Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trần Đại Nghĩa

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trần Đại Nghĩa

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 70 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 169574

Từ một bó hoa hồng gồm 3 bông hồng trắng, 5 bông hồng đỏ và 6 bông hồng vàng, có bao nhiêu cách Chọn ra một bông hồng?

Xem đáp án

Chọn 1 bông hồng trắng có: 3 cách Chọn.

Chọn 1 bông hồng đỏ có: 5 cách Chọn.

Chọn 1 bông hồng vàng có: 6 cách Chọn.

Do đó, theo quy tắc cộng có 3 + 5 + 6 = 14 cách chọn 1 bông hồng.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 169575

Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_2} = 2\) và \({u_4} = 18\). Công bội của cấp số nhân đã cho bằng

Xem đáp án

Do \(\left( {{u}_{n}} \right)\) là cấp số nhân nên \({{u}_{n+1}}={{u}_{n}}.q\) với \(n\in {{\mathbb{N}}^{*}}\), suy ra \({{q}^{2}}=\frac{{{u}_{4}}}{{{u}_{2}}}=\frac{18}{2}=9\Rightarrow q=\pm 3\).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 169576

Diện tích xung quanh của hình trụ có độ dài đường sinh \(l\) và bán kính đáy \(r\) bằng

Xem đáp án

Diện tích xung quanh của hình trụ có độ dài đường sinh \(l\) và bán kính đáy \(r\) bằng \(2\pi rl\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 169577

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên sau:

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Hàm số đã cho nghịch biến trên các khoảng (0;1) và (-1;0).

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 169579

Số nghiệm thực của phương trình \({\log _2}\left( {{x^2} - 2x + 3} \right) = 1\) là

Xem đáp án

\({\log _2}\left( {{x^2} - 2x + 3} \right) = 1\)

\( \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 3 = 2\)

\( \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 = 0\)

\( \Leftrightarrow x = 1\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 169580

Nếu \(\int\limits_{1}^{5}{f\left( x \right)dx}=6\) và \(\int\limits_{3}^{5}{f\left( x \right)}\,dx=-4\) thì \(\int\limits_{1}^{3}{f\left( x \right)\,dx}\) bằng

Xem đáp án

Theo thính chất của tích phân ta có: \(f\left( x \right) =  - \sqrt x  + \frac{1}{x} + \ln x + C\)

Suy ra: \(f\left( x \right) =  - \frac{1}{{{x^2}}} + \ln x + C\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 169581

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau

Đồ thị hàm số y = f(x) có điểm cực tiểu là.

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đạt cực tiểu tại x = 3 và yCT = -4

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 169582

Cho khối cầu có thể tích \(V = 288\pi \). Bán kính của khối cầu bằng

Xem đáp án

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} \Leftrightarrow \frac{4}{3}\pi {R^3} = 288\pi  \Leftrightarrow {R^3} = 216 \Rightarrow R = 6\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 169583

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bản biến thiên ta chọn A.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 169584

Cho \(a > 0,\,a \ne 1\). Biểu thức \({\log _{{a^3}}}a\) có giá trị bằng

Xem đáp án

\({\log _{{a^3}}}a = \frac{1}{3}.{\log _a}a = \frac{1}{3}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 169585

Cho hình trụ có bán kính đáy bằng \(4\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\), chiều cao bằng \(5\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\). Tính diện tích toàn phần của hình trụ

Xem đáp án

\({S_{tp}} = 2\pi Rl + 2\pi {R^2} = 2\pi .4.5 + 2\pi {.4^2} = 72\pi \,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right)\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 169587

Đồ thị của hàm số nào sau đây có dạng như hình vẽ

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta chọn B

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 169588

Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2 - 2x}}{{x + 1}}\)

Xem đáp án

Ta có \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2-2x}{x+1}=-2\). Suy ra đường thẳng y=-2 là tiệm cân ngang của đồ thị hàm số.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 169589

Tập nghiệm của  bất phương trình: \({\log _2}x > 3\) là

Xem đáp án

\({\log _2}x > 3 \Leftrightarrow x > {2^3} \Leftrightarrow x > 8\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 169590

Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị như hình vẽ

Số nghiệm của phương trình \(2f\left( x \right) - 3 = 0\) là

Xem đáp án

Ta có \(2f\left( x \right) - 3 = 0 \Leftrightarrow f(x) = \frac{3}{2}\).

Dựa vào đồ thị ta thấy đường thẳng \(y = \frac{3}{2}\) cắt đồ thị tại 3 điểm phân biệt.

Do đó phương trình đã cho có 3 nghiệm phân biêt.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 169591

Cho \(\int\limits_{-1}^{2}{f(x)\text{d}x}=3\), \(\int\limits_{-1}^{5}{f(x)\text{d}x}=-6\). Tính \(\text{I}=\int\limits_{2}^{5}{f(x)\text{d}x}\)

Xem đáp án

\(\int\limits_{ - 1}^5 {f{\rm{(}}x){\rm{d}}x}  = \int\limits_{ - 1}^2 {f(x){\rm{d}}x}  + \int\limits_2^5 {f(x){\rm{d}}x} \)

\( \Rightarrow \int\limits_2^5 {f(x){\rm{d}}x}  = \int\limits_{ - 1}^5 {f(x){\rm{d}}x}  - \int\limits_{ - 1}^2 {f(x){\rm{d}}x}  =  - 6 - 3 =  - 9\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 169592

Số phức liên hợp của số phức z =  - 2 + 4i là

Xem đáp án

\(\overline z  =  - 2 - 4i\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 169594

Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn của số phức z = 4 + 2i là điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Điểm biểu diễn của số phức z = 4 + 2i là \(P\left( {4;\,2} \right)\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 169595

Trong không gian Oxyz, cho A(3;-1;2), tọa độ điểm A' đối xứng với điểm A qua trục Ox là

Xem đáp án

Gọi \(A\left( x;y;z \right),\,\,A'(x';y';z')\) là điểm đối xứng với điểm A qua trục Ox.

Điểm A' đối xứng với điểm A qua trục Ox nên \(\left\{ \begin{align} & x'=x \\ & y'=-y \\ & z'=-z \\ \end{align} \right.\). Do đó \(A'=\left( 3;1;-2 \right)\).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 169596

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 6x - 2y + 4z - 2 = 0\). Bán kính của mặt cầu (S) bằng

Xem đáp án

\(R = \sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2} + {1^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2} - \left( { - 2} \right)}  = 4.\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 169597

Trong không gian Oxyz, cho (P): 2x - 4z - 7 = 0. Véctơ nào dưới đây là một véctơ pháp tuyến của (P)?

Xem đáp án

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình 2x-4z-7=0, suy ra \(\left( P \right)\) có một véctơ pháp tuyến là \(\vec{n}=\left( 1\,;\,0\,;\,-2 \right)\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 169598

Trong không gian Oxyz cho đường thẳng \(d:\,\frac{{x - 3}}{2} = \frac{{2y}}{3} = \frac{{1 - z}}{1}\). Véctơ nào dưới đây là một véc tơ chỉ phương của d?

Xem đáp án

Ta có \(\frac{{x - 3}}{2} = \frac{{2y}}{3} = \frac{{1 - z}}{1} \Leftrightarrow \frac{{x - 3}}{4} = \frac{y}{3} = \frac{{z - 1}}{{ - 2}}\)

Vậy một véc tơ chỉ phương của đường thẳng là \(\overrightarrow a  = \left( {4;3; - 2} \right)\).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 169599

Cho hình chóp \(S.ABC\text{D}\) có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\), \(SA=a\sqrt{3}\) (minh họa như hình bên). Góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng

Xem đáp án

Góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) là \(\alpha =\widehat{SBA}\).

Ta có \(\tan \widehat{SBA}=\frac{SA}{AB}=\sqrt{3} =>\alpha =\widehat{SBA}={{60}^{\text{o}}}\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 169600

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)=2x\left( x+2 \right){{\left( x-2 \right)}^{2}}\). Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

Xem đáp án

Xét \(f'\left( x \right)=2x\left( x+2 \right){{\left( x-2 \right)}^{2}}\). Ta có \(f'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=0\) hoặc x=-2 hoặc x=2

Ta có bảng biến thiên                 

Dựa vào bảng xét dấu \(f'\left( x \right)\), ta thấy hàm số \(f\left( x \right)\) có hai điểm cực trị

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 169601

Giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{ - 3x - 1}}{{x + 1}}\) trên đoạn [1;3] bằng

Xem đáp án

Ta có \(f'\left( x \right) = \frac{{ - 2}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} < 0,\forall x \in \left[ {1;3} \right]\) ⇒ f(x) nghịch biến trên [1;3].

Do đó GTLN của hàm số f(x) trên đoạn [1;3] là f(1) = -2

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 169602

Cho \(a,b > 0\) và \(a \ne 1\). Mệnh đề nào đúng ?

Xem đáp án

\({\log _{{a^2}}}(ab) = \frac{1}{2}{\log _a}(ab) = \frac{1}{2}({\log _a}a + {\log _a}b) = \frac{1}{2} + \frac{1}{2}{\log _a}b\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 169603

Số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3x - 1\) và parabol \(y = {x^2} - x - 1\) là

Xem đáp án

\({x^3} - 3{x^2} + 3x - 1 = {x^2} - x - 1 \Leftrightarrow {x^3} - 4{x^2} + 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right.\)

Do đó số giao điểm là 2

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 169604

Tập  nghiệm của bất phương trình \({4^x} - {3.2^x} + 2 > 0\) là

Xem đáp án

\({4^x} - {3.2^x} + 2 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {2^x} < 1\\ {2^x} > 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x < 0\\ x > 1 \end{array} \right.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 169605

Trong không gian, cho tam giác ABC vuông tại \(A,\,\,AB=2a\) và \(\widehat{ABC}=60{}^\circ \). Khi quay tam giác ABC xung quanh cạnh góc vuông AB thì đường gấp khúc ACB tạo thành một hình nón. Diện tích xung quanh của hình nón đó bằng

Xem đáp án

Khi quay tam giác ABC xung quanh cạnh góc vuông AB thì đường gấp khúc ACB tạo thành một hình nón có đường cao h=AB=2a, bán kính đáy \(r=AC=AB.\tan 60{}^\circ =2a\sqrt{3}\) nên đường sinh \(l=\sqrt{{{h}^{2}}+{{r}^{2}}}=\sqrt{4{{a}^{2}}+12{{a}^{2}}}=4a\).

Suy ra diện tích xung quanh của hình nón đó bằng: \({{S}_{xq}}=\pi rl=\pi .2a\sqrt{3}.4a=8\sqrt{3}\pi {{a}^{2}}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 169606

Cho \(I=\int\limits_{1}^{3}{2x\sqrt{{{x}^{2}}-1}}dx\) và \(u={{x}^{2}}-1\). Mệnh đề nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Đặt: \(u={{x}^{2}}-1\Rightarrow \text{d}u=2x\text{d}x\).

Đổi cận: Với x=1 thì u=0; với x=3 thì u=8.

 Khi đó: \(I=\int\limits_{1}^{3}{2x\sqrt{{{x}^{2}}-1}}\text{d}x=\int\limits_{0}^{8}{\sqrt{u}\text{d}u}=\frac{2}{3}{{u}^{\frac{3}{2}}}\left| \begin{align} & 8 \\ & 0 \\ \end{align} \right.=\frac{2}{3}{{8}^{\frac{3}{2}}}=\frac{32}{3}\sqrt{2}\)

Vậy \(I=\int\limits_{1}^{2}{\sqrt{u}\text{d}u}\) sai.    

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 169607

Diện tích S của hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = x.\ln (3x + 1)\), trục hoành và hai đường thẳng x = 0;x = 1 được tính bởi công thức nào dưới đây.

Xem đáp án

\(S = \int\limits_0^1 {\left| {x.\ln (3x + 1)} \right|dx}  = \int\limits_0^1 {x.\ln (3x + 1)dx} \)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 169608

Gọi S là tập tất cả các giá trị của tham số m sao cho số phức \(z = \frac{{{m^2} + i}}{{2 + 3i}}\) có phần thực bằng 1. Tích tất cả các phần tử của S bằng 

Xem đáp án

\(z = \frac{{{m^2} + i}}{{2 + 3i}} = \frac{{({m^2} + i)(2 - 3i)}}{{13}} = \frac{{2{m^2} + 3}}{{13}} + \frac{{ - 3{m^2} + 2}}{{13}}i \to \frac{{2{m^2} + 3}}{{13}} = 1 < = > m = \pm \sqrt 5 \)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 169609

Kí hiệu \({{z}_{0}}\) là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình \({{z}^{2}}-6z+13=0\). Tính môđun của số phức \(w={{z}_{0}}.i\) .

Xem đáp án

\({z^2} - 6z + 13 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} z = 3 + 2i{\rm{ (}}l{\rm{)}}\\ z = 3 - 2i{\rm{ }} \end{array} \right.\)

\( =  > w = (3 - 2i)i =  > |{\rm{w}}| = \sqrt {13} \)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 169610

Trong không gian Oxyz cho hai điểm \(A\left( {3;1;1} \right),B\left( {1; - 2;4} \right).\) Mặt phẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng AB có phương trình là

Xem đáp án

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua A và vuông góc với đường thẳng AB nhận \(\overrightarrow{AB}=(-2;-3;3)\) làm vecto pháp tuyến.

Do đó, phương trình mặt phẳng (P) là \(-2\left( x-3 \right)-3\left( y-1 \right)+3\left( z-1 \right)=0\)

\(\Leftrightarrow -2x-3y+3z+6=0\) hay \(2x+3y-3z-6=0.\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 169611

Trong không gian Oxyz, cho điểm \(M\left( 1;1;2 \right)\) và hai mặt phẳng \(\left( P \right):x+y+2z-1=0\), \(\left( Q \right):\,\,2x-y+3=0\). Viết phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm M đồng thời song song với cả hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\)

Xem đáp án

Vì đường thẳng d song song với cả hai mặt phẳng (P) và (Q) nên d có VTCP là: \(\overrightarrow {{u_d}}  = \left[ {\overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}} ;\overrightarrow {{n_{\left( Q \right)}}} } \right] = \left( {2;4; - 3} \right)\)

Phương trình đường thẳng d đi qua điểm M(1;1;2) đồng thời song song với cả hai mặt phẳng (P) và (Q) là: \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 2t\\ y = 1 + 4t\\ z = 2 - 3t \end{array} \right.\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 169612

Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh gồm 3 học sinh lớp 10, 2 học sinh lớp 11 và 1 học sinh lớp 12 ngồi vào 6 chiếc ghế được kê thành một hàng ngang sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh ngồi. Xác suất để các học sinh lớp 12 và học sinh lớp 11 không ngồi cạnh nhau bằng

Xem đáp án

Số phần tử không gian mẫu: \(n\left( \Omega  \right) = 6! = 720.\)

Gọi A là biến cố: “các học sinh lớp 12 và học sinh lớp 11 không ngồi cạnh nhau”.

Suy ra \(\overline A \) : “các học sinh lớp 12 và học sinh lớp 11  ngồi cạnh nhau”

\(n(\overline A ) = 4!.3! = 144\)

Suy ra \(P\left( {\overline A } \right) = \frac{{144}}{{720}} = \frac{1}{5} = > P(A) = 1 - P\left( {\overline A } \right) = \frac{4}{5}\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 169613

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB=a,AD=2a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA=a (tham khảo hình vẽ). Gọi M là trung điểm của CD. Khoảng cách  giữa hai đường thẳng SD,BM bằng

Xem đáp án

Gọi N là trung điểm của AB khi đó BM//DN nên \(BM//\left( SDN \right)\)

\(d\left( BM;SD \right)=d\left( BM;\left( SDN \right) \right)=d\left( B;\left( SDN \right) \right)=d\left( A;\left( SDN \right) \right)\).

Kẻ \(AH\bot DN\) tại H. Ta có \(\left( SAH \right)\bot \left( SDN \right)\). Trong \(mp\left( SAH \right)\) \(AK\bot SH\) tại K. Khi đó

\(d\left( BM;SD \right)=d\left( A;\left( SDN \right) \right)=AK\).

\(\frac{1}{A{{K}^{2}}}=\frac{1}{A{{H}^{2}}}+\frac{1}{S{{A}^{2}}}=\frac{1}{A{{N}^{2}}}+\frac{1}{A{{D}^{2}}}+\frac{1}{S{{A}^{2}}}=\frac{4}{{{a}^{2}}}+\frac{1}{4{{a}^{2}}}+\frac{1}{{{a}^{2}}}=\frac{21}{4{{a}^{2}}}\).

Suy ra \(AK=\frac{2a\sqrt{21}}{21}\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 169614

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để  hàm số \(f\left( x \right) =  - {x^3} - m{x^2} + \left( {4m + 9} \right)x + 5\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)

Xem đáp án

Ta có \(f'\left( x \right) =  - 3{x^2} - 2mx + 4m + 9\).

Hàm số f(x) nghịch biến trên R \( \Leftrightarrow f'\left( x \right) \le 0,\forall x \in R \Leftrightarrow \Delta ' = {m^2} + 12m + 27 \le 0 \Leftrightarrow  - 9 \le m \le  - 3\)

Do đó có 7 số nguyên thỏa yêu cầu bài toán.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 169616

Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập R \{0} có bảng biến thiên như hình vẽ

Số nghiệm của phương trình \(2|f\left( {2x - 3} \right)| - 13 = 0\) là

Xem đáp án

Đặt t=2x-3. Cứ mỗi một \(t\ne 0\) sẽ cho một x

Phương trình đã cho trở thành \(|f\left( t \right)|=\frac{13}{2}\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & f\left( t \right)=\frac{13}{2} \\ & f\left( t \right)=-\frac{13}{2} \\ \end{align} \right.\)

Ta có \(-\frac{13}{2}<\frac{13}{2}<7\) nên dựa vào BBT đã cho, ta có

- Phương trình \(f\left( t \right)=\frac{13}{2}\) có một nghiệm \({{t}_{1}}>0\)

- Phương trình \(f\left( t \right)=-\frac{13}{2}\) có một nghiệm \({{t}_{2}}\) thỏa \(0<{{t}_{2}}<{{t}_{1}}\)

Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biêt.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 169617

Khi cắt khối trụ \(\left( T \right)\) bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục của trụ \(\left( T \right)\) một khoảng bằng \(a\sqrt{3}\) ta được thiết diện là hình vuông có diện tích bằng \(4{{a}^{2}}\). Tính thể tích V của khối trụ \(\left( T \right)\).

Xem đáp án

Thiết diện là hình vuông ABCD.

\({{S}_{ABCD}}=4{{a}^{2}}\Rightarrow AD=CD=2a\).

Gọi H là trung điểm CD.

Ta có: \(OH\bot CD\Rightarrow OH\bot \left( ABCD \right)\Rightarrow OH=a\sqrt{3}$$\Rightarrow OD=\sqrt{D{{H}^{2}}+O{{H}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}+3{{a}^{2}}}=2a\)

\(h=AD=2a,\,r=OD=2a\Rightarrow V=\pi {{r}^{2}}h=8\pi {{a}^{3}}\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 169619

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình bên.

Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(f\left( \sin x \right)=m\) có đúng 4 nghiệm phân biệt thuộc đoạn \(\left[ -\pi ;\frac{5\pi }{2} \right]\) là

Xem đáp án

Đặt \(t=\sin x,x\in \left[ -\pi ;\frac{5\pi }{2} \right]\Rightarrow -1\le t\le 1\). Phương trình \(f\left( \sin x \right)=m\) trở thành \(f\left( t \right)=m\)

+) \(m=-2\Rightarrow t=-1\) : Phương trình \(\sin x=-1\) có 2 nghiệm \(x\in \left[ -\pi ;\frac{5\pi }{2} \right]\).

+) \(-2<m<-1\Rightarrow \) Phương trình \(f\left( t \right)=m\) có 1 nghiệm \(t\in \left( -1;0 \right) \Rightarrow \) phương trình \(\sin x=t\) có 4 nghiệm phân biệt \(x\in \left[ -\pi ;\frac{5\pi }{2} \right]\).

+) \(m=-1 \Rightarrow \) Phương trình \(f\left( t \right)=m\) có 1 nghiệm \({{t}_{1}}\in \left( -1;0 \right)\) và t=1. \(\Rightarrow \) phương trình \(\sin x=t\) có 6 nghiệm phân biệt \(x\in \left[ -\pi ;\frac{5\pi }{2} \right]\)

+) \(-1<m<0 \Rightarrow \) Phương trình \(f\left( t \right)=m\) có 1 nghiệm \({{t}_{1}}\in \left( -1;0 \right)\) và 1 nghiệm \({{t}_{2}}\in \left( 0;1 \right) \Rightarrow \) phương trình \(\sin x=t\) có 7 nghiệm phân biệt \(x\in \left[ -\pi ;\frac{5\pi }{2} \right]\).

+) m=0 \(\Rightarrow \) Phương trình \(f\left( t \right)=0\) có nghiệm \(t=0\Rightarrow \) phương trình \(\sin x=0\) có 4 nghiệm phân biệt \(x\in \left\{ -\pi ;0;\pi ;2\pi  \right\}\)

+) \(m>0\Rightarrow \) Phương trình vô nghiệm.

Vậy: \(m\in \left( -2;-1 \right)\cup \left\{ 0 \right\}\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 169620

Xét các số thực dương x, y thỏa mãn \({\log _{\frac{1}{2}}}x + {\log _{\frac{1}{2}}}y \le {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + {y^2}} \right)\). Giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = x + 3y thuộc tập hợp nào dưới đây ?

Xem đáp án

Ta có:

\({\log _{\frac{1}{2}}}x + {\log _{\frac{1}{2}}}y \le {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + {y^2}} \right)\)\( \Leftrightarrow {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {xy} \right) \le {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + {y^2}} \right) \Leftrightarrow xy \ge x + {y^2}\)

\( \Leftrightarrow x\left( {y - 1} \right) \ge {y^2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge \frac{{{y^2}}}{{y - 1}}\\ y > 1 \end{array} \right.\), ( vì x;y > 0).

Ta có: \(P = x + 3y \ge \frac{{{y^2}}}{{y - 1}} + 3y = 4y + 1 + \frac{1}{{y - 1}}\).

Xét hàm số: \(f\left( y \right) = 4y + 1 + \frac{1}{{y - 1}};y > 1\).

Đạo hàm: \({f^/}\left( y \right) = 4 - \frac{1}{{{{\left( {y - 1} \right)}^2}}}\).

\({f^/}\left( y \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} y = \frac{3}{2}\\ y = \frac{1}{2} \end{array} \right.\).

Bảng biến thiên.

Vậy \({P_{\min }} = 9\) đạt được khi \(y = \frac{3}{2};\,x \ge \frac{9}{2}\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 169621

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2} - mx - 2m}}{{x + 2}}\) (m là tham số thực). Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị của m sao cho \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;2} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| + \mathop {\min }\limits_{\left[ {1;2} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = \frac{4}{3}.\) Số phần tử của S là

Xem đáp án

Ta có : \({{f}^{/}}\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+4x}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}>0,\forall x\in \left[ 1;2 \right]\Rightarrow \) Hàm số tăng trên \(\left[ 1;2 \right]\) và \(f\left( 1 \right)=\frac{1-3m}{3};\ f\left( 2 \right)=\frac{4-4m}{4}=1-m\)

+) \(f\left( 1 \right).f\left( 2 \right)>0\Leftrightarrow \frac{\left( 1-3m \right)\left( 1-m \right)}{3}>0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m<\frac{1}{3} \\ & m>1 \\ \end{align} \right.\)

Ta có: \(\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left| f\left( x \right) \right|+\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\min }}\,\left| f\left( x \right) \right|=\frac{4}{3}\Leftrightarrow \left| \frac{1-3m}{3} \right|+\left| 1-m \right|=\frac{4}{3}\Leftrightarrow \left| \frac{4-6m}{3} \right|=\frac{4}{3}\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=0\ (tmdk) \\ & m=\frac{4}{3}\left( tmdk \right) \\ \end{align} \right.\ \)

+) \(f\left( 1 \right).f\left( 2 \right)<0\Leftrightarrow \frac{\left( 1-3m \right)\left( 1-m \right)}{3}<0\Leftrightarrow \frac{1}{3}

Ta có : \(\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\min }}\,\left| f\left( x \right) \right|=0,\quad \underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left| f\left( x \right) \right|=\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left\{ \left| f\left( 1 \right) \right|,\left| f\left( 2 \right) \right| \right\}=\max \left\{ \left| \frac{1-3m}{3} \right|,\left| 1-m \right| \right\}\)

\(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;2} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| + \mathop {\min }\limits_{\left[ {1;2} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left| {\frac{{1 - 3m}}{3}} \right| = \frac{4}{3}\\ \left| {1 - m} \right| = \frac{4}{3} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = \frac{5}{3}\;(l)\\ m = - 1\;(l)\\ m = - \frac{1}{3}\;(l)\\ m = \frac{7}{3}\;(l) \end{array} \right.\)

+) \(f\left( 1 \right)=0\Leftrightarrow m=\frac{1}{3}\)

Ta có: \(\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\min }}\,\left| f\left( x \right) \right|=0,\quad \underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left| f\left( x \right) \right|=\left| f\left( 2 \right) \right|=\left| 1-\frac{1}{3} \right|=\frac{2}{3}\ \Rightarrow \underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\min }}\,\left| f\left( x \right) \right|+\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left| f\left( x \right) \right|=\frac{2}{3}\) (không thỏa)

+)\(f\left( 2 \right)=0\Leftrightarrow m=1\)

Ta có: \(\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\min }}\,\left| f\left( x \right) \right|=0,\quad \underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left| f\left( x \right) \right|=\left| f\left( 1 \right) \right|=\left| \frac{1-3}{3} \right|=\frac{2}{3}\ \Rightarrow \underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\min }}\,\left| f\left( x \right) \right|+\underset{\left[ 1;2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left| f\left( x \right) \right|=\frac{2}{3}\) (không thỏa)

Vậy : \(S=\left\{ 0;\frac{4}{3} \right\}\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 169622

Cho khối tứ diện đều ABCD có thể tích bằng \(\frac{2\sqrt{2}}{3}\). Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AC, AD, BD, BC. Thể tích khối chóp BMNPQ là

Xem đáp án

Gọi V là thể tích của khối tứ diện đều ABCD.

Ta có \({{V}_{BMNPQ}}=2{{V}_{BPMQ}}\)(do MNPQ là hình thoi).

Mặt khác do P là trung điểm của BD nên \(d\left( P,\left( ABC \right) \right)=\frac{1}{2}d\left( D,\left( ABC \right) \right)\), đồng thời \({{S}_{BQM}}=\frac{1}{4}{{S}_{ABC}} \Rightarrow {{V}_{BPMQ}}=\frac{1}{3}d\left( P,\left( ABC \right) \right).{{S}_{BQM}} =\frac{1}{6}d\left( D,\left( ABC \right) \right).\frac{1}{4}{{S}_{ABC}}\)

\(=\frac{1}{8}.\frac{1}{3}d\left( D,\left( ABC \right) \right).{{S}_{ABC}}=\frac{V}{8} \Rightarrow {{V}_{BMNPQ}}=\frac{V}{4}=\frac{\sqrt{2}}{6}\).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 169623

Có bao nhiêu tham số nguyên m để tồn tại cặp số \(\left( x;y \right)\) thỏa mãn : \({{\text{e}}^{2x+y+1}}-{{\text{e}}^{3x+2y}}=x+y-1\), đồng thời phương trình \(\left( m-3 \right){{9}^{2x+y-1}}+2\left( m+1 \right){{3}^{x}}-m-1=0\) có 2 nghiệm x phân biệt.

Xem đáp án

Ta có: \({{\text{e}}^{2x+y+1}}-{{\text{e}}^{3x+2y}}=x+y-1 \Leftrightarrow {{\text{e}}^{2x+y+1}}+\left( 2x+y+1 \right)={{\text{e}}^{3x+2y}}+\left( 3x+2y \right)\).

Xét hàm số \(f\left( t \right)={{\text{e}}^{t}}+t\) trên \(\mathbb{R}\). Ta có \({f}'\left( t \right)={{\text{e}}^{t}}+1>0\) nên hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

Do đó phương trình có dạng: \(f\left( 2x+y+1 \right)=f\left( 3x+2y \right) \Leftrightarrow 2x+y+1=3x+2y \Leftrightarrow y=1-x\).

Thế vào phương trình còn lại ta được: \(\left( m-3 \right){{9}^{x}}+2\left( m+1 \right){{3}^{x}}-m-1=0\).

Đặt \(t={{3}^{x}}\, \left( t>0 \right)\).

\(\left( m-3 \right){{9}^{2x+y-1}}+2\left( m+1 \right){{3}^{x}}-m-1=0\) (1)

Khi đó phương trình \(\left( 1 \right)\) trở thành \(\left( m-3 \right){{t}^{2}}+2\left( m+1 \right)t-m-1=0 \left( * \right)\).

Phương trình \(\left( 1 \right)\) có 2 nghiệm x phân biệt \(\Leftrightarrow \) phương trình \(\left( * \right)\) có 2 nghiệm t dương phân biệt

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m - 3 \ne 0\\ 2{m^2} - 2 > 0\\ \frac{{ - 2\left( {m + 1} \right)}}{{m - 3}} > 0\\ \frac{{ - \left( {m + 1} \right)}}{{m - 3}} > 0 \end{array} \right.\)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m \ne 3\\ \left[ \begin{array}{l} m < - 1\\ m > 1 \end{array} \right.\,\,\\ - 1 < m < 3 \end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow 1 < m < 3\)

Vì m nguyên nên m =2. 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »