Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Cù Huy Cận
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Cù Huy Cận
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
35 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho 16,75g hỗn hợp gồm Na, Al vào nước dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
Đáp án A
Gọi x = nNa
Na + H2O → NaOH + 12 H2
x → x → 0,5x
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 32 H2
x ← x → 1,5x
Do sau phản ứng, thu được chất rắn Y nên Al vẫn còn dư NaOH hết
Vậy ∑nH2 = 0,5x + 1,5x =8,9622,4 => x = 0,2
=> mNa + mAl pư = 23x + 27x = 10g => mAl còn dư = 16,75 – 10 = 6,75g
Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (thể tích khí đều đo ở đktc). Mối quan hệ giữa a và b là
Đáp án A
Nếu b ≥ 2a thì chắc chắn CO2 sinh ra sẽ như nhau, nhưng đề cho CO2 khác nhau b < 2a hay a > 0,5b
Loại C, D
Thí nghiệm 1: Cho H+ vào CO32-
H+ + CO32- →HCO3-
a a a
H+ + HCO3- →CO2 + H2O
(b – a) → b – a
Thí nghiệm 2: CO32- vào H+
2H+ + CO32- →CO2 + H2O
b → 0,5b
Ta có 0,5b = 2(b – a) 2a = 1,5b a = 0,75b
Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp X gồm hai este đơn chất thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần đúng 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là
Đáp án A
BTKL => mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 44nCO2 + 18nH2O = 25,56 + 1,09.32 – 0,02.28 = 59,88 (1)
Mà nCO2: nH2O = 48 : 49 (2)
(1), (2) => nCO2 = 0,96; nH2O = 0,98
Bảo toàn N => nZ = 2nN2 = 0,04
Bảo toàn O => 2neste + 2nZ + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => neste = 0,32
Ta có Ctb = 0,96/0,36 = 2,67 mà Z có C > 2 => 2 este là HCOOCH3 và CH3COOCH3
Khi cho X tác dụng với KOH dư thì
mrắn = mX + mKOH – mCH3OH – mH2O = 25,56 + 0,36.1,2.56 – 0,32.32 – 0,04.18 = 38,792g
Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24g alanin và 8,19g valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
Đáp án C
Gọi 3 peptit lần lượt là (AA)a; (AA)b; (AA)c ứng với số mol là x; x; 3x
Ta có ax + bx + c.3x = nAla + nVal => x(a + b + 3c) = 14,24/89 + 8,19/117 = 0,23
Do a + b + 3c là số nguyên dương => a + b + 3c = 23 (1)
Mà số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13 => a + b + c < 16 (2)
Từ (1), (2) => a = 2; b = 3; c = 6 là hợp lí
X + H2O → Ala + Val
=> m = mAla + mVal – mH2O = 14,24 + 8,19 – 18(1.0,01 + 2.0,01 + 5.0,03) = 19,19g
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg (5a mol) và Fe3O4 (a mol) trong dung dịch chứa KNO3 và 0,725 mol HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được lượng muối khan nặng hơn khối lượng hỗn hợp X là 26,23g. Biết kết thúc phản ứng thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Z chứa H2 và NO, tỉ khối của Z so với H2 bằng 11,5. Phần trăm khối lượng sắt có trong muối khan có giá trị gần nhất với
Do tạo H2 => ion NO3- đã chuyển hết thành NO
\(\left\{ \begin{array}{l} x = nNO\\ y = n{H_2} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,08\\ 30x + 2y = 11,5.2.0,08 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x = 0,06\\ y = 0,02 \end{array} \right.\)
Đặt x = nKNO3
Bảo toàn N => nKNO3 = nNO + nNH4+ => nNH4+ = x – 0,06
nHCl = nH+ = 4nNO + 2nH2 + 10nNH4+ + 2nO => 0,725 = 4.0,06 + 2.0,02 + 10(x – 0,06) + 8a
=> 8a + 10x = 1,045 (1)
mmuối = mMg + mFe + mK+ + mNH4+ + mCl- = 24.5a + 56.3a + 39x + 18(x – 0,06) + 35,5.0,725
= 288a + 57x + 24,6575
Mà mmuối – mX = 26,23 => 288a + 57x + 24,6575 – 24.5a – 232a = 26,23 => –64a + 57x = 1,5725 (2)
(1), (2) a = 0,04 và x = 0,0725 => mmuối = 288a + 57x + 24,6575 = 40,31g
=> %mFe trong muối = 56.3.0,04.100%/40,31 = 16,67%
Cô cạn dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+; 0,1 mol Cu2+; 0,2 mol SO42- và 1 lượng ion Cl- thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Đáp án B
0,1.3 + 0,1.2 = 0,2.2 + nCl- → nCl- = 0,1
Bảo toàn khối lượng mmuối = 0,1.27 + 0,1.64 + 0,2.96 + 0,1.35,5 = 31,85g
Đun nóng 100g dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là?
Đáp án B
nC6H12O6 = 100.18%/180 = 0,1 => mAg = 0,1.2.108 = 21,6g
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X được 3,36 lít khí CO2; 0,56 lít khí N2 (đktc) và 3,15g H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối NH2CH2COONA. CTCT của X là?
Đáp án D
nH2 = nFe = 0,1 → V = 2,24
Cho sơ đồ phản ứng: C2H2→ X → CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?
Đáp án C
C2H2 CH3CHO CH3COOH
Dãy gồm các chất nào sau đây đều là este?
Đáp án B
Loại A, C, D vì natri axetat là muối CH3COONa; amoni axetat là muối CH3COONH4; xà phòng là muối natri hoặc muối kali của axit béo.
=> Chọn B: (C17H35COO)3C3H5, HCOOCH3, CH2=CH-COO-C2H5.
Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là
Hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m
Đáp án B
Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử, mạch phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên vì xenlulozơ có mạch không nhánh không xoắn
Hợp chất CH3-NH-CH2-CH3 có tên đúng là
Đáp án B
CH3-NH-CH2-CH3 là amin bậc hai có tên là etylmetylamin hoặc N-metyletanamin
Phát biểu không đúng là:
Đáp án D
vì este phải có gốc hiđrocacbon sau nhóm COO. Thực ra, H2N-CH2-COOH3N-CH3 là muối của amino axit H2N-CH2-COOH và amin CH3NH2
Cho các chất sau: (1) CH3CH(NH2)COOH; (2) HOOC-CH2-CH2-COOH; (3) NH2[CH2]5COOH; (4) CH3OH và C6H5OH; (5) HO-CH2-CH2-OH và p-C6H4(COOH)2; (6) NH2[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH. Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
(1), (3), (5), (6).
Đáp án A
Khi thủy phân một octapeptit X mạch hở, có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly?
Đáp án B
Gly-Phe-Tyr; Tyr-Lys-Gly; Lys-Gly-Phe; Gly-Phe-Tyr
Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,28 gam chất rắn A. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là
Đáp án A
Ca2+ + CO32- →CaCO3 →CaO
nCa2+ = nCaO = 0,28/56 = 0,005 => [Ca2+] = 0,005/0,01 = 0,5M
Cho phương trình phản ứng: aAl + bHNO3→ cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
Đáp án D
Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O a : b = 1 : 4
Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH- của nước)
Đáp án D
H3PO4↔ H+ + H2PO4-
H2PO4- ↔H+ + HPO42-
HPO42- ↔ H+ + PO43-
Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là?
Đáp án C
Ta có nCO2 = 0,5; nH2O = 0,6; nhỗn hợp = 0,3
Số C trung bình = 0,5/0,3 = 1,67
X là CH4
Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là?
Đáp án A
Axit axetic CH3COOH; propan-2-ol CH3-CHOH-CH3 đều có M = 60
Gọi công thức chung của X là RH
RH + Na → RNa + 1/2H2
0,04 ← 0,02
=> m = 0,04(59 + 23) = 3,28g
X là một este no, đơn chức, có tỉ khối hơi so với He là 22. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dung dịch NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Đáp án B
mX = 88 → nX = 0,05 = nmuối
RCOONa = 4,1/0,05 = 82 => R = 15 là CH3
Thủy phân hoàn toàn 150g dung dịch saccarozơ 10,26% trong môi trường axit (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là
Đáp án B
nC12H22O11 = 150.10,26%/342 = 0,045
mAg = 0,045.4.108 = 19,44g
Cho 13,5g hỗn hợp gồm 3 amin no, mạch hở, đơn chức tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45g hỗn hợp muối. Giá trị của x là
Đáp án D
nHCl = (24,45 – 13,5)/36,5 = 0,3 => x = 1
Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?
Đáp án D
Để có ăn mòn điện hóa thì phải thỏa mãn 3 điều kiện:
Điều kiện 1: Có 2 cực (2 kim loại khác nhau hoặc 1 kim loại và 1 phi kim)
Điều kiện 2: 2 cực này phải tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Điều kiện 3: cùng được nhúng vào dung dịch chất điện li.
Nếu ta thực hiện hoàn toàn các quá trình hóa học và điện hóa học sau đây:
a) NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
b) NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.
c) Phân hủy NaHCO3 bằng nhiệt.
d) Điện phân NaOH nóng chảy.
e) Điện phân dung dịch NaOH.
g) Điện phân NaCl nóng chảy.
Số trường hợp ion Na+ có tồn tại là:
Đáp án B
gồm a, b, c, e.
Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa
Đáp án C
AgNO3 dư luôn tạo Fe3+
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thức phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
Đáp án D
Ta có nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol;
nNO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Cho X tác dụng với HCl, chỉ có Al phản ứng
Al + 3HCl → AlCl3 + 32H2
0,1 mol ← 0,15 mol
Cho X tác dụng với HNO3 đặc, nguội, chỉ có Cu phản ứng (Al bị thụ động hóa)
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
0,15 mol ← 0,3 mol
=> m = mAl + mCu = 27.0,1 + 64.0,15 = 12,3g
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
Đáp án D
Các chất tham gia phản ứng tráng gương có chứa gốc -CHO hoặc HCOO-
=> Có 3 chất là: HCHO, HCOOH và HCOOCH3
Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, HCOOH và CH3COOH tăng dần theo trật tự nào?
Đáp án C
Độ linh động của H trong nhóm OH của axit > phenol > ancol.
Trong tất cả các axit cacboxylic no, đơn chức, tính axit của HCOOH là mạnh nhất
Số chất có CTPT C4H8O2 phản ứng được với NaOH là
Đáp án D
gồm 4 este và 2 axit.
Cho các chất sau: etylamin, anilin, đimetylamin, trimetylamin. Số chất amin bậc II là
Đáp án A
Đimetylamin CH3-NH-CH3
Một amino axit X tồn tại trong tự nhiên (chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Cho 1,875g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo ra 2,425g muối. CTCT của X là:
Đáp án A
NH2–R–COOH + NaOH →NH2–R–COONa + H2O
Ta thấy cứ 1 mol X tác dụng với 1 mol NaOH tạo ra 1 mol muối thì khối lượng tăng 22g
nX = (2,425 - 1,875) : 22 = 0,025 mol
NH2–R–COOH = 1,875 : 0,025 = 75
R = 14 (CH2)
X là NH2CH2COOH
Lấy 13,86 gam peptit (X) thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thì thu được 16,02 gam alanin duy nhất. Số liên kết peptit trong X là?
Đáp án A
Gọi n là số gốc alanin trong peptit X => Số liên kết peptit của X là n – 1
=> MX = 89n – 18(n – 1) = 71n + 18
(Ala)n + (n – 1)H2O → nAla
13,86 16,02
(71n + 18) 89n
=> n = 3 => Số liên kết peptit = 2
Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
Đáp án C
Gọi a = nX, b = nY => nGly = 2a + 2b = 30/75 = 0,4 (1)
Và nAla = 2a + b = 28,48/89 = 0,32 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,12 và b = 0,08
Ta có MGly = 75, MAla = 89, MVal = 117, MGlu = 147
=> MX = 89 + 75 + 89 + 117 + 75 + 117 – 5.18 = 472
MY = 75 + 89 + 75 + 147 – 3.18 = 332 => m = 472.0,12 + 332.0,08 = 83,2g
Ứng dụng nào sau đây của amino axit là không đúng?
Đáp án B
vì bột ngọt là muối mononatri glutamat
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được Cu kim loại?
Đáp án A
vì Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu.
Dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH mới có pH = 11?
Đáp án A
Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch NaOH có pH = 12, pH = 11
Do pH = 12 → pOH = 2 → [OH-] = 10-2M → nOH-trước khi pha loãng = 10-2V
pH = 11 → pOH = 3 → [OH-] = 10-3M → nOH-sau khi pha loãng = 10-3V’
Ta có nOH-trước khi pha loãng = nOH-sau khi pha loãng → 10-2V = 10-3V’
V' : V = 10-2 : 10-3 = 10
Vậy cần pha loãng dung dịch NaOH 10 lần
Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Đáp án C
CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3↓ + H2O
0,25 ← 0,25 → 0,25
CO2dư + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
0,05 → 0,05
=> mCaCO3↓ còn lại = (0,25 – 0,05).100 = 20g
Bảo toàn khối lượng => mCO2 + mdd Ca(OH)2 = m↓ + mdd Ca(HCO3)2
=> mdd Ca(HCO3)2 – mdd Ca(OH)2 = mCO2 – m↓ = 0,3.44 – 20 = – 6,8g
Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y gồm
CuO và Fe2O3 bị khử, MgO không bị khử bởi CO.
Chất rắn sau phản ứng là MgO, Cu, Fe.