp chập 2 của 8.

Vậy số cách chọn là \(C_8^2\).

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 170080

Cho a là số thực dương tùy ý, \(\ln \frac{e}{{{a^2}}}\) bằng

Xem đáp án

\(\ln \frac{e}{{{a^2}}} = 1 - 2\ln a\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 170081

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{x+1}{1}=\frac{z-1}{-1}=\frac{y-3}{2}\). Một vectơ chỉ phương của d là

Xem đáp án

Phương trình chính tắc của d được viết lại: \(\frac{x+1}{1}=\frac{y-3}{2}=\frac{z-1}{-1}\)

Suy ra, vectơ chỉ phương của d là \(\overrightarrow{{{u}_{3}}}(1;2;-1)\).

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 170082

Nghiệm của phương trình 2x-3 = \(\frac12\) là

Xem đáp án

2x-3 = \(\frac12\)

⇔ 2x-3 = 2-1

⇔ x - 3 = -1

⇔ x = 2

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 170083

Cho hàm số bậc bốn y = f(x) có đồ thị như hình dưới đây. Số nghiệm của phương trình \(3f\left( x \right) + 1 = 0\) là

Xem đáp án

Ta có: \(3f\left( x \right) + 1 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = - \frac{1}{3}\,{\,^{\left( 1 \right)}}\).

Phương trình (1) là phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị: đồ thị hàm số y = f(x) (hình vẽ) và đồ thị hàm số \(y =  - \frac{1}{3}\) là đường thẳng vuông góc với trục tung tại điểm có tung độ bằng \(- \frac{1}{3}\). Do đó số nghiệm của phương trình (1) là số giao điểm của hai đồ thị.

Từ đồ thị (hình vẽ) suy ra (1) có đúng 2 nghiệm phân biệt.

Vậy số nghiệm của phương trình đã cho là 2.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 170084

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\) là

Xem đáp án

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{x - 1}}{{x + 1}} =  - \infty \) vì \(\left\{ \begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \left( {x - 1} \right) = - 2 < 0\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \left( {x + 1} \right) = 0\\ x + 1 > 0\,\,khi\,\,x > - 1 \end{array} \right.\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{x - 1}}{{x + 1}} =  + \infty \) vì \(\left\{ \begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \left( {x - 1} \right) = - 2 < 0\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \left( {x + 1} \right) = 0\\ x + 1 < 0\,\,khi\,\,x < - 1 \end{array} \right.\)

Vậy đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng là x = -1.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 170085

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + 2z - 1 = 0\). Khoảng cách từ điểm \(A\left( {1; - 2;1} \right)\) đến mặt phẳng (P) bằng

Xem đáp án

\(d\left( {A,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {1 - 2.\left( { - 2} \right) + 2.1 - 1} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2} + {2^2}} }} = 2\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 170086

Phần ảo của số phức \(z =  - 1 + i\) là

Xem đáp án

Ta có: \(z =  - 1 + i \Rightarrow \) Phần ảo của z là 1.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 170087

Cho biểu thức \(P=\sqrt[4]{{{x}^{5}}}\) với \(x>0\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

\(P = \sqrt[4]{{{x^5}}} = {x^{\frac{5}{4}}}\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 170088

Một trong bốn hàm số cho trong các phương án A, B, c, D sau đây có đồ thị như hình vẽ

Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

Xem đáp án

Từ đồ thị hàm số, ta suy ra y' = 0 có hai nghiệm là x = 0 và x = 2 và trong khoảng (0;2) hàm số nghịch biến nên suy ra chọn đáp án B

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 170089

Thể tích khối tứ diện đều có cạnh bằng 2.

Xem đáp án

Xét tứ diện đều ABCD có cạnh bằng 2.

Gọi I là trung điểm CD, H là tâm trực tâm (cũng là trọng tâm) của \(\Delta BCD\). Khi đó \(AH\bot \left( BCD \right)\). Thể tích của tứ diện đều \(V=\frac{1}{3}.{{S}_{\Delta BCD}}.AH\).

Ta có \(BH=\frac{2}{3}BI=\frac{2\sqrt{3}}{3}\Rightarrow AH=\sqrt{A{{B}^{2}}-B{{H}^{2}}}=\frac{2\sqrt{6}}{3}\); \({{S}_{\Delta BCD}}=\sqrt{3}.\)

Vậy \(V=\frac{1}{3}.{{S}_{\Delta BCD}}.AH=\frac{2\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 170090

Cho d là đường thẳng đi qua điểm A(1;2;3) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):4x + 3y - 7z + 1 = 0\). Phương trình chính tắc của d là

Xem đáp án

Ta có \(\left( \alpha  \right):4x+3y-7z+1=0 \Rightarrow {{\overrightarrow{n}}_{\left( \alpha  \right)}}=\left( 4\,;3\,;-7 \right)\) là VTPT của mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\)

Mà đường thẳng \(d\bot \left( \alpha  \right)\) \(\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}_{\left( \alpha  \right)}}=\left( 4\,;3\,;-7 \right)\) là VTCP của đường thẳng d

Ta lại có \(A\left( 1\,;2\,;3 \right)\in d\)

Suy ra phương trình chính tắc của đường thẳng d là: \(\frac{x-1}{4}=\frac{y-2}{3}=\frac{z-3}{-7}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 170091

Cho hình chóp tam giác S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right),SA = \sqrt 3 .\) Tam giác ABC đều, cạnh a. Góc giữa SC và mặt phẳng (ABC) bằng:

Xem đáp án

Ta có: \(SA\bot \left( ABC \right)\Rightarrow \) AC là hình chiếu của SC trên \(\left( ABC \right).\)

\(\angle \left( SC,\left( ABC \right) \right)=\angle \left( SC,AC \right)=\angle SCA\)

Xét \(\Delta SAC\) vuông tại A ta có:

\(\tan \angle SAC=\frac{SA}{AC}=\frac{a\sqrt{3}}{a}=\sqrt{3}\)

\(\Rightarrow \angle SCA={{60}^{0}}.\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 170092

Cho a, b, x là các số thực dương thỏa mãn \({\log _5}x = 2{\log _{\sqrt 5 }}a + 3{\log _{\frac{1}{5}}}b\). Mệnh đề nào là đúng?

Xem đáp án

Với a, b, x là các số thực dương. Ta có:

\(\begin{array}{l} {\log _5}x = 2{\log _{\sqrt 5 }}a + 3{\log _{\frac{1}{5}}}b \Leftrightarrow {\log _5}x = 4{\log _5}a - 3{\log _5}b \Leftrightarrow {\log _5}x = {\log _5}{a^4} - {\log _5}{b^3}\\ \Leftrightarrow {\log _5}x = {\log _5}\frac{{{a^4}}}{{{b^3}}} \Leftrightarrow x = \frac{{{a^4}}}{{{b^3}}} \end{array}\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 170093

Tìm các số thực a và b thỏa mãn 2a + (b + i)i = 1 + 2i với i là đơn vị ảo.

Xem đáp án

2a + (b + i)i = 1 + 2i

⇔ 2a - 1 = 1 hoặc b = 2

⇔ a = 1 hoặc b = 2

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 170094

Trong không gian Oxyz, mặt cầu có tâm I(2;-1;1) và tiếp xúc mặt phẳng (Oyz) có phương trình là:

Xem đáp án

Mặt phẳng (Oyz) có phương trình là: x = 0.

Mặt cầu tâm I(2;-1;1) và tiếp xúc mặt phẳng (Oyz) có bán kính \(R = d\left( {I\,,\,\left( {Oyz} \right)} \right) = 2\)

Suy ra phương trình mặt cầu là: \({\left( {x - 2} \right)^2} + {(y + 1)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 4\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 170096

Nếu hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có AB = 2 thì thể tích của khối tứ diện A'B'C'D' bằng

Xem đáp án

Thể tích của khối tứ diện A'B'C'D' là \({V_{AB'C'D'}} = \frac{1}{3}.AA'.{S_{B'C'D'}} = \frac{1}{3}.2.\frac{1}{2}.2.2 = \frac{4}{3}\).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 170097

Trong hình dưới đây, điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Điểm A, B, C lần lượt là tung độ của các điểm có hoành độ a, b, c.

Suy ra tung độ của  A, B, C lần lượt là: \(\ln a;\ln b;\ln c\).

Theo giả thiết B là trung điểm đoạn thẳng AC.

\( \Rightarrow \ln b = \frac{{\ln a + \ln c}}{2}\)

\( \Leftrightarrow 2\ln b = \ln a + \ln c \Leftrightarrow \ln {b^2} = \ln \left( {a.c} \right)\)

\( \Leftrightarrow {b^2} = ac\)

Vậy ac = b2.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 170098

Nguyên hàm của hàm số \(y = \frac{1}{{1 - x}}\) là:

Xem đáp án

\(F\left( x \right) = \int {\frac{1}{{1 - x}}dx =  - \int {\frac{1}{{1 - x}}d\left( {1 - x} \right) =  - \ln \left| {1 - x} \right| + C} } \)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 170099

Cho hình thang ABCD vuông tại A và D, AD = CD = a, AB = 2a. Quay hình thang ABCD quanh cạnh AB, thể tích khối tròn xoay thu được là :

Xem đáp án

Gọi \({{V}_{1}}\) là thể tích của khối trụ có được bằng cách quay hình vuông ADCO quanh trục AO.

\(\Rightarrow {{V}_{1}}=\pi A{{D}^{2}}.CD=\pi {{a}^{3}}\).

Gọi \({{V}_{2}}\) là thể tích của khối nón có được bằng cách quay tam giác OBC quanh trục BO.

\(\Rightarrow {{V}_{2}}=\frac{1}{3}\pi .C{{O}^{2}}.OB=\frac{\pi {{a}^{3}}}{3}\)

Thể tích cần tìm là V = V1 + V2 = \(\frac{{4\pi {a^3}}}{3}\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 170101

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=25\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y+2z-12=0\). Tính bán kính đường tròn giao tuyến của \(\left( S \right)\) và \(\left( P \right)\).

Xem đáp án

Ta có: \(\left( S \right){\rm{có }}\left\{ \begin{array}{l} {\rm{Tâ m : O}}\left( {0;0;0} \right)\\ {\rm{Bá n \ kí nh : }}R = 5 \end{array} \right.\)

\( \Rightarrow d\left( {O;\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| { - 12} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {2^2}} }} = 4 < 5 = R\). Suy ra (S) cắt (P) theo giao tuyến là đường tròn (C).

