Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Nhật Duật
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Nhật Duật
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
54 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
Các phương trình phản ứng:
\(2Al + 6KHS{O_4} \to A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + 3{K_2}S{O_4} + 3{H_2} \uparrow \)
\(2Al + Ba{\left( {OH} \right)_2} + 2{H_2}O \to Ba{\left( {Al{O_2}} \right)_2} + 3{H_2} \uparrow \)
\(Al + NaOH + {H_2}O \to NaAl{O_2} + \frac{3}{2}{H_2} \uparrow \)
Dung dịch NH3 có tính bazơ yếu nên không thể hòa tan với Al
Kim loại nào sau đây thuộc nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn hóa học?
Đáp án C
Cấu hình electron của Fe là \(\left[ {Ar} \right]3{d^6}4{s^2}\), nguyên tử Fe có tổng số electron phân lớp \(3d + 4s\) là 8, electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d, vậy Fe sẽ thuộc nhóm VIIIB
Thuốc nổ đen chứa cacbon, lưu huỳnh và kali nitrat. Công thức hóa học của kali nitrat là
Đáp án B
Gốc nitrat là gốc axit của axit nitric HNO3. Vậy KNO3 có tên là: Kali nitrat.
Axit béo X có 3 liên kết \(\pi \) trong phân tử, X là?
Đáp án D
Axit linoleic có công thức là C17H31COOH, có k = 3 (2 liên kết \(\pi \) trong gốc hidrocacbon và 1 liên kết trong nhóm COOH)
Chất nào sau đây là chất điện ly mạnh?
Đáp án C
Chất điện ly mạnh bao gồm:
- Các axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HBr, HI, HClO3, HClO4.
- Các bazo mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
- Hầu hết các muối (kể cả muối kết tủa)
Cho các dung dịch sau: C6H5NH2 (anilin),\(N{H_2}{\rm{ - }}C{H_2}{\rm{ - }}COOH\),\(HOOC{\rm{ - }}{[C{H_2}]_2}{\rm{ - }}CH(N{H_2}){\rm{ - }}COOH\), C2H5NH2, \(N{H_2}{\rm{ - }}{[C{H_2}]_4}{\rm{ - }}CH(N{H_2}){\rm{ - }}COOH\). Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
Đáp án D
Ta có:
C6H5NH2 (anilin): amin có tính bazo yếu do nhóm phenyl hút e trên nguyên tử Nitơ nên không làm quỳ chuyển màu
\(N{H_2}{\rm{ - }}C{H_2}{\rm{ - }}COOH\): aminnoaxit có số nhóm - COOH = NH2 nên không làm quỳ chuyển màu vì môi trường gần như trung tính
\(HOOC{\rm{ - }}{[C{H_2}]_2}{\rm{ - }}CH(N{H_2}){\rm{ - }}COOH\): làm quỳ chuyển đỏ vì số nhóm - COOH nhiều hơn số nhóm
C2H5NH2: làm quỳ chuyển xanh
\(N{H_2}{\rm{ - }}{[C{H_2}]_4}{\rm{ - }}CH(N{H_2}){\rm{ - }}COOH\): làm quỳ chuyển xanh vì số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm
Cho dung dịch NaHSO4 dư vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là
Đáp án B
Ta có phương trình phản ứng
\(NaHS{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow NaCl + HCl\)
X là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, tạo được loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh khi nhào bột với nước; thường dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương. Công thức hóa học của X là
Đáp án C
Ứng dụng của thạch cao nung, công thức là \(CaS{O_4}.{H_2}O\)
Cao su Buna - N có tính chống dầu khá cao, được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien với
Đáp án C
Điều chế cao su Buna - N
\(nC{H_2} = CH - CH = C{H_2} + nC{H_2} = CHCN \to- {\left[ {C{H_2} - CH = CH - C{H_2} - C{H_2} - CHCN} \right]_n} - \)
Chú ý: tên gọi Buna-N có ý nghĩa: điều chế từ đồng trùng Butadien (Bu), có xúc tác Na (Na), và đồng trùng hợp acrilonitrin (có chứa N)
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit tương ứng?
Đáp án B
Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại kiềm, kiềm thổ và Al thì chỉ có 1 cách duy nhất điều chế là điện phân nóng chảy.
Thường hay điện phân nóng chảy muối clorua, riêng trường hợp AlCl3 có tính chất dễ thăng hoa (chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi mà không qua trạng thái lỏng) nên không thể điện phân nóng chảy, thay vào đó người ta điện phân Al2O3
Cho các chất: xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo nên từ các mắt xích -glucozơ là
Đáp án A
Chất chỉ được tạo nên từ các mắt xích -glucozơ là amilozơ và amilopectin.
Trong số hợp chất của crom, chất nào sau đây là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước (ở điều kiện thường)?
Đáp án C
Cr2O3: màu lục thẫm, Cr(OH)3 màu lục xám, CrO3 màu đỏ thẫm, Cr(OH)2 màu vàng.
Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Đáp án B
Bảo toàn mol electron:
\({n_{e\,\,nhan}} = 2{n_{{H_2}}} = {n_{e\,\,nhung}} = 2{n_{Zn}} \to {n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol \to {V_{{H_2}}} = 5,6\,\,lit\)
Cho V ml dung dịch HCl 1M vào 300ml dung dịch NaAlO2 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,85 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
Đáp án A
Công thức tính nhanh
\({n_{H_{\max }^ + }} = 4{n_{AlO_2^ - }} - 3n \downarrow \) trong đó \({n_{AlO_2^ - }} = 0,15\,\,mol,{n_ \downarrow } = 0,075\,\,mol\)
\( \to {n_{H_{\max }^ + }} = 0,375mol \to V = 375ml\)
Cho các chất sau: anilin, phenylamoni clorua, alanin, lysin, metyl butirat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng (ở điều kiện thích hợp) là
Đáp án A
Chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là anilin, alamin, lysin.
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án C
Ta có:
\(m = \frac{{3,42}}{{342}}.4.108 = 4,32\,\,gam\) (do cả Glucozơ và Fructozo đều tham gia tráng bạc với tỷ lệ 1 mol Glucozơ/Fructozơ tạo 2 mol Ag)
Cho 0,1 mol \({H_2}N{\rm{ - }}C{H_2}{\rm{ - }}COOH\) tác dụng với 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án D
Quy đổi: \(0,1\,\,mol\,\,{H_2}NC{H_2}COOH + 0,3\,\,mol\,\,HCl + NaOH \to muoi + {H_2}O\)
có \({n_{{H_2}O}} = {n_{NaOH}} = {n_{HCl}} + {n_{COOH}} = 0,1 + 0,3 = 0,4(mol)\)
Bảo toàn khối lượng có: \(m(muoi) = 0,1.75 + 0,3.36,5 + 0,4.40 - 0,4.18 = 27,25\,\,(gam)\)
Cho các phát biểu sau:
(1) Thành phần chính của tinh bột là amilozơ.
(2) Các gốc \(\alpha \)-glucozơ trong mạch Amilopectin liên kết với nhau bởi liên kết 1,4-glicozit và 1,6-glicozit.
(3) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cấu trúc không phân nhánh.
(4). Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong dung dịch H2SO4 khi đun nóng và tan trong nước svayde.
(5) Xenlulozơ được dùng để điều chế thuốc súng không khói, sản xuất tơ visco và tơ axetat.
(6) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào nhúm bông sẽ thấy nhúm bông chuyển thành màu xanh.
(7) Các hợp chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều chứa nhóm -OH trong phân tử.
Số phát biểu không đúng là
Đáp án D
Ta có:
(1) Thành phần chính của tinh bột là amilozơ (sai, thành phần chính là amilopectin).
(2) Các gốc a-glucozơ trong mạch Amilopectin liên kết với nhau bởi liên kết 1,4-glicozit và 1,6-glicozit (đúng).
(3) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cấu trúc không phân nhánh (sai, dạng amylopectin của tinh bột là polime có nhánh).
(4). Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong dung dịch H2SO4 khi đun nóng và tan trong nước svayde (sai, tinh bột không tan trong nước Svayde).
(5) Xenlulozơ được dùng để điều chế thuốc súng không khói, sản xuất tơ visco và tơ axetat (đúng).
(6) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào nhúm bông sẽ thấy nhúm bông chuyển thành màu xanh (sai, dung dịch Iot chỉ chuyển xanh khi tiếp xúc với tinh bột).
(7) Các hợp chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều chứa nhóm -OH trong phân tử (đúng).
Dãy các ion nào sau đây đồng thời tồn tại trong một dung dịch?
Đáp án C
Điều kiện để các ion cùng tồn tại trong dung dịch là chúng không được phản ứng với nhau.
A. \(B{a^{2 + }} + CO_3^{2 - } \to BaC{O_3}\)
B. \(HCO_3^ - + O{H^ - } \to CO_3^{2 - } + {H_2}O\)
C. \(3F{e^{2 + }} + 4{H^ + } + NO_3^ - \to 3F{e^{3 + }} + NO + 2{H_2}O\)
Cho vào một ống nghiệm khoảng 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20% và đun nhẹ (hoặc đun cách thủy). Sau một thời gian, kết quả thu đựơc là
Đáp án C
Phản ứng thủy phân Este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
\(C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {H_2}O\to C{H_3}COOH + {C_2}{H_5}OH\)
Vậy sau phản ứng dung dịch có: CH3COOH, C2H5OH sinh ra và H2SO4 là chất xúc tác còn lại, riêng CH3COOC2H5 còn dư và không tan trong dung môi nước nên bị tách lớp.
Cho các phương pháp sau:
(a) Gắn kim loại kẽm vào kim loại sắt.
(b) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt.
(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
(d) Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Số phương pháp điện hóa được sử dụng để bảo vệ kim loại sắt không bị ăn mòn là
Đáp án C
Phương pháp điện hóa sử dụng bảo vệ kim loại là (a), (b) nhưng trong đó chỉ có (a) là bảo vệ sắt không bị ăn mòn.
Cho các chất rắn sau: CrO3, Cr, Cr2O3, Cr(OH)3, K2Cr2O7, K2CrO4. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng, dư là
Đáp án A
Chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng, dư là CrO3, Cr(OH)3, K2Cr2O7, K2CrO4.
Đốt cháy hoàn toàn m1 gam triglixerit X (mạch hở) cần dùng 1,55 mol O2 thu được 1,10 mol CO2 và 1,02 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m2 gam muối. Giá trị của m2 là
Đáp án C
Ta có: \({m_X} = 17,16\,\,(g)\to{n_X} = 0,02\,\,mol\)
\((6{n_X} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}) \to {M_X} = \frac{{17,16}}{{0,02}} = 858\)
→ trong 25,74 (g) X thì \({n_X} = \frac{{25,74}}{{858}} = 0,03(mol)\)
Khi cho X tác dụng với KOH thì: \({n_{KOH}} = 3{n_X} = 3{n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = 0,09\,\,mol\to m = 28,02\,\,(g)\)
Cho các loại tơ sau: tơ enang, tơ visco, tơ axetat, tơ nilon-6, tơ olon, tơ lapsan, tơ tằm, tơ nilon-6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ tổng hợp là
Đáp án D
Tơ thuộc loại tơ tổng hợp là tơ enang, tơ nilon-6, tơ lapsan, tơ nilon-6,6.
Hấp thụ hoàn toàn 0,5 mol CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2 và 0,3 mol NaOH, thu được m gam kết tủa và dung dịch X chứa các muối. Cho từ từ dung dịch chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M vào dung dịch X thấy thoát ra 3,36 lít CO2 (đktc) đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, thu được 29,02 gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án B
Dung dịch X chứa Na+ (0,3 mol), \(CO_3^{2 - }(x\,\,mol).HCO_3^ - (y\,\,mol)\to2x + y = 0,3\,\,(1)\)
Khi cho từ từ axit vào muối thì: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{{H^ + }}} - {n_{C{O_2}}} \Rightarrow x = 0,5V - 0,15\,\,\,(2)\)
Dung dịch Y có chứa \(SO_4^{2 - }(0,1V\,\,mol),\to HCO_3^ - (x + y - 0,15\,\,mol)\)
Khi cho Ba(OH)2 dư vào Y, thu được kết tủa \( \to 23,3V + 197(x + y - 0,15) = 29,02\,\,\,(3)\)
Từ (1), (2), (3) suy ra: \(x = 0,05;\,\,y = 0,2;\,\,V = 0,4 \Rightarrow BaC{O_3}:0,5 - x - y = 0,25\,\,mol\)
\( \to m = 49,25\,\,(g)\)
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa phèn chua.
(3) Sục khí NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3.
(4) Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch chứa NaAlO2.
(5) Sục khí HCl dư vào dung dịch chứa AgNO3.
(6) Cho từ từ đến dư dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch KOH và khuấy đều.
Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết là
Đáp án A
(1) Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng BaCO3 sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.
(2) Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 không tan.
(3) Xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 không tan.
(4) Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.
(5) Xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan.
(6) Xuất hiện kết tủa trắng nhưng tan ngay, sau đó xuất hiện kết tủa lại và không tan.
phát biểu sau:
(1) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước…có công thức là KAl(SO4)2.24H2O.
(2) Dùng Ca(OH)2 với lượng dư để làm mất tính cứng tạm thời của nước.
(3) Khi nghiền clanhke, người ta trộn thêm 5-10% thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng.
(4) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…).
(5) Xesi được dùng làm tế bào quang điện.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Ta có:
(1) Sai, Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O.
(2) Sai, Dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để làm mất tính cứng tạm thời của nước.
Muốn điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện ta dùng kim loại nào sau đây làm chất khử:
Đáp án C
Dùng kim loại đứng trước Cu nhưng từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa → Fe
Có các nhận xét sau:
1. Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.
2. Độ cứng của Cr > Al.
3. Cho K vào dung dịch CuSO4 tạo được Cu.
4. Về độ dẫn điện: Ag > Cu > Al.
5. Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.
Số nhận xét đúng là
(1) sai vì Ba là kim loại nặng
(2) đúng vì Cr là kim loại cứng nhất
(3) sai, vì thứ tự phản ứng như sau:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4
(4) đúng (HS ghi nhớ thêm về độ dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe)
(5) sai vì MgO không bị khử bởi CO (HS ghi nhớ: Chỉ có những oxit của KL đứng sau Al mới bị khử bởi CO, H2)
Vậy có 2 nhận xét đúng
Đáp án B
Kim loại nào sau đây thường làm dây dẫn trong truyền tải điện năng đi xa?
Khi truyền tải điện năng đi xa, người ta thường chọn kim loại nhẹ và dẫn điện tốt để làm dây dẫn. Do đó người ta thường sử dụng kim loại nhôm để làm dây dẫn truyền tải điện năng đi xa. Chú ý: Mặc dù Cu dẫn điện tốt hơn Al nhưng không dùng Cu vì Cu có khối lượng riêng lớn, do đó việc đầu tư cho hệ thống cột chống đỡ rất tốn kém.
Đáp án D
Chọn cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại:
1) 1s22s22p63s2
2) 1s22s22p63s33p4
3) 1s22s22p63s23p63d64s2
4) 1s22s22p5
5) 1s22s22p63s23p64s1
6) 1s22s22p63s23p3
cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại là 1, 3, 5
Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; CuSO4, HNO3; Fe; NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là bao nhiêu?
Ghi nhớ: NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa giống y hệt axit HNO3
Fe3O4 + HCl dư → dd X gồm: FeCl2; FeCl3; HCl dư.
Vậy dd X tác dụng được với các chất là: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; HNO3; Fe; NaNO3
5FeCl2 + KMnO4 + 8HCl → 5FeCl3 + KCl + MnO2↓ + Cl2↑ + 4H2O
2FeCl2 + Cl2 \xrightarrow{{{t^0}}}t0 2FeCl3
FeCl2 + KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl
FeCl3 + KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl
HCl + KOH → KCl + H2O
2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2↑
FeCl2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + 2HCl + NO2 ↑ + H2O
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑
3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O
=> vậy có tất cả 7 chất phản ứng với dd X
Cho các ion sau: SO42-, Na+, K+, Cl-, NO3-. Dãy các ion nào không bị điện phân trong dung dịch?
Đáp án D
Trong nước các ion kim loại kiềm ko nhận được e (vì phản ứng với nước)
Sự phá hủy thép trong không khí ẩm được gọi là:
Sự phá hủy thép trong không khí ẩm được gọi là sự ăn mòn điện hóa học
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là?
- Trong cặp điện cực: kim loại – kim loại thì kim loại nào có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot) thì kim loại đó bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li. (Mẹo: Dựa vào dãy điện hóa của kim loại. .Cái nào càng mạnh thì càng bị ăn mòn. Ví dụ như cặp Cu - Fe. Fe là kim loại mạnh hơn Cu nên Fe bị ăn mòn)
- Trong cặp điện cực: kim loại – phi kim thường hay gặp nhất là Fe – C thì kim loại đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
- Do vậy các cặp hợp kim thỏa mãn là: I, III, IV.
Muối Mohr là một muối kép ngậm 6 phân tử nước được tạo thành từ hỗn hợp đồng mol sắt(II) sunfat ngậm 7 phân tử nước và amoni sunfat khan.
\(FeS{O_4}.7{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}{\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}FeS{O_4}.{\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}.6{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\)
Cho độ tan của muối Mohr ở 200C là 26,9 g/100 g H2O và ở 800C là 73,0 g/100g H2O. Tính khối lượng của muối sắt(II) sunfat ngậm 7 nước cần thiết để tạo thành dung dịch muối Mohr bão hòa 800C, sau khi làm nguội dung dịch này xuống 200C để thu được 100 gam muối Mohr tinh thể và dung dịch bão hòa. Giả thiết trong quá trình kết tinh nước bay hơi không đáng kể.
Bước 1: Tính m muối Mohr còn lại và m dung dịch còn lại
- Đặt x là số mol muối Mohr có trong dung dịch bão hòa ở 800C
→ mmuối Mohr = mFeSO4.(NH4)2SO4.6H2O = 392x (g)
Ở 800C cứ 73 gam muối Mohr tan được trong 100 gam nước để tạo thành 173 gam dd bão hòa
→ 392x gam muối Mohr tan được trong 100 gam nước để tạo thành 928,9863x gam dd bão hòa
- Khi làm nguội dung dịch từ 800C xuống 200C thì tách ra 100 gam muối Mohr tinh thể
→ Khối lượng muối Mohr còn lại trong dung dịch = 392x - 100 (g)
→ Khối lượng dung dịch còn lại = 928,9863x - 100 (g)
Bước 2: Tính x mol muối Mohr
- Ta có:
Ở 200C cứ 26,9 gam muối Mohr tan trong 100 gam nước tạo thành 126,9 gam dd bão hòa
→ 392x - 100 gam muối Mohr tan trong 100 gam nước tạo thành 928,9863x - 100 gam dd bão hòa
→ 26,9.(928,9863x - 100) = 126,9.(392x - 100)
→ x = 0,404 (mol)
→ mmuối Mohr = 0,404 × 392 = 158,368 (g)
Bước 3: Tính m muối FeSO4.7H2O
- mFeSO4.7H2O=0,404×278=112,312(g)
Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,6 gam mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml. Phần trăm theo khối lượng của FeCO3 là
\({n_{KMn{O_4}}} = 0,025 \times 25,{2.10^{ - 3}} = 6,{3.10^{ - 4}}\left( {mol} \right)\)
- Phản ứng chuẩn độ:
\(\begin{array}{l} 10FeS{O_4} + 2KMn{O_4} + 8{H_2}S{O_4} \to 5F{e_2}{(S{O_4})_3} + 2MnS{O_4} + {K_2}S{O_4} + 8{H_2}O\\ Theo\;\;PTTH:{n_{F{\rm{eS}}{{\rm{O}}_4}}} = 5{n_{KMn{O_4}}} = 5 \times 6,{3.10^{ - 4}} = 3,{15.10^{ - 3}}\left( {mol} \right) \end{array}\)
- Bảo toàn nguyên tố Fe:
\(\begin{array}{l} {n_{F{\rm{e}}C{{\rm{O}}_3}}} = {n_{F{\rm{eS}}{{\rm{O}}_4}}} = 3,{15.10^{ - 3}}\left( {mol} \right)\\ \Rightarrow {m_{F{\rm{e}}C{{\rm{O}}_3}}} = 3,{15.10^{ - 3}} \times 116 = 0,3654\left( g \right)\\ \Rightarrow {\rm{\% }}{m_{F{\rm{e}}C{{\rm{O}}_3}}} = \frac{{0,3654}}{{0,6}}.100{\rm{\% }} = 60,9{\rm{\% }} \end{array}\)
Hãy xác định khối lượng tinh thể MgSO4.6H2O tách khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ 1642 gam dung dịch bão hòa MgSO4 ở 800C xuống 200C. Biết độ tan của MgSO4 ở 80oC là 64,2 gam và ở 20oC là 44,5 gam.
Bước 1: Tính mH2O và mMgSO4 để tạo thành 1642 gam dd bão hòa.
- Ở 800C, SMgSO4 = 64,2 gam
- Nghĩa là:100 gam H2O hòa tan 64,2 gam MgSO4 tạo thành 164,2 gam dung dịch bão hòa
a gam H2O hòa tan b gam MgSO4 tạo thành 1642 gam dung dịch bão hòa
→ a = 1642.100/164,2 = 1000 gam; b = 64,2.1642/164,2 = 642 gam
- Gọi x là số mol MgSO4.6H2O tách ra → Số mol H2O tách ra là 6x mol
⟹ Khối lượng H2O tách ra: 108x (g)
Khối lượng MgSO4 tách ra: 120x (gam)
Bước 3: Tính khối lượng tinh thể MgSO4.6H2O kết tinh
- Ở 200C, SMgSO4 = 44,5 gam
- Ta có phương trình: \(\frac{{642 - 120x}}{{1000 - 108x}} = \frac{{44,5}}{{100}}\)
Giải ra x = 2,7386 mol
- Khối lượng MgSO4 .6H2O kết tinh: 228.2,7386 = 624,4 gam.
Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 200C là 88 gam, còn ở 500C là 114 gam. Khi làm lạnh 642 gam dung dịch NaNO3 bão hòa từ 50oC xuống 200C thì có bao nhiêu gam tinh thể NaNO3 tách ra khỏi dung dịch?
Bước 1: Tính mNaNO3 và mH2O trong 642gam dd bão hòa NaNO3
- Theo đề:
SNaNO3 (50oC) = 114 gam, ta có:
Cứ 214 gam dung dịch bão hòa NaNO3 thì có 114 gam NaNO3 và 100 gam H2O
Vậy 642 gam dung dịch bão hòa NaNO3 thì có a gam NaNO3 và b gam H2O
→ a = mNaNO3 = 114.642/214 = 342 gam
b = mH2O = 642 – 342 = 300 gam (không đổi)
Bước 2: Tính mNaNO3 trong 300 gam H2O
- Ở 200C: SNaNO3 (20oC) = 88 gam, ta có:
Cứ 100 gam nước hòa tan tối đa 88 gam NaNO3
Vậy 300 gam nước hòa tan tối đa 88.300/100 = 264 gam NaNO3
Bước 3: Tính mNaNO3 tách ra khỏi dung dịch
- mNaNO3 kết tinh = mNaNO3 (500C) - mNaNO3 (200C)
mNaNO3 kết tinh = 342 – 264 = 78 gam.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần 2 phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng, dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:
- Sau phản ứng chia làm hai phần bằng nhau, vậy mỗi phần tương đương với lượng phản ứng ban đầu là 0,015 mol Cr2O3, 0,02 mol FeO và b mol Al (với b = a/2). Số mol các chất trong mỗi phần của hỗn hợp Y là như nhau. \(\;(Al,{\rm{ }}A{l_2}{O_3},{\rm{ }}Cr,{\rm{ }}C{r_2}{O_3},{\rm{ }}Fe,{\rm{ }}FeO).\)
- Các chất phản ứng với dd NaOH loãng là Al, Al2O3. Riêng Cr2O3 chỉ phản ứng với dd NaOH đặc
- Các chất phản ứng với dd HCl loãng nóng, tạo H2 là Al, Cr, Fe.
- Vậy xét P1:
Al + NaOH và Al2O3 + 2NaOH
x x y 2y
⇒ Số mol Al ban đầu = x + 2y = nNaOH = 0,04 mol
- Xét các phản ứng nhiệt nhôm
\(\begin{array}{*{20}{l}} {2Al{\rm{ }} + {\rm{ }}C{r_2}{O_3}\; \to {\rm{ }}A{l_2}{O_3}\; + {\rm{ }}2Cr}\\ {\;m\;\;\;\;\;\;\;{\rm{ }}m/2\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;\;\;m}\\ {2Al{\rm{ }} + {\rm{ }}3FeO{\rm{ }} \to {\rm{ }}A{l_2}{O_3}\; + {\rm{ }}3Fe}\\ {n\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{ }}\;\;{\rm{ }}1,5n} \end{array}\)
- Xét phản ứng với dd HCl, ta có tỉ lệ
\(\begin{array}{*{20}{l}} {Al{\rm{ }} \to {\rm{ }}1,5{H_2}\;;\;{\rm{ }}Cr{\rm{ }} \to {\rm{ }}{H_2};{\rm{ }}Fe{\rm{ }} \to {\rm{ }}{H_2}}\\ {\; \Rightarrow {\rm{ }}{n_{H2}}\;\; = {\rm{ }}1,5x{\rm{ }} + {\rm{ }}m{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5n{\rm{ }};{\rm{ }}x{\rm{ }} = {\rm{ }}0,04{\rm{ }}--{\rm{ }}m{\rm{ }}--{\rm{ }}n}\\ {\; \Rightarrow {\rm{ }}1,5{\rm{ }}\left( {0,04{\rm{ }}--{\rm{ }}m{\rm{ }}--{\rm{ }}n} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}m{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5n{\rm{ }}\; = {\rm{ }}0,05{\rm{ }} \Rightarrow {\rm{ }}0,06{\rm{ }} - {\rm{ }}1,5m{\rm{ }} - {\rm{ }}1,5n{\rm{ }} + {\rm{ }}m{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5n{\rm{ }}\; = {\rm{ }}0,05}\\ {\; \Rightarrow {\rm{ }}0,06{\rm{ }}--{\rm{ }}0,5m{\rm{ }}\; = {\rm{ }}0,05{\rm{ }}\; \Rightarrow {\rm{ }}m{\rm{ }}\; = {\rm{ }}0,02} \end{array}\)
⇒ Số mol Cr2O3 phản ứng = m/2 = 0,01 mol
⇒ h = 0,01/0,015*100% = 66,67%.
- Đến đây ta thấy rằng lượng FeO phản ứng không ảnh hưởng tới kết quả phản ứng của Cr2O3.
Gọi x là % Cr2O3 đã phản ứng
0,5a = 0,04
0,5a.3 - 0,015x.2 = 0,05.2
⇒ a = 0,08 và x = 0,6667
Hoặc: (0,04.3-0,05.2):2*100:0,015 = 66,667%