Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Hướng Hóa
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Hướng Hóa
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
52 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bé nhất
Valin : (CH3)2 – CH – CH(NH2) –COOH → M = 117 đvC
Alanin : CH3 - CH(NH2) –COOH → M = 89 đvC
Glyxin H2N – CH2 – COOH → M = 75 đvC
Axit glutamic : HOOC – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH → M = 147 đvC
Đáp án C
Trung hòa 11,8 g một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là
nHCl = 0,2 mol
Gọi CTHH của amin đơn chức là RNH2 : RNH2 + HCl → RNH3Cl
Có namin = nHCl = 0,2 mol nên MRNH2 = \(\frac{{11,8}}{{0,2}} = 59\) → MR = 43 ( C3H7)
=> CTPT của amin: C3H7NH2
Đáp án D
Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp :
Chất không có liên kết bội kém bền thì không tham gia được phản ứng trùng hợp
→ toluen (C6H5CH3) không có liên kết đôi kém bền nên không tham gia trùng hợp được
Đáp án B
Kim loại Fe không tác dụng được với dung dịch nào ?
Fe không tác dụng được với dung dịch NaOH
Đáp án D
Trong các kim loại dưới đây, kim loại nào có tính khử mạnh nhất
Kim loại đứng trước trong dãy điện hóa có tính khử mạnh nhất
Tính khử: Mg > Fe > Cu > Ag.
→ kim loại nào có tính khử mạnh nhất Mg
Đáp án C
Hấp thụ hoàn toàn một lượng anken X vào bình đựng nước brom thì thấy khối lượng bình tăng 5,6 gam và có 16 gam brom phản ứng. CTPT của X là
Anken X có công thức phân tử là CnH2n (n ≥2)
PTHH: CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
0,1 ← 0,1 (mol)
⟹ Manken = 5,6 : 0,1 = 56 ⟹ 14n = 56 ⟹ n = 4
Vậy anken là C4H8.
Đáp án A
Dãy gồm các chất đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A sai vì MgO không tác dụng
B đúng
C sai vì BeO không tác dụng
D sai vì Be không tác dụng
Đáp án B
Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dd HCl dư . Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7g so với ban đầu. Khối lượng Al và Mg lần lượt là
Đặt nAl = x mol và nMg = y mol
Có Al → Al +3 + 3e
Mg → Mg+2+ 2e
2H+1 + 2e → H2
Theo bảo toàn e có : 3x + 2y = 2nH2
Bảo toàn KL có mdd tăng = mKL – mH2 = 7 → mH2 = 7,8 – 7 = 0,8 → nH2 = 0,4 mol
Ta có hệ phương trình sau
\(\left\{ \begin{gathered}3x + 2y = 0,4.2 \hfill \\27x + 24y = 7,8 \hfill \\\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}x = 0,2 \hfill \\y = 0,1 \hfill \\\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}{m_{Al}} = 5,4 \hfill \\{m_{Mg}} = 2,4 \hfill \\\end{gathered} \right.\)
Đáp án C
Cacbohidrat nào không tác dụng với H2 ( Xúc tác Ni, to ) ?
Fructozo có nhóm chức xeton nên có khả năng phản ứng với H2
Glucozo, mantozo có nhóm chức anđêhit nên phản ứng được với H2
Saccarozo có cấu tạo
Nên không phản ứng với H2
Đáp án A
Kim loại nào chỉ được điều chế từ phương pháp điện phân nóng chảy?
Kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là K
Đáp án A
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam CH3COOCH3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
CH3COOH → CH3COONa
0,05 mol → 0,05 mol
→ m = 0,05. 82 = 4,1 g
Đáp án B
Hòa tan 4,6 gam một kim loại kiềm vào 200 ml nước thu được 204,4 gam một dung dịch kiềm. Kim loại đó là
Nước cất có D = 1g/ml ⟹ 200 ml nước có khối lượng là 200 gam.
Bảo toàn khối lượng có: mH2 = 4,6 + 200 - 204,4 = 0,2 gam → nH2 = 0,1 mol
Đặt kim loại kiềm là X.
PTHH: 2X + 2H2O → 2XOH + H2
0,2 ← 0,1 (mo
Cho các phản ứng sau
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure
(b) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng
(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước
(d) Ở điều kiện thường, metyl amin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai
Số phát biểu đúng là
(a) Sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure
(b) Sai vì phản ứng tạo ra kết tủa vàng
(c) Sai vì muối này tan
(d) Đúng
Đáp án D
Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2 – CH(NH2) –COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
Coi dd Y chứa C3H7O2N : 0,15 mol và NaOH : x mol
Y + HCl thì nHCl = nnhóm –NH2 + nOH- = 0,15 + x = 0,25 → X = 0,1 → V = 100 ml
Đáp án D
Hóa chất nào sau đây dùng để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu?
A sai vì Fe và Cu sau tác dụng tạo ra Ag làm tăng khối lượng Ag thu được
B sai không tác dụng với cả 3 chất
C đúng vì Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 ; Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 nên rắn còn lại chỉ là Ag
D sai vì rắn thu được có cả Cu và Ag
Đáp án C
Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO1 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể là
Khi đốt các hidrocacbon thì :
Ankan có : nCO2 < nH2O ; anken : nCO2 = nH2O ; ankin và ankadien : nCO2 > nH2O
Nên X không thể là ankan và anken được vì khi đó đốt X sẽ thu được nCO2 > nH2O
Đáp án D
Trong y học, hợp chất nào sau đây của natri được dùng để làm thuốc trị bệnh dạ dày
Trong điều trị bệnh dạ dày người ta dùng thuốc chứa NaHCO3 để tác dụng với lượng aXit có trong dạ dày làm giảm bớt H+ gây đau
HCO3 - + H+ → Na+ + H2O + CO2
Đáp án B
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Al (Z = 13) có số electron lớp ngoài cùng là
Al có cấu hình e là 1s22s22p63s23p1 nên lớp ngoài cùng có 3e
Đáp án C
Số đồng phân amin bậc một có công thức phân tử C3H9N là
Đồng phân bậc 1 của C3H9N là CH3 – CH2 – CH2 – NH2
CH3 – CH(CH3) – NH2
Đáp án B
Cho phương trình phản ứng a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO + e H2OTỉ lệ b : c là
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Nên b : c = 4 : 1
Đáp án A
Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:2) vào bình Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 190 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là
Xét dung dịch Y :
Y tác dụng được với 0,19 mol NaOH nên Y có HCO3- : HCO3- + OH- → CO32- + H2O
→ nHCO3 = 0,19 mol
Y + HCl : 0,28 mol thì
H+ + HCO3- → H2O + CO2
BaCO3 +2H+ → Ba2+ +H2O + CO2
Có thế có : CO32- + 2H+ → H2O + CO2
→ nCO3 + nBaCO3 = ( 0,28 – 0,19 ) : 2 = 0,045 mol
Xét phản ứng K2CO3 và NaHCO3 + Ba(HCO3)2
CO32- + Ba2+ → BaCO3
Bảo toàn C có nK2CO3 = nCO3(Y) + nBaCO3 = 0,045 → nNaHCO3 = 0,09
Sau pư có nHCO3 = 0,09 + 2nBa(HCO3)2 = 0,19
→ nBa(HCO3)2 = 0,05 → pư trên có Ba2+ dư nên nBaCO3 = 0,045
→ mBaCO3 = 8,865
Đáp án B
Hỗn hợp M gồm Ala-Gly-X và Gly-Ala-Gly-X (X là α-amino axit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 65,632 lít khí CO2 (đktc) và 48,69 gam H2O. Mặt khác cho 1/10 lượng hỗn hợp M trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m gam muối khan trong đó có a gam muối của X và b gam muối của glyxin. Giá trị của a + b
Quy đổi A thành C2H3ON : x mol; CH2 : y mol và H2O : 0,29 mol
Đốt cháy A thu được nCO2 = 2x + y = 2,93 mol
nH2O = 1,5x + y + 0,29 =2,705 mol
→ x = 1,03 mol và y =0,87 mol
Đặt a và b lần lượt là số mol của 2 peptit trong A thì nA = a + b = 0,29 mol
nN = 3a + 4b = x = 1,03 → a = 0,13 mol và b = 0,16 mol
Gọi n là số C của aa X thì nCO2 = 0,13(n + 5) + 0,16(n + 7) =2,93 → n = 4
→ X là C4H9O2N
Ta có ngly = 0,13 + 2.0,16 =0,45 mol
nX = 0,13 + 0,16 =0,29 mol
→ A + KOH thu được mmuối = 91,74 g → 1/10 A + KOH thu được mmuối = 9,174 g
Đáp án B
Hỗn hợp M gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 9,27 gam M bằng lượng vừa đủ chứa 0,15 mol NaOH thu được 4,8 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,075 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong M là
M + 0,15 mol NaOH → muối + 4,8 g ancol + nước
Đặt CTTB của muối là \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}{\text{COONa}}\) : 0,15 mol ( bảo toàn Na )
Đốt muối ta có nH2O = \(0,15.\frac{{2\overline n + 1}}{2} = 0,075 \Rightarrow \overline n = 0\)
→ muối thu được chỉ có duy nhất HCOONa : 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng ta có mM + mNaOH = mmuối + 4,8 + mH2O
→ mH2O = 9,27 + 0,15.40 - 4,8 – 0,15 . 68 = 0,27 g → nH2O = 0,015 mol
Mà nH2O = naxit = 0,015 mol và neste = nNaOH – naxit = 0,15 – 0,015 =0,135 mol
→ M có HCOOH : 0,015 mol, HCOOCxH2x+1 : 0,135 mol và ancol CxH2x+1OH : a mol
→\((0,135 + a).(14x + 18) = 4,8\) → x < \(\frac{{\frac{{4,8}}{{0,135}} - 18}}{{14}} = 1,25\) → ancol là CH3OH
→ %HCOOCH3 = 0,135.60.100% : 9,27 =87,38%
Đáp án C
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là
(a) sai vì phản ứng tạo ra CH3CHO : andehit axetic
(b) sai PE được điều chế từ phản ứng trùng hợp
(c) sai, anilin là chất rắn
(d) đúng
(e) đúng
Đáp án B
Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho dd AgNO3 vào dd HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
(a) đúng tạo AgCl
(b) sai vì Al2O3 tan hết trong HCl
(c) đúng vì Cu không tác dụng với HCl còn nguyên sau phản ứng
(d) đúng do tạo kết tủa BaCO3 : Ba(OH)2 + KHCO3 → BaCO3 + KOH + H2O
Vậy có 3 thí nghiệm thu được chất rắn sau phản ứng
Đáp án D
Cho este no đa chức mạch hở X có công thức phân tử là CxHyO4 với x ≤ 5, tác dụng với dd NaOH thu được sản phẩm chỉ gồm một muối của axit cacboxylic và một ancol. Biết X có tham gia phản ứng tráng bạc. Số CTCT phù hợp của X là
X là este no có phản ứng tráng bạc nên X có gốc axit là HCOO
→ X tạo bởi ancol hai chức và axit HCOOH
Số C không quá 5 nên ancol 2 chức này có thể là C2H4(OH)2 hoặc C3H6(OH)2
Đáp án D
Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M tác dụng với 200 gam dd NaOH thu được 11,7 gam kết tủa trắng. Nồng độ dung dịch NaOH lớn nhất là
nAl2(SO4)3 = 0,1 mol → nAl3+ = 0,2 mol
nAl(OH)3 = 0,15 mol
Vì nAl(OH)3 < nAl(3+) nên có 2 trường hợp là kết tủa tạo tối đa rồi tan hoặc kết tủa chưa tối đa
→để NaOH là lớn nhất thì kết tủa tối đa rồi tan 1 phần
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
0,2 → 0,6 → 0,2 mol
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
(0,2 - 0,15) → 0,05 mol
→ nOH- (tổng ) = 0,6 + 0,05 = 0,65 mol
Bảo toàn OH- có nNaOH = nOH-= 0,65 mol => mNaOH = 0,65.40 = 26 (g)
\(C\% NaOH = \frac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,NaOH}}}}.100\% = \frac{{26}}{{200}}.100\% = 13\% \)
Đáp án D
Một học sinh làm thí nghiệm với dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả như sau:X đều phản ứng với cả 3 dung dịch : NaHSO4 , Na2CO3, AgNO3X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
Mg(NO3)2; CuSO4; FeCl2 không phản ứng với NaHSO4
D đúng
Đáp án D
Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí H2 đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
Y có H2SO4 : 0,05 mol ; HCl : 0,1 mol
nH2 = 0,3 mol
Ta có Na → Na+1 + 1e và 2H+ + 2e → H2
0,6 ← 0,6 0,6 ← 0,3
BT e: ne(Na nhường) = ne (H2 nhận) = 0,3.2 = 0,6 (mol)
→nNa =0,6 mol
Bảo toàn điện tích có nNa+ = 0,6 > 2nSO42- + nCl- = 2.0,05 + 0,1 = 0,2 → dd còn OH- : 0,4 mol
Khối lượng chất rắn trong dd là m = mNa+ + mSO42- + mCl- + mOH- = 0,6.23 + 0,05.96 +0,1.35,5 + 0,4.17 = 28,95
Đáp án D
Hỗn hợp 2 este X và Y là hợp chất thơm có cùng CTPT là C8H8O2. Cho 4,08 gam hỗn hợp trên phản ứng với vừa đủ dung dịch chứa 1,6 g NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là
nhh = 4,08 : 136 = 0,03 mol
nNaOH = 0,04 mol → X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 và Y phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1 ( vai trò của X, Y là như nhau nên đáp án bất kì ) → X là muối của phenol và axit
X,Y + NaOH → 3 hợp chất hữu cơ nên X, Y phải tạo ra cùng 1 loại muối
X : HCOOC6H4CH3 và Y : HCOOCH2- C6H5
HCOOC6H4CH3 + 2NaOH → HCOONa + CH3C6H4ONa + H2O
a mol → 2a
HCOOCH2- C6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5 -CH2 –OH
b mol 2b mol
\(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,03 \hfill \\2a + b = 0,04 \hfill \\\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,01 \hfill \\b = 0,02 \hfill \\\end{gathered} \right.\) →\(\left\{ \begin{gathered}HCOONa:0,03 \hfill \\C{H_3}{C_6}{H_4}ONa:0,01 \hfill \\\end{gathered} \right.\) → m =3,34
Đáp án C
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,14 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm đi 13,76 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5 ) và thu được dd Z. Khối lượng chất tan trong Z
ne = 5.6176 : 96500 = 0,32 mol
Tại điện cực K có :
Cu2+ +
2 e → Cu
0,14 mol → 0,28 mol
2H2O + 2e → 2OH-
2 e → Cu
0,14 mol → 0,28 mol
2H2O + 2e → 2OH-
x mol → 2x
2H2O → 4H+ + 4e + O2
4y 4y y mol
→ \(\left\{ \begin{array}{l}71x + 32y = 4,76\\2x + 4y = 0,32\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,04\\y = 0,06\end{array} \right.\)
→ dd thu được sau điện phân là Na+ : 0,08 mol ; NO3- : 0,28 mol và H+ : 0,2 mol
3Fe + 8 H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2H2O + 2NO
→ H+ hết → dd Z có Na+ : 0,08 mol; NO3- : 0,23 mol, Fe2+ : 0,075 mol
→ mmuối = 20,3
Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,2g glyxerol và 91,8g muối. Giá trị của m là:
nGlycerin = 9,2 : 92 = 0,1 mol
Phản ứng tổng quát : (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Mol 0,3 ← 0,1
- Bảo toàn khối lượng : m + mNaOH = mMuối + mGlycerin
=> m = 91,8 + 9,2 – 0,3.40 = 89g
Đáp án C
Cho các chất sau: etyl amin, glyxin, phenyl amoni clorua, etyl axetat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là
Các chất pư với NaOH là: glyxin (H2N-CH2-COOH), phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl), etyl axetat (CH3COOC2H5) ⟹ có 3 chất.
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
CH3COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CH3COONa + C2H5OH
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm
Na là kim loại kiềm
Đáp án A
Kim loại Mg được điều chế bằng phương pháp nào sau đây
Điều chế Mg bằng phương pháp điện phân nóng chảy MgCl2
\(MgC{l_2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}Mg + C{l_2}\)
Đáp án C
Butyl axetat được dùng làm dung môi pha sơn. Công thức cấu tạo của chất này là
Gốc Axetat : CH3COO- ; Butyl : CH3-CH2-CH2-CH2-
=> CTCT của butyl axetat là: CH3COOCH2CH2CH2CH3
Đáp án C
Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 0,4M và FeCl3 0,3M . Kết thúc phản ứng thu được 1,12 lit khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là :
nHCl = 0,4.0,1 = 0,04 mol ; nFeCl3 = 0,3.0,1 = 0,03 mol ; nH2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol
Qui đổi hỗn hợp X thành kim loại M có hóa trị n
M + nHCl → MCln + 0,5nH2
mol 0,04 ← 0,02 < 0,05 => M phản ứng với H2O
M + nH2O → M(OH)n + 0,5nH2
mol 0,06 ← 0,03
=> nOH = n.nM(OH)2 = 0,06 mol
FeCl3 + 3OH- → Fe(OH)3 + 3Cl-
Mol 0,02 ← 0,06 → 0,02
=> mFe(OH)3 = 0,02.107 = 2,14g
Đáp án B
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 16,8 lit khí CO2; 2,8 lít khí N2 (đktc) và 20,25g H2O. Công thức phân tử của X là
Gọi công thức tổng quát của amin : CxHyN
Bảo toàn C : nC(X) = nCO2 = 16,8 : 22,4 = 0,75 mol
Bảo toàn H : nH(X) = 2nH2O = 2.20,25 : 18 = 2,25 mol
Bảo toàn N : nN(X) = 2nN2 = 2.2,8 : 22,4 = 0,25 mol
=> nC : nH : nN = 0,75 : 2,25 : 0,25 = 3 : 9 : 1
=> CT đơn giản nhất là C3H9N
Vì X đơn chức => CTPT X là C3H9N
Đáp án B
Cho các loại hợp chất: muối amoni của axit cacboxylic (X), amin (Y), este của aminoaxit (Z), aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là X, Z, T
Đáp án B
Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozo axetat, tơ tằm, tơ nilon - 6,6. Số tơ tổng hợp là
Các loại tơ tổng hợp là: tơ capron, tơ nilon - 6,6 => có 2 tơ
Đáp án B