Gọi r là bán kính của (C) ta có: \(r = \sqrt {{R^2} - {d^2}\left( {O;\left( P \right)} \right)}  = \sqrt {25 - 16}  = 3\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 170102

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \((\alpha ):x+2y+3z-6=0\) và đường thẳng \(\Delta :\frac{x+1}{-1}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-3}{1}\). Mệnh đề nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Mặt phẳng \((\alpha )\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n  = (\,1\,;\,2\,;\,3\,)\).

Đường thẳng \(\Delta \) đi qua \(M( - 1\,;\, - 1\,;\,3)\) và có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow u  = ( - \,1\,;\, - 1\,;\,1\,)\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \overrightarrow n \,.\,\overrightarrow u = 1.( - 1) + 2.( - 1) + 3.1 = 0\\ M( - 1\,;\, - 1\,;\,3) \in (\alpha ) \end{array} \right.\)  \( \Rightarrow \Delta  \subset (\alpha )\).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 170103

Họ nguyên hàm của hàm số \(f(x) = \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 3{\rm{x}} + 2}}\) là:

Xem đáp án

\(I = \int {f(x)d{\rm{x}}}  = \int {\frac{{x + 3}}{{{x^2} + 3{\rm{x}} + 2}}d{\rm{x}}}  = \int {\frac{{x + 3}}{{(x + 1)(x + 2)}}d{\rm{x}}} \)

\( = \int {\left( {\frac{2}{{x + 1}} - \frac{1}{{x + 2}}} \right)d{\rm{x}}}  = 2\ln \left| {x + 1} \right| - \ln \left| {x + 2} \right| + C\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 170104

Cho không gian Oxyz, cho điểm A(0;1;2) và hai đường thẳng \({d_1}:\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = - 1 - 2t\\ z = 2 + t \end{array} \right.\), \({d_2}:\frac{x}{2} = \frac{{y - 1}}{1} = \frac{{z + 1}}{{ - 1}}\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) đi qua A và song song với hai đường thẳng \({d_1},{d_2}\).

Xem đáp án

Ta có: Vectơ chỉ phương của hai đường thẳng d1, d2 lần lượt là \(\overrightarrow {{a_1}}  = \left( {1; - 2;1} \right);\,\,\,\overrightarrow {{a_2}}  = \left( {2;1; - 1} \right)\).

Vì mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) song song với hai đường thẳng d1, d2 nên:

\(\overrightarrow {{n_\alpha }}  = \left[ {\overrightarrow {{a_1}} ;\overrightarrow {{a_2}} } \right] = \left( {1;3;5} \right)\).

Vậy phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) cần tìm là:

\(\begin{array}{l} 1\left( {x - 0} \right) + 3\left( {y - 1} \right) + 5\left( {z - 2} \right) = 0.\\ \Leftrightarrow x + 3y + 5{\rm{z}} - 13 = 0. \end{array}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 170105

Tìm tập tất cả các giá trị của m để hàm số \(y = {x^3} + \left( {3m - 1} \right){x^2} + {m^2}x - 3\) đạt cực tiểu tại x = -1.

Xem đáp án

\(y' = 3{x^2} + 2\left( {3m - 1} \right)x + {m^2};\,\,y'' = 6x + 2\left( {3m - 1} \right)\)

Xét phương trình \(y'\left( { - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow 3{\left( { - 1} \right)^2} - 2\left( {3m - 1} \right) + {m^2} = 0 \Leftrightarrow {m^2} - 6m + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 1\\ m = 5 \end{array} \right.\)

Với \(m = 1 \Rightarrow y'' = 6x + 4 \Rightarrow y''\left( { - 1} \right) =  - 2 < 0\) nên hàm số đạt cực đại tại x = -1

Với \(m = 5 \Rightarrow y'' = 6x + 28 \Rightarrow y''\left( { - 1} \right) = 22 > 0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

Vậy m = 5 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 170106

Tìm số giá trị nguyên thuộc đoạn \(\left[ { - 2021\,;2021} \right]\) của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {x - 3} }}{{{x^2} + x - m}}\) có đúng hai đường tiệm cận.

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=\frac{\sqrt{x-3}}{{{x}^{2}}+x-m}.\)

+) TXĐ: \(D=\left[ 3\,;+\infty  \right)\)

+) \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{x-3}}{{{x}^{2}}+x-m}=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{\frac{1}{{{x}^{3}}}-\frac{3}{{{x}^{4}}}}}{1+\frac{1}{x}-\frac{m}{{{x}^{2}}}}=0.\) Do đó ĐTHS có 1 tiệm cận ngang y=0.

+) Để ĐTHS có 2 đường tiệm cận thì phải có thêm 1 tiệm cận đứng. Vậy yêu cầu bài toán trở thành: Tìm điều kiện để phương trình \({{x}^{2}}+x-m=0\) phải có 1 nghiệm lớn hơn hoặc bằng 3.

Trường hợp 1: Phương trình \({{x}^{2}}+x-m=0\) phải có 2 nghiệm \({{x}_{1}},{{x}_{2}}\) thỏa mãn \({{x}_{1}}<3<{{x}_{2}}.\)

\(\Leftrightarrow a.f(3)<0\Leftrightarrow 12-m<0\Leftrightarrow m>12.\)

Trường hợp 2: Phương trình \({{x}^{2}}+x-m=0\) có nghiệm x=3 thì m=12.

Với m=12 phương trình trở thành: \({{x}^{2}}+x-12=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=3 \\ & x=-4 \\ \end{align} \right.\) ( tmđk)

Trường hợp 3: Phương trình \({{x}^{2}}+x-m=0\) có nghiệm kép x>3.

Khi \(m=\frac{-1}{4}\) thì phương trình có nghiệm \(x=\frac{-1}{2}.\) (không thỏa mãn)

Theo đề bài \(m\in \left[ -2021;2021 \right]\), m nguyên do đó \(m\in \left[ 12\,;2021 \right].\)

Vậy có (2021-12)+1=2010 giá trị của m.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 170107

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật \(AB=a,AD=a\sqrt{2},SA\bot \left( ABCD \right)\) và SA=a (tham khảo hình vẽ). Khoảng cách từ A đến mặt phẳng \(\left( SBD \right)\) bằng:

Xem đáp án

Trong (ABCD) kẻ \(AH \bot BD\)

Trong (SAH) kẻ \(AK \bot SH\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} BD \bot SA\\ BD \bot AH \end{array} \right. \Rightarrow BD \bot \left( {SAH} \right) \Rightarrow BD \bot AK\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} AK \bot SH\\ AK \bot BD \end{array} \right. \Rightarrow AK \bot \left( {SBD} \right) \Rightarrow d\left( {A;\left( {SBD} \right)} \right) = AK.\)

Áp dụng hệ thức lượng cho \(\Delta ABD\) vuông tại A và có đường cao AH ta có:

\(AH = \frac{{AB.AD}}{{\sqrt {A{B^2} + A{D^2}} }} = \frac{{a.a\sqrt 2 }}{{\sqrt {{a^2} + {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}} }} = \frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{{a\sqrt 3 }} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)

Áp dụng hệ thức lượng cho \(\Delta ABD\) vuông tại A và có đường cao AK ta có:

\(AK = \frac{{SA.AH}}{{\sqrt {S{A^2} + A{H^2}} }} = \frac{{a.\frac{{a\sqrt 6 }}{3}}}{{\sqrt {{a^2} + {{\left( {\frac{{a\sqrt 6 }}{3}} \right)}^2}} }} = \frac{{\frac{{{a^2}\sqrt 6 }}{3}}}{{\frac{{\sqrt {15} }}{3}}} = \frac{{a\sqrt {10} }}{5}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 170108

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm liên tục trên R thỏa mãn \(f'\left( x \right) - xf\left( x \right) = 0,f\left( x \right) > 0,\forall x \in R\) và f(0) = 1. Giá trị của f(1) bằng?

Xem đáp án

Từ giả thiết ta có: \(\frac{{f'\left( x \right)}}{{f\left( x \right)}} = x \Rightarrow \int {\frac{{f'\left( x \right)}}{{f\left( x \right)}}dx = \int {xdx} } \)

\( \Rightarrow \ln \left[ {f\left( x \right)} \right] = \frac{1}{2}{x^2} + C.\) (do \(f\left( x \right) > 0\forall x \in R\))

Do đó \(\ln \left[ {f\left( 0 \right)} \right] = \frac{1}{2}{.0^2} + C \Rightarrow C = 0 \Rightarrow \ln f\left( x \right) = \frac{1}{2}{x^2}\)

\( \Rightarrow f\left( x \right) = {e^{\frac{1}{2}{x^2}}} \Rightarrow f\left( 1 \right) = \sqrt e .\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 170109

Một lớp có 36 chiếc ghế đơn được xếp thành hình vuông 6 x 6. Giáo viên muốn xếp 36 học sinh của lớp, trong đó có em Kỷ và Hợi ngồi vào số ghế trên, mỗi học sinh ngồi một ghế. Xác suất để hai em Kỷ và Hợi ngồi cạnh nhau theo hàng dọc hoặc hàng ngang là

Xem đáp án

Xếp 36 em học sinh vào 36 ghế ⇒ Không gian mẫu

Gọi A là biến cố: “Hai em Kỷ và Hợi ngồi cạnh nhau theo một hàng ngang hoặc một hàng dọc”.

Chọn 1 hàng hoặc cột để xếp Kỷ và Hợi có 12 cách.

Trên mỗi hàng hoặc cột xếp 2 em Kỷ và Hợi gần nhau có 5.2 = 10 cách.

Sắp xếp 34 bạn còn lại có 34! cách.

\( \Rightarrow n\left( A \right) = 12.10.34!.\)

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{12.10.34!}}{{36!}} = \frac{2}{{21}}.\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 170110

Tìm các giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{1}{2}\ln \left( {{x^2} + 4} \right) - mx + 3\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\).

Xem đáp án

Hàm số \(y = \frac{1}{2}\ln \left( {{x^2} + 4} \right) - mx + 3\) có tập xác định \(D = \left( { - \infty ; + \infty } \right)\).

Ta có \(y' = \frac{x}{{{x^2} + 4}} - m\).

Khi đó hàm số \(y = \frac{1}{2}\ln \left( {{x^2} + 4} \right) - mx + 3\) nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right) \Leftrightarrow y' \le 0,\forall x \in \left( { - \infty ; + \infty } \right)\)

\( \Leftrightarrow \frac{x}{{{x^2} + 4}} - m \le 0,\forall x \in R \Leftrightarrow \frac{x}{{{x^2} + 4}} \le m,\forall x \in R \Leftrightarrow m \ge \mathop {max}\limits_{x \in R} \,f(x)\) với \(f(x) = \frac{x}{{{x^2} + 4}}\)

Xét hàm số \(f(x) = \frac{x}{{{x^2} + 4}}\) ta có: \({f^'}(x) = \frac{{4 - {x^2}}}{{{{\left( {{x^2} + 4} \right)}^2}}} \Rightarrow {f^'}(x) = 0 \Leftrightarrow x =  \pm 2\).

BBT

Từ BBT ta suy ra: \(\mathop {max}\limits_{x \in R} \,f(x) = f(2) = \frac{1}{4}\). Suy ra các giá trị của tham số m cần tìm là: \(m \ge \frac{1}{4}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 170111

Trong không gian Oxyz cho điểm M(1;1;1). Mặt phẳng (P) đi qua M và cắt chiều dương của các trục Ox,Oy,Oz lần lượt tại các điểm \(A\left( {a;0;0} \right),B\left( {0;b;0} \right),C\left( {0;0;c} \right)\) thỏa mãn OA = 2OB và thể tích khối tứ diện OABC đạt giá trị nhỏ nhất. Tính S = 2a + b + 3c.

Xem đáp án

Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \(A\left( a;0;0 \right),B\left( 0;b;0 \right),C\left( 0;0;c \right)\) có dạng \(\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}=1.\)

Vì \(\left( P \right)\) đi qua M nên \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=1.\)

Mặt khác OA=2OB nên a=2b nên \(\frac{3}{2b}+\frac{1}{c}=1.\)

Thể tích khối tứ diện OABC là \(V=\frac{1}{6}abc=\frac{1}{3}{{b}^{2}}c.\)

Ta có \(\frac{3}{2b}+\frac{1}{c}=\frac{3}{4b}+\frac{3}{4b}+\frac{1}{c}\ge 3\sqrt[3]{\frac{9}{16{{b}^{2}}c}}\Rightarrow \sqrt[3]{\frac{9}{16{{b}^{2}}c}}\le \frac{1}{3}\Rightarrow \frac{16{{b}^{2}}c}{9}\ge 27\Rightarrow V=\frac{{{b}^{2}}c}{3}\ge \frac{81}{16}.\)

\(\Rightarrow \min V=\frac{81}{16}\) khi \(\left\{ \begin{align} & \frac{3}{4b}=\frac{1}{c}=\frac{1}{3} \\ & a=2b \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & a=\frac{9}{2} \\ & b=\frac{9}{4} \\ & c=3 \\ \end{align} \right..\)

Vậy \(S=2a+b+3c=\frac{81}{4}.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 170112

Cho hình lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) và M, N là hai điểm lần lượt trên cạnh CA, CB sao cho MN song song với AB và \(\frac{CM}{CA}=k\). Mặt phẳng \(\left( MN{B}'{A}' \right)\) chia khối lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) thành hai phần có thể tích \({{V}_{1}}\) (phần chứa điểm C) và \({{V}_{2}}\) sao cho \(\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=2\). Khi đó giá trị của k là

Xem đáp án

+ Vì ba mặt phẳng \((MN{B}'{A}').(AC{C}'{A}'),(BC{C}'{B}')\) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt \({A}'M,{B}'N,C{C}'\) và \({A}'M,C{C}'\) không song song nên \({A}'M,{B}'N,C{C}'\) đồng qui tại S.

Ta có \(k=\frac{CM}{CA}=\frac{MN}{AB}=\frac{MN}{{A}'{B}'}=\frac{SM}{S{A}'}=\frac{SN}{S{B}'}=\frac{SC}{S{C}'}\)

+ Từ đó \({{V}_{S.MNC}}={{k}^{3}}{{V}_{S.{A}'{B}'{C}'}}\Rightarrow {{V}_{1}}={{V}_{MNC.{A}'{B}'{C}'}}=\left( 1-{{k}^{3}} \right){{V}_{S.{A}'{B}'{C}'}}\)

+ Mặt khác \(\frac{{{V}_{ABC.{A}'{B}'{C}'}}}{{{V}_{S.{A}'{B}'{C}'}}}=\frac{3C{C}'}{S{C}'}=\frac{3\left( S{C}'-SC \right)}{S{C}'}=3\left( 1-k \right)\Rightarrow {{V}_{S.{A}'{B}'{C}'}}=\frac{{{V}_{ABC.{A}'{B}'{C}'}}}{3\left( 1-k \right)}\)

Suy ra \({{V}_{1}}=\left( 1-{{k}^{3}} \right)\frac{{{V}_{ABC.{A}'{B}'{C}'}}}{3\left( 1-k \right)}=\frac{\left( {{k}^{2}}+k+1 \right).{{V}_{ABC.{A}'{B}'{C}'}}}{3}\)

+ Vì \(\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=2\) nên \({{V}_{1}}=\frac{2}{3}{{V}_{ABC.{A}'{B}'{C}'}}\Rightarrow \frac{{{k}^{2}}+k+1}{3}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow {{k}^{2}}+k-1=0\Rightarrow k=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}(k>0)\)

Vậy \(k=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 170113

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\) thỏa mãn c > 2019, a + b + c - 2018 < 0. Số điểm cực trị của hàm số \(y = \left| {f(x) - 2019} \right|\) là

Xem đáp án

Xét hàm số \(g(x)=f(x)-2019={{x}^{3}}+a{{x}^{2}}+bx+c-2019$.

Hàm số \(g\left( x \right)$ liên tục trên \(\mathbb{R}$.

Vì \(\left\{ \begin{align} & c>2019 \\ & a+b+c-2018<0 \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix} g(0)>0 \\ g(1)<0 \\ \end{matrix} \right.\)

⇒ phương trình g(x)=0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc \(\left( 0;1 \right).\)

⇒ Đồ thị hàm số y=g(x) có ít nhất một giao điểm với trục hoành có hoành độ nằm trong khoảng (0;1). (1)

Vì \(\left\{ \begin{matrix} \underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,g(x)=-\infty \\ g(0)>0 \\ \end{matrix} \right.\)

⇒ phương trình g(x)=0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc \((-\infty ;0).\)

⇒ Đồ thị hàm số y=g(x) có ít nhất một giao điểm với trục hoành có hoành độ nằm trong khoảng \((-\infty ;0).\) (2)

Vì \(\left\{ \begin{matrix} \underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,g(x)=+\infty \\ g(1)<0 \\ \end{matrix} \right.\)

⇒ phương trình g(x)=0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc \((1;+\infty ).\)

⇒ Đồ thị hàm số y=g(x) có ít nhất một giao điểm với trục hoành có hoành độ nằm trong khoảng \((1;+\infty ).\) (3)

Và hàm số \(g\left( x \right)\) là hàm số bậc 3

Nên từ (1), (2), (3) đồ thị hàm số \(g\left( x \right)\) có dạng

 

Do đó đồ thị hàm số \(y=\left| f(x)-2019 \right|\) có dạng

Vậy hàm số \(y=\left| f(x)-2019 \right|\) có 5 điểm cực trị

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 170114

Cho số phức z có |z| = 2 thì số phức w = z + 3i có modun nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là:

Xem đáp án

\({\rm{w}} = z + 3i \Leftrightarrow z = {\rm{w}} - 3i \Rightarrow \left| z \right| = \left| {{\rm{w}} - 3i} \right| \Rightarrow 3 - \left| z \right| \le \left| {\rm{w}} \right| \le 3 + \left| z \right| \Leftrightarrow 1 \le \left| {\rm{w}} \right| \le 5.\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 170115

Cho hàm số \(y = f(x) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình dưới đây

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m \in \left( { - 5;5} \right)\) để phương trình \({f^2}(x) - (m + 4)\left| {f(x)} \right| + 2m + 4 = 0\) có 6 nghiệm phân biệt

Xem đáp án

Ta có phương trình \({f^2}\left( x \right) - \left( {m + 4} \right)\left| {f\left( x \right)} \right| + 2m + 4 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left( {\left| {f\left( x \right)} \right| - 2} \right)\left( {\left| {f\left( x \right) - m - 2} \right|} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left| {f\left( x \right)} \right| = 2{\rm{ (1)}}\\ \left| {f\left( x \right)} \right| = m + 2{\rm{ (2)}} \end{array} \right.\).

Từ đồ thị hàm số y = f(x) ta có đồ thị hàm số y = |f(x)| như sau:

Từ đồ thị trên, ta có phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt.

Để phương trình đã cho có 6 nghiệm phân biệt thì phương trình (2) có 2 nghiệm phân biệt và khác các nghiệm của (1).

Suy ra \(\left[ \begin{array}{l} m + 2 > 4\\ m + 2 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m > 2\\ m = - 2 \end{array} \right.\).

Vì m nguyên và \(m \in \left( { - 5;5} \right) \Rightarrow m \in \left\{ { - 2;3;4} \right\}\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 170116

Cho các số thực a, b, c thỏa mãn \({a^2} + {b^2} + {c^2} - 2a - 4b = 4\). Tính P = a + 2b + 3c khi biểu thức \(\left| {2a + b - 2c + 7} \right|\) đạt giá trị lớn nhất.

Xem đáp án

Ta có: \({a^2} + {b^2} + {c^2} - 2a - 4b = 4 \Leftrightarrow {\left( {a - 1} \right)^2} + {\left( {b - 2} \right)^2} + {c^2} = 9\).

Áp dụng bất đẳng thức giá trị tuyệt đối và bất đẳng thức BCS, ta có kết quả sau:

\(\begin{array}{l} \left| {2a + b - 2c + 7} \right| = \left| {2\left( {a - 1} \right) + \left( {b - 2} \right) - 2c + 11} \right| \le \left| {2\left( {a - 1} \right) + \left( {b - 2} \right) - 2c} \right| + 11\\ \mathop \le \limits^{BCS} \sqrt {\left[ {{{\left( {a - 1} \right)}^2} + {{\left( {b - 2} \right)}^2} + {c^2}} \right]\left[ {{2^2} + {1^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} \right]} + 11 = 20. \end{array}\)

Đẳng thức xảy ra khi: \(\left\{ \begin{array}{l} 2\left( {a - 1} \right) + \left( {b - 2} \right) - 2c > 0\\ \frac{{a - 1}}{2} = \frac{{b - 2}}{1} = \frac{c}{{ - 2}}\\ {\left( {a - 1} \right)^2} + {\left( {b - 2} \right)^2} + {c^2} = 9 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 3\\ b = 3\\ c = - 2 \end{array} \right.\)

Khi đó: \(P = a + 2b + 3c = 3 + 2.3 + 3.\left( { - 2} \right) = 3.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 170117

Cho hai hàm số f(x) và g(x) có đạo hàm trên đoạn [1;4] và thỏa mãn hệ thức \(\left\{ \begin{array}{l} f\left( 1 \right) + g\left( 1 \right) = 4\\ g\left( x \right) = - x.f'\left( x \right);\,\,\,\,\,f\left( x \right) = - x.g'\left( x \right) \end{array} \right.\). Tính \(I = \int\limits_1^4 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} \).

Xem đáp án

Ta có \(f\left( x \right)+g\left( x \right)=-x\left[ {f}'\left( x \right)+{g}'\left( x \right) \right]\)

\(\Rightarrow \int{\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]\text{d}x}=-\int{x\left[ {f}'\left( x \right)+{g}'\left( x \right) \right]\text{d}x}\).

\(\Rightarrow \int{\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]\text{d}x}=-x\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]+\int{\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]\text{d}x}\).

\(\Rightarrow -x\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]=C\Rightarrow f\left( x \right)+g\left( x \right)=-\frac{C}{x}\). Vì \(f\left( 1 \right)+g\left( 1 \right)=-C\Rightarrow C=-4\)

Do đó \(f\left( x \right)+g\left( x \right)=\frac{4}{x}\). Vậy \(I=\int\limits_{1}^{4}{\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]\text{d}x}=8\ln 2\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 170118

Cho hai số thực x,y thay đổi thỏa mãn \(x+y+1=2\left( \sqrt{x-2}+\sqrt{y+3} \right)\).Giá trị lớn nhất của biểu thức \(S={{3}^{x+y-4}}+\left( x+y+1 \right){{2}^{7-x-y}}-3\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\) là \(\frac{a}{b}\) với a,b là các số nguyên dương và \(\frac{a}{b}\) tối giản. Tính a+b.

Xem đáp án

Chú ý với hai căn thức ta có đánh giá sau: \(\sqrt{a}+\sqrt{b}\ge \sqrt{a+b}$ và \(\sqrt{a}+\sqrt{b}\le \sqrt{2\left( a+b \right)}\).

Vậy theo giả thiết,ta có \(x+y+1=2\left( \sqrt{x-2}+\sqrt{y+3} \right)\ge 2\sqrt{x+y+1}\)

\(\Rightarrow \left[ \begin{align} & x+y+1=0 \\ & x+y+1\ge 4 \\ \end{align} \right.\)

Và \(x+y+1=2\left( \sqrt{x-2}+\sqrt{y+3} \right)\le 2\sqrt{2\left( x+y+1 \right)}\Rightarrow x+y+1\le 8\).

 Nếu x+y+1=0\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x=2 \\ & y=-3 \\ \end{align} \right.\) \(\Rightarrow S=-\frac{9476}{243}\).

 Nếu \(t=x+y\in \left[ 3;7 \right]\),ta có

\({{x}^{2}}\ge 2x\left( x\ge 2 \right);{{\left( y-1 \right)}^{2}}\ge 0\Rightarrow {{y}^{2}}\ge 2y-1\Rightarrow {{x}^{2}}+{{y}^{2}}\ge 2\left( x+y \right)-1\).

Vì vậy \(S\le {{3}^{x+y-4}}+\left( x+y+1 \right){{2}^{7-x-y}}-6\left( x+y \right)+3\).

Xét hàm số \(f\left( t \right)={{3}^{t-4}}+\left( t+1 \right){{2}^{7-t}}-6t+3\) trên đoạn \(\left[ 3;7 \right]\) ta có:

\(f'\left( t \right)={{3}^{t-4}}\ln 3+{{2}^{7-t}}-\left( t+1 \right){{2}^{7-t}}\ln 2-6\).

\(f''\left( t \right)={{3}^{t-4}}{{\ln }^{2}}3+{{2}^{7-t}}\ln 2-\left( {{2}^{7-t}}-\left( t+1 \right){{2}^{7-t}}\ln 2 \right)\ln 2\)

\(={{3}^{t-4}}{{\ln }^{2}}3+\left[ \left( t+1 \right)\ln 2-2 \right]{{2}^{7-t}}\ln 2>0,\forall t\in \left[ 3;7 \right]\).

Mặt khác \(f'\left( 3 \right)f'\left( 7 \right)<0\Rightarrow f'\left( t \right)=0\) có nghiệm duy nhất \({{t}_{0}}\in \left( 3;7 \right)\).

Vậy ta lập được bảng biến thiên của hàm số \(f\left( t \right)\) như dưới đây:

Suy ra \(\max S=\underset{\left[ 3;7 \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( t \right)=f\left( 3 \right)=\frac{148}{3}\).Dấu bằng đạt tại x=2;y=1.

Do đó T=148+3=151

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 170119

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \({d_1}:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 2}} = \frac{{z - 3}}{1}\) và điểm \(A\left( {1;0; - 1} \right)\). Gọi \({d_2}\) là đường thẳng đi qua  A và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u  = \left( {a;1;2} \right)\). Giá trị của a sao cho đường thẳng \({d_1}\) cắt đường thẳng \({d_2}\) là

Xem đáp án

Đường thẳng \({d_1}\) có 1 VTCP là \(\overrightarrow {{u_1}}  = \left( {1; - 2;1} \right)\) và đi qua điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\).

Ta có: \(\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ;\overrightarrow u } \right] = \left( { - 5;a - 2;1 + 2a} \right)\) và \(\overrightarrow {AM}  = \left( {0;2;4} \right)\).

Để \({d_1},\,\,{d_2}\) cắt nhau thì  \(\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ;\overrightarrow {{u_2}} } \right].\overrightarrow {AM}  = 0\).

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow  - 5.0 + \left( {a - 2} \right).2 + \left( {1 - 2a} \right).4 = 0\\ \Leftrightarrow 2a - 4 + 4 - 8a = 0\\ \Leftrightarrow a = 0.\end{array}\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 170120

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( {3;5; - 1} \right)\) và \(B\left( {1;1;3} \right)\). Tọa độ điểm M  thuộc mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) sao cho \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB} } \right|\) nhỏ nhất là

Xem đáp án

Ta tìm điểm I sao cho \(\overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {IB}  = 0\)\( \Rightarrow I\) là trung điểm của \(AB\).

Ta có \(A\left( {3;5; - 1} \right);B\left( {1;1;3} \right) \Rightarrow I\left( {2;3;1} \right).\)

Ta có: \(\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  = 2\overrightarrow {MI}  + \overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {IB}  = 2\overrightarrow {MI} \) \( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {2\overrightarrow {MI} } \right| = 2MI\).

Khi đó \({\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB} } \right|_{\min }} \Leftrightarrow M{I_{\min }} \Leftrightarrow M\) là hình chiếu của \(I\) trên \(\left( {Oxy} \right)\).

Mà \(I\left( {2;3;1} \right) \Rightarrow M\left( {2;3;0} \right)\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 170121

Trong không gian Oxyz, biết mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm O và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + 2z + 9 = 0\) tại điểm \(H\left( {a;b;c} \right)\). Giá trị tổng \(a + b + c\) bằng

Xem đáp án

Vì mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm O và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + 2z + 9 = 0\) tại điểm \(H\left( {a;b;c} \right)\) nên \(H\) là hình chiếu của \(O\) lên \(\left( P \right)\).

\( \Rightarrow OH \bot \left( P \right)\)\( \Rightarrow \overrightarrow {{u_{OH}}}  = \overrightarrow {{n_P}}  = \left( {1; - 2;2} \right)\).

Phương trình đường thẳng \(OH\) là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y =  - 2t\\z = 2t\end{array} \right.\).

Vì \(H \in OH \Rightarrow H\left( {t; - 2t;2t} \right)\).

Lại có \(H \in \left( P \right) \Rightarrow t - 2.\left( { - 2t} \right) + 2.2t + 9 = 0\) \( \Leftrightarrow 9t + 9 = 0 \Leftrightarrow t =  - 1\).

\( \Rightarrow H\left( { - 1;2; - 2} \right)\).

\( \Rightarrow a =  - 1,\,\,b = 2,\,\,c =  - 2\)

Vậy \(a + b + c =  - 1 + 2 + \left( { - 2} \right) =  - 1.\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 170122

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{x}{2} = \frac{{y - 3}}{1} = \frac{{z - 2}}{{ - 3}}\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x - y + 2z - 6 = 0\). Đường thẳng nằm trong mặt phẳng \(\left( P \right)\), cắt và vuông góc với đường thẳng d có phương trình là

Xem đáp án

Gọi \(H = d \cap \left( P \right)\).

Vì \(H \in d \Rightarrow H\left( {2t;3 + t;2 - 3t} \right).\)

Mà \(H \in \left( P \right)\)\( \Rightarrow 2t - \left( {3 + t} \right) + 2\left( {2 - 3t} \right) - 6 = 0\)

\( \Leftrightarrow  - 5t - 5 = 0 \Leftrightarrow t =  - 1\)

\( \Rightarrow H\left( { - 2;2;5} \right)\)

Gọi đường thẳng cần tìm là \(d'\). Vì \(d' \subset \left( P \right)\) và \(d'\) cắt \(d\) nên \(H \in d'\) .

Gọi \(\overrightarrow {{u_d}}  = \left( {2;1; - 3} \right)\) là 1 VTCP của \(d\), \(\overrightarrow n \left( {1; - 1;2} \right)\) là 1 VTPT của \(\left( P \right)\).

Ta lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}d' \subset \left( P \right)\\d \bot d'\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \overrightarrow {{u_{d'}}}  = \left[ {\overrightarrow {{u_d}} ;\overrightarrow {{n_P}} } \right] = \left( { - 1; - 7; - 3} \right)\) là 1 VTCP của đường thẳng \(d'\).

\( \Rightarrow \left( {1;7;3} \right)\) cũng là 1 VTCP của đường thẳng \(d'\).

Vậy phương trình đường thẳng \(d'\) cần tìm là: \(\frac{{x + 2}}{1} = \frac{{y - 2}}{7} = \frac{{z - 5}}{3}\).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 170123

Biết \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^2} + x\) và \(F\left( 1 \right) = 1\). Giá trị của \(F\left( { - 1} \right)\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(F\left( x \right) = \int {f\left( x \right) = \int {\left( {{x^2} + x} \right)dx} } \)\( \Rightarrow F\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{{x^2}}}{2} + C\)

Mà \(F\left( 1 \right) = 1 \Leftrightarrow \frac{1}{3} + \frac{1}{2} + C = 1\)\( \Leftrightarrow C = \frac{1}{6}.\)

\( \Rightarrow F\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{{x^2}}}{2} + \frac{1}{6}.\)

Vậy \(F\left( { - 1} \right) =  - \frac{1}{3} + \frac{1}{2} + \frac{1}{6} = \frac{1}{3}.\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »