Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Chuyên Quang Trung

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Chuyên Quang Trung

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 34 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 176861

Hấp thụ hết 7, lít khí CO(đktc) vào đung dịch hỗn hợp X gồm 0.4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dich Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của % là

Xem đáp án

Trong dung dịch X: nOH– = 0,7 mol; nCO32-= 0,4 mol

Khi sục CO2 vào dung dịch X có các phản ứng:

OH + CO2 → HCO3

0,7        0,7

CO32- + CO2 + H2O → 2HCO3

0,2           0,2

nCO32- = 0,7 + 0,2 = 0,9 mol

V = 0,9.22,4 = 20,16 lit

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 176862

Chất X có công thức C6H10O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được chất Y và hỗn hợp ancol Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được metyl etyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

 B. 

 C.   D. 

Đáp án

D

- Hướng dẫn giải

Đáp án D

Hỗn hợp ancol Z → CH3OC2H5 => 2 ancol là CH3OH và C2H5OH

=> X là: CH3OOCCH2COOC2H5

=> Y là CH2(COONa)2 hay C3H2O4Na2

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 176865

Một este A có công thức phân tử là C5H10O2 phản ứng với dung dịch NaOH, được một ancol không bị oxi hóa bởi CuO, đun nóng. Tên gọi của A là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: RCOO1+NaOH→RCOONa+R1OH

Để ancol R1OH không bị oxi hóa bởi CuO, đun nóng → ancol bậc 3

Như vậy este A thỏa mãn là: tertbutyl fomat (HCOOC(CH3)3 )

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 176866

Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH ,dung dịch HCl, dung dịch Br2 , dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án D

Triolein là trieste (C17H33COO)3C3H5 chứa gốc (C17H33COO−) không no nên có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm đồng thời có phản ứng cộng vào nối đôi C=C

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 176867

M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne → M biểu diễn

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình sau đây: Mn+ +ne→M biểu diễn sự khử của ion kim loại thành kim loại tự do.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 176871

Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N ) và Y (CxNtO5N2 ), trong đó X không chứa chức este, Y là muối củaα - amino axit no vớ axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa dủ với 100ml dung dịch NaOH 1,2M. Đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3 thể khí điều kiện thường. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị m và a lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Amin bậc 3 thể khí ở điều kiện thường chỉ có thể là trimetyl amin (CH3)3N : 0,03 mol

X (CxHyO4N) không chứa chức este, chỉ có 1 nguyên tử N nên là muối amoni của axit 2 chức.

Y là muối của α− amino axit no với axit nitric nên phản ứng với NaOH không sinh khí.

→ X là: C5H11O4N → Y là C5H11O5N2

Mặt khác Y là muối của α− amino axit no với HNO3 → α−aminoaxit là C5H11O2N

→ Y là C5H12O5N2(HOOC−C4H8−NH3NO3)

→ m=0,03.(149+180)=9,87 gam

→ a = nHCl = 0,03 mol

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 176872

Phát biểu không đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Các hợp chất Cr2O3,Cr(OH)3,CrO,Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 176873

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3

Xem đáp án

Đáp án C

- Các kim loại đứng trước cặp H+ /H2 có thể tác dụng được với HCl.

- Các kim loại đứng trước cặp Ag+ /Ag có thể tác dụng được với AgNO3.

Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 176874

Cho 250 ml dung dịch X chứa Na2CO3và NaHCO3 khi tác dụng với H2SO4 dư cho ra 2,24 lít CO2 (đktc).Cho 500 ml dung dịch X với CaCl2 dư cho ra 16 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3trong dung dịch X lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

Đặt số mol Na2CO3và NaHCO3trong 250ml X lần lượt là a và b.

Với 500ml X cho 16 gam kết tủa → 2a = 0,16 → a = 0,08 mol

→ b = 0,1 - 0,08 = 0,02 mol

→ [Na2CO3] = 0,08 : 0,25 = 0,32 và [NaHCO3] = 0,02 : 0,25 = 0,08 mol

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 176875

Cho các chất sau: CH3COOCH3,HCOOCH3,HCOOC6H5,CH3COOC2H5 . Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi:

- Phân tử khối: nếu như không xét đến những yếu tố khác, chất phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

- Liên kết Hiđro: nếu hai chất có phân tử khối xấp xỉ nhau thì chất nào có liên kết hiđro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

- Cấu tạo phân tử: nếu mạch càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.

Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi giảm dần của các hợp chất có nhóm chức khác nhau và phân tử khối xấp xỉ nhau:

Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy

Vậy chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là HCOOCH3

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 176876

Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

Xem đáp án

Đáp án D

- Thứ tự phản ứng xảy ra như sau:

Ba+2H2O→Ba(OH)2+H2   (1)

Ba(OH)2+Al2(SO4)3→Al(OH)3↓+BaSO4 (2)

2Al(OH)3+Ba(OH)2→Ba(AlO2)2+4H2O (3)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 176878

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol?

Xem đáp án

Đáp án D

Vì phenol không thuộc ancol thơm, đa chức

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 176879

9,3 gam 1 ankyl amin cho tác dụng với FeCl3 thu được 10,7 gam kết tuả. CTCT của amin là?

Xem đáp án

Đáp án B

3R−NH2+FeCl3+3H2O→3R−NH3Cl+Fe(OH)3

0,03 mol ←10,7/107 = 0,1 mol

MR-NH2 = 9,3/0,3 =31 → MR = 15

hay R là gốc CH3

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 176880

Nhóm chất đều tác dụng được với nước (khi có mặt chất xúc tác trong điều kiện thích hợp) ?

Xem đáp án

Dựa vào tính chất hóa học của các chất để chọn ra đáp án phù hợp.

A loại glucozơ.                                      

B loại valin.                 

C loại fructozơ.                   

D thõa mãn.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 176881

Hãy chọn hóa chất để phân biệt anilin, glucozơ và alanin

Xem đáp án

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: anilin, glucozơ và alanin, ta dùng dung dịch brom.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 176882

Dùng chất nào để phân biệt glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic?

Xem đáp án

- Saccarozơ , glucozơ : dung dịch màu xanh lam ; anđêhit axetic : kết tủa đỏ gạch → nhận ra anđêhit axetic

- Đun nóng các dung dịch màu xanh lam, lọ nào cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là glucozơ  

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 176883

Để tách riêng lấy từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin, phenol, ta có thể dùng thêm các dung dịch

Xem đáp án

Dùng dung dịch HCl, anilin sẽ phản ứng với HCl tạo ra muối phân lớp với bezen và phenol. Tách chiết thu được 2 phần: muối C6H5NH3Cl và hỗn hợp gồm benzen và phenol.

Cho muối C6H5NH3Cl tác dụng với NaOH thu lại được anilin.

Cho NaOH tác dụng với hỗn hợp benzen và phenol. Phenol phản ứng với NaOH tạo muối và phân lớp với benzen. Tách chiết thu được 2 phân: muối C6H5ONa và benzen.

Cho muối C6H5ONa tác dụng với HCl ta thu lại được phenol.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 176884

Cho các phát biểu sau:

(a) mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol

(b) Fructozo có nhiều trong mật ong

(c) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit

(d) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên

(e) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(f) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau

(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo

(h) Amilozo và amylopectin đều có các liên kết α – 1,4 – glicozit

Số phát biểu đúng là 

Xem đáp án

(a) sai vì có thể tạo ra andehit, xeton hoặc muối của phenol

(b) đúng

(c) sai vì liên kết peptit là liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các α aminoaxit

(d) đúng

(e) sai vì cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

(f) sai vì hệ số n trong CTPT (C6H10O5)n của hai chất khác nhau

(g) sai vì protein dạng cầu dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo

(h) đúng

⇒ có 3 phát biểu đúng

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 176885

Đốt m gam X gồm 3 ancol no,hai chức thuộc cùng dãy đồng đẳng được 4,48 lit khí CO2 (dktc) và  5,4g H2O.Giá trị của m là?

Xem đáp án

Gọi công thức phân tử chung của 3 rượu là CnH2n+2 O2 

CnH2n+2O2   →   nCO2  +  (n+1)H2O

 0,2                       0,3

nancol =nH2O-nCO2= 0,1 (mol)

mX = mC  + m  + mO  = 0,2.12  +  0,3.2.1  + 0,1.2.16 =6,2 gam  

Đáp án B

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 176886

Để đốt m gam hỗn hợp X gồm 4 ancol no, đơn chức, mạch hở thì cần V lít O2(đktc) thu được 6,16 gam CO2 và 3,24 gam H2O. V có giá trị bao nhiêu?

Xem đáp án

Do là ancol no, mạch hở, đơn chức nên khi đốt cháy ta có: n ancol = nH2O – nCO2 = 0,18 – 0,14 = 0,04 mol

BTNT “O”: nO(ancol) + nO(O2) = nO(CO2) + nH2O => nancol + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> 0,04 + 2nO2 = 2.0,14 + 0,18 => nO2 = 0,21 mol

=> VO2 = 0,21.22,4 = 4,704 lít

Đáp án C

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 176887

Cho X, Y,Z,T là bốn chất khác nhau trong các chất sau C6H5NH2, C6H5OH,  NH3, C2H5NH2  và có các tính chất ghi trong bảng sau:

Xem đáp án

X có nhiệt độ sôi cao và pH > 7 nên X là C6H5NH2

T có nhiệt độ sôi cao và pH < 7 nên T là C6H5OH

Z có nhiệt độ sôi cao hơn Y nên Z là C2H5NH2 và Y là NH3

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 176888

Dùng m gam 1 ancol A no, đơn chức cho bình đựng CuO(dư), nung nóng thì khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,16 gam. Hỗn hợp hơi X thu được có tỉ khối với H2 là 22,5. ancol A là gì?

Xem đáp án

mchất rắn giảm  = mO(CuO)   =  0,16 gam  => nO(CuO)   = 0,01 mol

RCH2OH    +   CuO   → RCHO  + Cu  + H2O

                      0,01      0,01                 0,01

C4H9OH

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 176889

Đốt 80,08 gam X gồm C3H7OH, C2H5OH và CH3OC3H7 thì ta được 95,76 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là?

Xem đáp án

Gọi công thức chung của các hợp chất trong X là CnH2n+2O

PTHH: \({C_n}{H_{2n + 2}}O + \dfrac{{3n}}{2}{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)

Theo PTHH ⟹ \({n_{{H_2}O}} = (n + 1){n_X} \Rightarrow \dfrac{{5,32}}{{n + 1}} = \dfrac{{80,08}}{{14n + 18}} \Rightarrow n = 2,8\)

Theo PTHH ⟹ nCO2 = 3,92 mol ⟹ V = 3,92.22,4 = 87,808 lít.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 176890

Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được ancol etylic nguyên chất và 8,32 gam hỗn hợp chứa 2 muối trong đó có 1 muối tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn hơn trong X là?

Xem đáp án

Nhận xét: Muối tham gia phản ứng tráng bạc là HCOONa

nNaOH > n­este đơn chức → có HCOOC2H5 x mol và HCOOC6H4R’y mol

Hh X (HCOOC2H5 x mol và HCOOC6H4R’y mol) + NaOH (x + 2y mol) →8,32g hh muối (HCOONa (x + y mol) + NaOC6H4R’ (y mol)) + C2H5OH (x mol) + H2O (y mol)

Ta có: nX = x + y = 0,08 (1)

           nNaOH = x + 2y = 0,1 (2)

Giải hệ (1) và (2) → x = 0,06 mol và y = 0,02 mol

→ mmuối = 68. (x + y) + (115 + MR’) = 8,32

→ MR’ = 29 (-C2H5)

%kleste lớn hơn = 150.0,02.100/(74.0,06 + 150.0,02) = 40,32%

→ Đáp án D

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 176891

Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là?

Xem đáp án

 nNaOH = 0,3 mol

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

    0,1                        0,2                0,1                   0,1

→ mrắn = mCH3COONa + mC6H5ONa + mNaOH dư

            = 0,1.82 + 116.0,1 + 40.0,1 = 23,8g

* Lưu ý: Nếu trong hỗn hợp este đơn chức mà

- n-COO- < nNaOH

- n-OH của ancol tạo ra < nNaOH

- có tạo ra nước

→ trong hỗn hợp đó có este của phenol.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 176892

Cho 4,2 gam este đơn chức E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76 gam muối. Công thức cấu tạo của E là

Xem đáp án

Gọi công thức chung của este là RCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon)

Ta có: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

Khi thủy phân este mà mmuối  > meste, vậy gốc R’ là CH3 → loại đáp án C và D      

Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:

1 mol este phản ứng → khối lượng muối tăng so với khối lượng este: 23 - 15 = 8 gam

Khối lượng tăng thực tế là: 4,76 – 4,2 = 0,56 gam

\(\begin{array}{l} {n_{RCOOC{H_3}}} = {n_{RCOONa}} = \frac{{0,56}}{8} = 0,07mol\\ \to {M_{RCOONa}} = \frac{{4,76}}{{0,07}} = 68 \end{array}\)

→ RCOONa là HCOONa

→ Công thức cấu tạo của E là HCOOCH3

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 176893

Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Gọi công thức của este có dạng RCOOR’

Ta có: MX = 6,25.16 = 100 (g/mol);

nKOH = 0,3.1 = 0,3 (mol)

nX =20100=0,2 mol

RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH

0,2               → 0,2      → 0,2

⇒ nKOH dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)

⇒ mRCOOK = mrắn – mKOH dư

= 28 – 0,1.56 = 22,4 gam

⇒ MRCOOK = 22,40,2 = 112

⇒ R = 29 (C2H5-)

⇒ R’ = 100 – 29 – 44 = 27 (CH2=CH-)

⇒ Công thức cấu tạo của X là CH3CH2COOCH=CH2.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 176894

Hóa hơi hoàn toàn 4,4 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 10,25 gam muối. Công thức của X là?

Xem đáp án

Xét ở 4,4 gam este X.

Ta có: \({n_X} = {n_{{O_2}}} = \frac{{1,6}}{{32}} = 0,05\,mol\)

⇒ \({M_X} = \frac{{4,4}}{{0,05}} = 88\)đvC ⇒ este đơn chức

Xét ở 11 gam este X, \({n_X} = 0,05.\frac{{11}}{{4,4}} = 0,125\,mol\)

⇒ nmuối = nX = 0,125 mol

Đặt công thức muối là RCOONa

⇒ R + 44 + 23 = \(\frac{{10,25}}{{0,125}} = 82\)

⇒ R = 15 (CH3 –)

Khi này este có dạng CH3COOR’

⇒ 59 + R’ = 88

⇒ R’ = 29 (C2H5 –)

⇒ Công thức của este X là CH3COOC2H5.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 176895

Khi trùng ngưng 65,5 gam axit \(\varepsilon \)- aminocaproic thu được m gam polime và 7,2 gam H2O. Hiệu suất của phản ứng trùng ngưng là?

Xem đáp án

Ta có thể viết phản ứng bình thường như sau

       nH2N-(CH2)5-COOH  → \(\,HN-{{(C{{H}_{2}})}_{5}}-CO{{}_{n}}\) +  nH2O

Tuy nhiên, do tất cả đều có n nên ta có thể bỏ hệ số n mà không ảnh hưởng đến kết quả bài toán.  → bản chất là:

       H2N-(CH2)5-COOH  →    -HN-(CH2)5-CO-     +   H2O

mol       0,4                                                                     0,4

 H = \(\frac{0,4.131}{65,5}.100=80%\)  

→  chọn B

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 176896

Khi trùng ngưng a gam axit \(\varepsilon \)- aminocaproic ngoài aminoaxit dư người ta thu được m gam polime và 2,88 gam H2O. Giá trị của m và a lần lượt là

Xem đáp án

  \({{n}_{{{H}_{2}}O}}\) = 0,16 mol

       H2N-(CH2)5-COOH  →   -HN-(CH2)5-CO-      +    H2O

mol   0,16                                     0,16            \(\leftarrow \)          0,16

mpolime = 113.0,16 = 18,08 gam

BTKL: a = 18,08 + 2,88 = 20,96 gam   (hoặc mpolime = 131.0,16 = 20,96 g)

chọn D

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 176897

Hòa tan 16,4g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl thu được Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, dktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn 16,4g hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6g. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

- Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thì :

Theo phương pháp tăng giảm khối lượng :

nO(X) = \(\frac{{{m_Z} - {m_X}}}{{2{M_{Cl}} - {M_O}}} = \frac{{29,6 - 16,4}}{{2.35,5 - 16}}\)= 0,24 mol => nHCl(pứ với X) = 2nO(X) = 0,48 mol 

\(\left\{ \begin{gathered}
72{n_{FeO}} + 232{n_{F{e_3}{O_4}}} + 64{n_{Cu}} = {m_X} \hfill \\
\xrightarrow{{BT:O}}{n_{FeO}} + 4{n_{F{e_3}{O_4}}} = {n_{O(X)}} \hfill \\
3{n_{FeO}} = {n_{FeO}} + {n_{F{e_3}{O_4}}} + {n_{Cu}} \hfill \\ 
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
72{n_{FeO}} + 232{n_{F{e_3}{O_4}}} + 64{n_{Cu}} = 16,4 \hfill \\
{n_{FeO}} + 4{n_{F{e_3}{O_4}}} = 0,24 \hfill \\
- 2{n_{FeO}} + {n_{F{e_3}{O_4}}} + {n_{Cu}} = 0 \hfill \\ 
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
{n_{FeO}} = 0,04 \hfill \\
{n_{F{e_3}{O_4}}} = 0,05 \hfill \\
{n_{Cu}} = 0,03 \hfill \\ 
\end{gathered} \right.\)

Vậy dung dịch Z gồm Fe2+(0,15 mol), Fe3+ (0,04 mol), Cu2+(0,03 mol) và Cl-(0,48 mol)

- Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 thì

+ nHCl pứ = 2nCl(X) + 4nNO = 0,64 mol

Xét dung dịch Y ta có : Bảo toàn điện tích : 2nFe2+ + 3nFe3+ + 2nCu+ + nNa+ = nCl-

=> x = 0,03 mol

(Với nNa+ = nNO = 0,04 mol ; nFe2+ = x ; nFe3+ = (0,19 – x) mol )

Vậy dung dịch Y gồm : Fe2+(0,03 mol) ; Fe3+(0,16 mol) ; Cu2+(0,03 mol ; Cl-(0,64 mol) ; Na+.

- Khi trộn dung dịch Y với Z thì được T chứa Fe2+(0,18 mol) ; Cl- (1,12 mol)

- Khi cho AgNO3 tác dụng với dung dịch T thì : nAg = nFe2+ = 0,18 mol ; nAgCl = nCl = 1,12 mol

=> mkết tủa = mAg + mAgCl = 180,16g

Đáp án B

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 176899

Cho Fe vào NaNO3 và H2SO4 thu được dung dịch X (không chứa muối amoni), hỗn hợp khí Y gồm NO và H2 và chất rắn không tan. Trong dung dịch X chứa các muối?

Xem đáp án

Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

Sau phản ứng thu được chất rắn không tan thì đó là Fe dư.

Vì Fe dư nên NO3- phản ứng hết và H+ cũng hết.

Khi đó Fe chỉ bị oxi hóa thành Fe2+

Vậy trong dung dịch X chứa FeSO4 và Na2SO4.

Đáp án A

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »