Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Sinh Cung

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Sinh Cung

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 31 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 178021

Lựa chọn đúng về công thức của X biết khi thực hiện phản ứng este hoá giữa axit ađipic {HOOC-(CH2)4-COOH} với ancol đơn chức X thu được este Y1 và Y2 trong đó Y1 có công thức phân tử là C8H14O4

Xem đáp án

X: CH3OH hoặc C2H5OH

HOOC-(CH2)4-COOH + 2CH3OH ⇆ CH3OCO-(CH2)4-COOCH3 (Y1) + 2H2O

HOOC-(CH2)4-COOH + C2H5OH ⇆ HOOC-(CH2)4-COOC2H5 (Y1) + 2H2O

→ Đáp án D

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 178022

Thuỷ phân C4H6O2 được 2 chất hữu cơ phản ứng tráng gương, CTCT của este ?

Xem đáp án

C4H6O2 có k = 2 → C4H6O2 là este có chứa 1 liên kết π trong gốc hidrocacbon → Este đó: CH3-CH=CH-OCOH

CH3-CH=CH-OCOH + H2O ⇆ HCOOH + CH3CH2CHO

HCOOH và CH3CH2CHO đều có PƯ tráng gương.

→ Đáp án C

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 178023

Trình tự tách riêng biệt: vinyl axetat, etyl fomiat, metyl acrylat?

Xem đáp án

vinyl axetat (CH3COOCH=CH2), etyl fomiat (HCOOC2H5), metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)

+) Dung dịch Br2 → chỉ có etyl fomiat không phản ứng

+) Dung dịch NaOH

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3CHO + CH3COONa.

CH2=CH-COOCH3 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3OH.

+) Ag2O/NH3

CH3CHO có phản ứng tráng bạc.

→ Đáp án B

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 178024

Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{Lys}} = 0,05\\
{n_{Gly}} = 0,2
\end{array} \right. \to {n_{HCl}} = 0,6\)

\( \to 7,3 + 15 + 0,6.36,5 + 0,3.56 = m + 0,3.18 \to m = 55,6\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 178025

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?

Xem đáp án

Hợp chất là chất béo là (C17H35COO)3C3H5

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 178027

Câu nào đúng khi nói về dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy?

Xem đáp án

Dầu mỡ động thực vật là các trieste, còn dầu mỡ bôi trơn máy là các ankan cao phân tử. Chúng hoàn toàn khác nhau.Khác nhau hoàn toàn

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 178028

Xác định chỉ số axit biết loại axit này có chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin?

Xem đáp án

Giả sử trong 1g chất béo có 0,89g tristearin còn 0,11g axit stearic

⇒ nKOH = 0,11 : 284 = 0,00038mol

⇒ mKOH = 0,00038. 56 = 0,02169g = 21,69mg

Tức là chỉ số a xit là 21,69.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 178029

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là

Xem đáp án

4 chất Xenlulozơ , tinh bột, fructozơ, glucozơ, đều thuộc cacbohiđrat → CTTQ: Cn(H2O)m

Bản chất đốt cháy các chất này là quá trình đốt cháy Cacbon: C + O2 → CO2

Từ PTHH: → nC = nO= 2,52 : 22,4 = 0,1125 (mol)

BTKL: m = mC + mH2O = 0,1125. 12 + 1,8 = 3,15 (g)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 178032

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Muốn điều chế 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích HNO3 96%( d=1,52 g/ml) cần dùng là

Xem đáp án

Đáp án B

nC6H7O2(NO3)3 = 0,1 k.mol → nHNO3 = 0,3 k.mol

→ n lý thuyết = 0,3 : 90 . 100 = k.mol → m HNO3 = 21 g

→ m dd HNO3 = 21: 96.100 = 21,875 k.g

→ V dd HNO3 = 21,875 : 1,52 = 14,39 k.ml = 14,39 lít

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 178034

Có các chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết?

Xem đáp án

Ta dung Cu(OH)2/NaOH

Cho thuốc thử vào 4 chất, có 1 chất không tham gia phản ứng là C2H5OH

Ba chất còn lại đều làm tan Cu(OH)2

+) Axit axetic cho dung dịch màu xanh lam nhạt

+) Glyxerit cho dung dịch màu xanh lam đậm 

+) Glucozo cho dung dịch màu xanh lam đậm, khi đun nóng tạo kết tủa

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 178035

Tìm X biết gluxit (X) có dạng (CH2O)phản ứng được với Cu(OH)2. Lấy 1,44 gam (X) cho vào AgNO3/NH3 tạo ra 1,728 gam Ag. 

Xem đáp án

(X) có công thức đơn giản (CH2O)n → Loại đáp án A, B và C

Chỉ có đáp án D có dạng (CH2O)6 → n = 6

Ta có: nAg = 1,728/108 = 0,016 mol; MX = 30n

→ nX = 0,048/n mol → nAg = 2nX

→ X là glucozơ hoặc fructozơ có CTPT là C6H12O6

→ Đáp án D

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 178036

m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng với 0,8 gam Br2 trong nước. Số mol của glucozơ và fructozơ lần lượt là gì?

Xem đáp án

nglucozơ + nfructozơ = nAg/2 = 0,02 mol

Chỉ có glucozơ phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1:1

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

→ nglucozơ = nbrom = 0,8/160 = 0,005 mol

→ nfructozơ = 0,02 – 0,005 = 0,015 mol

→ Đáp án B

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 178037

Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

Xem đáp án

Anilin không làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh → loại A và D

Amoni clorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng → loại B

Metylamin, amoniac hay natri axetat đều làm quỳ tím chuyển sang xanh → Chọn C

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 178038

Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

Xem đáp án

Dung dịch anilin không tan không nước khi nhỏ vào nước thì dung dịch bị vẩn đục.

Khi nhỏ HCl vào dung dịch anilin xảy ra phản ứng tạo muối amoni tan trong nước tạo dung dịch trong suốt:

HCl +C6H5NH2 → C6H5NH3Cl

Khi nhỏ NaOH vào muối suốt hiện lại anilin không tan trong nước gây vẩn đục lại.

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl
 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 178039

Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?

Xem đáp án

Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ; nhóm phenyl (C6H5) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.
Lực bazơ : CnH2n + 1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2
→ (C6H5)2NH có lực bazơ yếu nhất.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 178040

Để kết tủa 400ml HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần mấy gam gồm metylamin và etylamin có d so với H2 là 17,25?

Xem đáp án

Do amin có tính bazo nên quá trình phản ứng sẽ là amin phản ứng hết với HCl trước, sau đó sẽ tạo kết tủa theo phương trình:

FeCl3 + 3R-NH2 + 3H2O → 3R-NH3Cl + Fe(OH)3

⇒ Tổng số mol amin cần dùng là 0,4.0,5 + 0,8.0,4.3 = 1,16 mol

Xét hỗn hợp CH3NH2 và C2H5NH2 có M là 34,5 và có số mol là 1,16

⇒ m = 1,16 . 34,5 = 40,02 gam

→ Đáp án B

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 178041

Đốt cháy amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 có tên gọi nào bên dưới đây sẽ thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. 

Xem đáp án

Tỉ lệ 2:3 ⇒ tỉ lệ C : H là 2 : 6 = 1 : 3

⇒ kết hợp với 4 đáp án ⇒ amin đó chỉ có thể là C3H9N

→ Đáp án A

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 178044

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Gly,1 mol Ala, 1 mol Val. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp các sản phẩm là : Ala- Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

X có công thức là (gly)3(ala)(Val)

A đúng có thể tạo cả 3 peptit

B sai do không tạo được peptit Gly- Ala

C sai do không dạo được peptid Ala-Gly

D sai do không tạo được Gly – Gly-Val

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 178045

Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

Xem đáp án

Đáp án A

Peptit có X có công thức cấu tạo sau:

Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được đipeptit Gly-Lys, Lys-Ala, Ala-Gly, Lys-Val

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 178046

Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Khi ở cả hai điện cực đều có bọt khí thì dừng lại. Kết quả ở anot có 448ml khí thoát ra (dktc), khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam và dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Giá trị của m là :

Xem đáp án

Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan MgO → có H+

Catot : Cu2+  + 2e → Cu

Anot : 2Cl-  → Cl2  + 2e

2H2O → 4H+  + O2  + 4e              

MgO + 2H+  → Mg2+  + H2

→ nH+  = 0,04 mol → nO2  = 0,01 mol

Có : nKhí = nCl2  + nO2  → nCl2  = 0,01 mol

Bảo toàn e : 2nCu = nH+ + 2nCl2  → nCu = 0,03 mol

→ m = mCu + mO2  + mCl2  = 2,95g

Đáp án A

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 178047

Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 300 ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện không đổi 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 45,73 gam kết tủa. Giá trị của t là

Xem đáp án

Bảo toàn nguyên tố SO42- ta có:

nBaSO4 = nSO42- = 0,3.0,5 = 0,15 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có: mBaSO4 + mCu(OH)2 = 45,73 (g)

→ mCu(OH)= 45,73 - 0,15.233 = 10,78 (g)

→ nCu(OH)2 = 10,78 : 98 = 0,11 (mol) → 45,73 gam tủa có 0,15 mol BaSO4   + 0,11 mol Cu(OH)2 → lượng Cu phản ứng là 0,04 mol  → e trao đổi là 0,08 mol → t = 0,08 x 96500 : 2,68 : 3600 = 0,8 giờ

Đáp án D 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 178048

Tiến hành 5 thí nghiệm sau đây, bao nhiêu TH xảy ra ăn mòn điện hoá học?

- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Xem đáp án

- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng; ăn mòn hóa học

- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa

- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3; không phải ăn mòn kim loại

- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4. ăn mòn điện hóa

→ Đáp án A

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 178049

TH kim loại bị ăn mòn điện hóa học về sắt, kẽm?

Xem đáp án

Đốt dây sắt trong khí oxi khô; ăn mòn hóa học

Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng; ăn mòn hóa học

Kim loại kẽm trong dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

Thép cacbon để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

→ Đáp án D

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 178050

Trong 6TN dưới đây thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học?

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Xem đáp án

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2; ăn mòn điện hóa

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2; ăn mòn hóa học

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn điện hóa.

→ Đáp án D

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 178051

Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 theo phương trình hoá học: Cu + 2 FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2. Như vậy,

Xem đáp án

Dựa vào quy tắc α:

Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Ta có:

Cu                 + 2 Fe3+                   →  2Fe2+    +     Cu2+

C.KH mạnh     C.OXH mạnh           C.KH yếu    C.OXH yếu

Vậy ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+

Đáp án D

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 178052

Cation X2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Hãy xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Xem đáp án

Từ X → X2+ + 2e ⇒ R có cấu hình electron là\(:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}\) có 4 lớp electron nên thuộc chu kì 4; có electron cuối cùng thuộc phân lớp s nên thuộc nhóm A và có 2 electron hóa trị nên thuộc nhóm II.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 178053

Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại nhưng không phải do sự tồn tại của các eletron tự do trong kim loại quyết định?

Xem đáp án

Chọn C.

+ Electron tự do tạo cho kim loại bốn tính chất chung là tính ánh kim (phản xạ ánh sáng), tính dẻo (các lớp kim loại có thể trượt lên nhau), tính dẫn nhiệt (truyền nhiệt từ điểm này đến điểm khác).

+ Tính cứng được quyết định bởi độ bền của liên kết kim loại.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 178055

Polistiren sẽ không phản ứng chất nào bên dưới với đầy đủ điều kiện?

Xem đáp án

Polistiren là -(-CH2-CH(C6H5)-)n-.

- Trong polistiren có liên kết bội nên nó có phản ứng cộng: tác dụng với Cl2/to, tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.

- Polistiren còn tham gia phản ứng đepolime hóa.

→ Polistiren không tác dụng với HCl → Đáp án đúng là đáp án B.

Chú ý: Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, một số polime bị phân hủy tạo thành monome ban đầu, đó là phản ứng đepolime hóa.

→ Đáp án B

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 178056

Cho các chất sau: Fe, Mg; FeSO4; Al; Ag; BaCl2 tác dụng với H3SO4 đặc nguội. Số phản ứng xảy ra là:

Xem đáp án

Fe; Al thụ động trong H2SO4 đặc nguội.

Phương trình phản ứng: 

\(\begin{array}{*{20}{l}} {Mg{\rm{ }} + {\rm{ }}2{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}MgS{O_4}\; + {\rm{ }}S{O_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O}\\ {2Ag{\rm{ }} + {\rm{ }}2{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}A{g_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}S{O_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O}\\ {2FeS{O_4}\; + {\rm{ }}2{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}F{e_2}{{\left( {SO4} \right)}_3}\; + {\rm{ }}S{O_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O}\\ {BaC{l_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}BaS{O_4}\; + {\rm{ }}HCl} \end{array}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 178057

Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đkc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNOđã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

- Xét hỗn hợp khí Z ta có

\(\begin{array}{*{20}{l}} {(1):n\left( {NO} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}n\left( {{N_2}O} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}0,2{\rm{ }}mol}\\ {(2):30n\left( {NO} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}44n\left( {{N_2}O} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}7,4} \end{array}\)

Giải 1, 2⇒  n(NO) = 0,1 mol; n(N2O) = 0,1 mol

\(\Rightarrow n(N{O_3}^ - \; = {\rm{ }}3n\left( {NO} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}8n\left( {{N_2}O} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}9n\left( {N{H_4}^ + } \right)\; = {\rm{ }}1,1{\rm{ }} + {\rm{ }}9x\)

Ta có:

m(muối) = m(kim loại) + 18n(NH4+ + 62n(NO3-) ⇒122,3 = 25,4 + 18x + 62(1,1 + 9x) ⇒ x = 0,05 mol

\(\Rightarrow \;n(HN{O_3}){\rm{ }} = {\rm{ }}4n\left( {NO} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}10n({N_2}O){\rm{ }} + {\rm{ }}10n(N{H_4}^ + ){\rm{ }} = {\rm{ }}1,9{\rm{ }}mol\)

 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 178058

Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và Canxicacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng với nước dư nguời ta thu đuợc hỗn hợp khí

Xem đáp án

\(\begin{array}{*{20}{l}} {Ca{\rm{ }} + {\rm{ }}2{H_2}O{\rm{ }} \to {\rm{ }}Ca{{\left( {OH} \right)}_2}\; + {\rm{ }}{H_2} \uparrow }\\ {Ca{C_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O{\rm{ }} \to {\rm{ }}Ca{{\left( {OH} \right)}_2}\; + {\rm{ }}{C_2}{H_2} \uparrow } \end{array}\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 178059

Một dung dịch chứa a mol AlCl3 tác dụng với một dung dịch chứa b mol NaOH. Điều kiện để thu được kết tủa là:

Xem đáp án

Ban đầu 1 mol AlCl3 tác dụng với 3 mol NaOH, thu được kết tủa Al(OH)3

Nếu kết tủa tiếp tục bị hòa tan mà vẫn thu được được kết tủa thì lượng NaOH còn dư sẽ phải nhỏ hơn lượng Al(OH)3 mới bị sinh ra hay: b - 3a < a

Hay b < 4a

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 178060

Những chất nào đã gây nên các hiện tượng như mưa axit?

Xem đáp án

Trong công nghiệp sản xuất axit H2SO4, phân lân sinh ra lượng đáng kể SO2; sản xuất phân đạm sinh ra NO2 (hoặc NO sau đó gặp không khí chuyển thành NO2). Các khí này gặp mưa tạo thành axit.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »