Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 57 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 153248

Góc tới và góc khúc xạ của một tia sáng truyền qua hai môi trường trong suốt lần lượt là 300 và 450. Chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ và môi trường chứa tia tới  bằng

Xem đáp án

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có : \({n_1}.\sin 30 = {n_2}.\sin 45 \Rightarrow \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{\sin 30}}{{\sin 45}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

Chọn A

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 153249

Năng lượng từ trường trong cuộn dây có độ tự cảm L, cường độ dòng điện I chạy qua xác định theo công thức nào sau đây?

Xem đáp án

Năng lượng từ trường trong cuộn dây : \({\rm{W}} = \frac{{L{I^2}}}{2}\)

Chọn A

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 153250

Một con lắc lò xo dao động điều hoà với chu kì T. Nếu cắt lò xo để chiều dài còn một nửa thì chu kì dao động của con lắc mới bằng

Xem đáp án

Ban đầu : chu kì dao động của con lắc :\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)

Ta có công thức cắt lò xo : \(kl = k'.\frac{l}{2} \Rightarrow k' = 2k\)

Chu kì dao động của con lắc lò xo sau khi cắt : \(T' = 2\pi \sqrt {\frac{m}{{k'}}}  = 2\pi \sqrt {\frac{m}{{2k}}}  = \frac{T}{{\sqrt 2 }}\)

Chọn B

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 153251

Một máy biến áp lí tưởng làm việc bình thường có tỉ số \(\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = 2\), khi \(\left( {{U_1},{I_1}} \right) = \left( {110V;10A} \right)\) thì \(\left( {{U_2},{I_2}} \right)\) bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} \Leftrightarrow \frac{1}{2} = \frac{{110}}{{{U_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{10}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{U_2} = 220V\\{I_2} = 5A\end{array} \right.\)

Chọn D

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 153253

Tần số dao động điện từ tự do mạch dao động (L,C) lí tưởng được xác định bằng công thức

Xem đáp án

Tần số dao động của mạch LC : \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Chọn D

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 153254

Trên bóng đèn sợi đốt có ghi 220 – 100W. Coi điện trở đèn không phụ thuộc nhiệt độ. Điện trở của bóng đèn là

Xem đáp án

Điện trở của bóng đèn : \(R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{100}} = 484\Omega \)

Chọn D

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 153255

Chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra quang phổ vạch phát xạ

Xem đáp án

Chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra quang phổ vạch phát xạ

Chọn C

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 153256

Cường độ dòng điện tức thời luôn trến pha so với điện áp xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch khi đoạn mạch

Xem đáp án

Cường độ dòng điện tức thời luôn trễ pha so với điện áp xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch khi đoạn mạch gồm điện trở R và cuộn cảm L mắc nối tiếp

Chọn B

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 153257

Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và chàm từ không khí tới mặt nước thì

Xem đáp án

Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và chàm từ không khí tới mặt nước thì so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ chàm

Chọn D

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 153258

Trong thí nghiệm I – âng, chiếu đồng thời 2 bức xạ nhìn thấy có bước sóng \({\lambda _1} = 0,6\mu m\)và λ2 , ngoài vân trung tâm thì thấy vân sáng bậc 3, bậc 6 của bức xạ λtrùng với các vân sáng của bức xạ λ2. Bước sóng λbằng

Xem đáp án

Ngoài vân trung tâm thì thấy vân sáng bậc 3, bậc 6 của bức xạ λ1 trùng với các vân sáng của bức xạ λ2

Từ các đáp án ta thấy : với λ= 450nm thì : \({k_1}.600 = {k_2}.450 \Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{3}{4}\) thoả mãn dữ kiện bài cho

Chọn C

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 153259

Một con lắc lò xo đang dao động điều hoà. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp động năng bằng ba lần thế năng là 1s. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp thế năng bằng ba lần động năng là

Xem đáp án

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp động năng bằng ba lần thế năng là : \(\frac{T}{6} = 1s\)

Khoảng thời gian ngắn giữa hai lần liên tiếp thế năng bằng 3 lần động năng là : \(\frac{T}{6} = 1s\)

Chọn B

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 153260

Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 .\cos \omega t\) vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L nối tiếp với tụ điện C. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu đoạn mạch là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là

Xem đáp án

Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng : \(U = \sqrt {\frac{1}{2}\left( {{u^2} + {i^2}{{\left( {\omega L - \frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \right)} \)

Chọn C

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 153261

Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình truyền sóng u = cos(t – 4x) (cm) (x đo bằng m, t đo bằng s). Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:

Xem đáp án

Ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}4x = \frac{{2\pi x}}{\lambda } \Rightarrow \lambda  = \frac{\pi }{2}\left( m \right)\\\omega  = 1rad/s \Rightarrow T = 2\pi \left( s \right)\end{array} \right. \Rightarrow v = \frac{\lambda }{T} = \frac{1}{4}m/s = 25cm/s\)

Chọn B

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 153262

Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình \(x = 10.\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\) (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, lần thứ 2019 chất điểm có tốc độ 5π (cm/s) vào thời điểm:

Xem đáp án

Sử dụng đường tròn lượng giác xác định được thời điểm chất điểm có tốc độ 5π (cm/s) lần thứ 2019 kể từ lúc t = 0 là : t = 504.T + 0,5 = 1008,5s

Chọn B

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 153264

Cho hai loại điện tích q1và q2 đặt cách nhau 15cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F. Khi đặt chúng trong dầu thì lực này còn bằng F/2,25. Để lực tác dụng vẫn là F thì cần phải dịch chuyển chúng lại một đoạn là

Xem đáp án

Ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{0,{{15}^2}}}\\{F_d} = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{\varepsilon _d}.0,{{15}^2}}} = \frac{F}{{2,25}}\end{array} \right. \Rightarrow {\varepsilon _d} = 2,25\)

Để lực tác dụng vẫn là F :

\(\left\{ \begin{array}{l}F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{0,{{15}^2}}}\\{F_d} = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{\varepsilon _d}.r{'^2}}} = F\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2,25.r{'^2}}} = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{0,{{15}^2}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{2,25.r{'^2}}} = \frac{1}{{0,{{15}^2}}} \Rightarrow r' = 10cm = r - 5cm\)

Chọn A

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 153265

Một vật dao động điều hoà trên trục Ox với phương trình \(x = A.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\), gia tốc tức thời được xác định theo công thức:

Xem đáp án

 Ta có : \(x = A.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) \Rightarrow a = x'' =  - {\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

Chọn C

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 153267

Một ánh sáng đơn sắc có tần số dao động là 4.1014 Hz, khi truyền trong một môi trường có bước sóng là 500nm. Chiết suất tuyệt đối của môi trường đó là

Xem đáp án

Bước sóng của ánh sáng đó trong chân không là : \(\lambda  = \frac{c}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{{{4.10}^{14}}}} = 750nm\)

Khi truyền trong môi trường có chiết suất n : λ’ = 500nm

Chiết suất tuyệt đối của môi trường đó : \(n = \frac{\lambda }{{\lambda '}} = 1,5\)

Chọn A

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 153268

Cho mạch điện như hình vẽ bên.

Biết \({R_1} = 1\Omega ,{R_2} = 2\Omega ,{R_3} = 3\Omega \) nguồn điện có suất điện động E = 12V và điện trong không đáng kể. Bỏ qua điện trở của ampekees và dây nối. Hỏi dòng điện chạy qua R2 theo chiều nào và có chỉ số ampeke bằng bao nhiêu

Xem đáp án

Từ sơ đồ mạch điện ta thấy \({{R}_{1}}//{{R}_{2}}//{{R}_{3}}\)

Ampe kế đo dòng điện chạy qua R2; R3

Vậy cường độ dòng điện chạy qua ampe kế là:

\({{I}_{23}}={{I}_{2}}+{{I}_{3}}=\frac{U}{{{R}_{2}}}+\frac{U}{{{R}_{3}}}=\frac{12}{2}+\frac{12}{3}=10A\)

Chiều dòng điện chạy qua R2 là chiều từ N sang M.

Chọn A.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 153269

Ở mặt chất lỏng có hai nguồn A B cách nhau 19 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trinh \({u_A} = {u_B} = a\cos 20\pi t\) với t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng của mặt chát lỏng là 40 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng, gần A nhất sao cho phần tử tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với các nguồn. Khỏang cách từ M tới AB là

Xem đáp án

Điều kiện để M dao động cực đại và cùng pha với 2 nguồn là \(\left\{ \begin{array}{l}MA = {k_1}\lambda \\MB = {k_2}\lambda \end{array} \right.\)

Vì M gần A nhất nên k1 = 1 và M thuộc cực đại ngoài cùng

Dễ thấy trên AB có 9 cực đại => cực đại ngoài cùng ứng với cực đại bấc 4 \( =  > MB - MA = 4\lambda  =  > MB = 5\lambda  =  > \left\{ \begin{array}{l}MA = 4\\MB = 20\end{array} \right. =  > h = 3,99cm\)

Chọn B

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 153270

Gọi M,N,P là ba điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây đang có sóng dừng và biên độ dao động của các phần tử môi trường ở các điểm đó đều bằng \(2\sqrt 2 mm\) , dao động của các  phân tử môi trường tại M,N ngược pha nhau và MN = NP. Biết rằng cứ sau khoảng tời gian ngắn nhất là 0,04s sợi dây lại duỗi thẳng, lấy \(\pi  = 3,14\). Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng là

Xem đáp án

Thời gian để dây duối thẳng là \(\frac{T}{2} =  > T = 0,08s =  > \omega  = 25\pi \)

Đặt \(ON = x = NP = \frac{\lambda }{2} - 2x;MN = NP =  > \frac{\lambda }{2} - 2x = 2x =  > x = \frac{\lambda }{8}\)

Vậy \({A_M} = {A_b}.\sin \frac{{2\pi OM}}{\lambda } = {A_b}.\frac{{\sqrt 2 }}{2} =  > {A_b} = 4mm =  > {v_{max}} = \omega {A_b} = 314\left( {mm/s} \right)\)

Chọn B

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 153271

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khối lượng vật treo \(m = 100\,\,g\), dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos 5\pi t\left( {cm} \right)\) . Trong quá trình dao động tỉ số giữa thời gian giãn và thời gian lò xo nén trong một chu kỳ bằng \(2\), lấy \(g = {\pi ^2} = 10\,\,m/{s^2}\). Lực đàn hồi cực đại của lò xo có độ lớn bằng

Xem đáp án

Tần số góc của con lắc là:

\(\omega  = \sqrt {\frac{k}{m}}  \Rightarrow k = m{\omega ^2} = 0,1.{\left( {5\pi } \right)^2} = 25\,\,\left( {N/m} \right)\)

Độ biến dạng của lò xo ở VTCB là:

\(\Delta l = \frac{{mg}}{k} = \frac{{0,1.10}}{{25}} = 0,04\,\,\left( m \right)\)

Trong 1 chu kì, tỉ số giữa thời gian giãn và thời gian lò xo nén bằng \(2\), ta có:

\(\frac{{{t_{gian}}}}{{{t_{nen}}}} = 2 \Rightarrow {t_{nen}} = \frac{1}{2}{t_{gian}} = \frac{1}{3}T\)

\( \to \) trong 1 chu kì, góc quét dược của vecto quay khi lò xo bị nén là:

\(\Delta \varphi  = \omega \Delta t = \frac{{2\pi }}{T}.\frac{T}{3} = \frac{{2\pi }}{3}\,\,\left( {rad} \right)\)

Ta có VTLG:

Từ VTLG, ta thấy \(\alpha  = \frac{\pi }{3}\,\,rad\)

\(\begin{array}{l}
\Rightarrow \frac{{\Delta l}}{A} = \cos \alpha \Rightarrow \frac{4}{A} = \cos \frac{\pi }{3} = \frac{1}{2}\\
\Rightarrow A = 8\,\,\left( {cm} \right) = 0,08\,\,\left( m \right)
\end{array}\)

Độ lớn lực đàn hồi cực đại là:

\({F_{dh\max }} = k\left( {A + \Delta l} \right) = 25.\left( {0,08 + 0,04} \right) = 3\,\,\left( N \right)\)

Chọn B.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 153272

Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ.

Biết \({U_{AB}} = 100\sqrt 3 \cos 100\pi t\left( V \right),{U_{AE}} = 50\sqrt 6 V,{U_{EB}} = 100\sqrt 2 V\). Điện áp hiệu dụng \({U_{FB}}\) có giá trị là:

Xem đáp án

Từ đầu bài ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
U_{AB}^2 = U_R^2 + {\left( {{U_L} - {U_C}} \right)^2}\\
\Rightarrow U_R^2 + U_L^2 - 2{U_L}{U_C} + U_C^2
\end{array}\\
\begin{array}{l}
\Rightarrow U_{AB}^2 = U_{AE}^2 - 2{U_L}{U_C} + U_C^2\\
\Rightarrow {\left( {50.\sqrt 6 } \right)^2} = {\left( {50.\sqrt 6 } \right)^2} - 2{U_L}.100\sqrt 2 + {2.100^2}\\
\Rightarrow {U_L} = 50\sqrt 2 V
\end{array}
\end{array}\)

Vậy \(U_{AE}^2 = U_R^2 + U_L^2\)

\(\begin{array}{l}
\Rightarrow U_R^2 = {6.50^2} - {2.50^2} = {4.50^2} \Rightarrow {U_R} = 100V\\
\Rightarrow {U_{FB}} = \sqrt {U_R^2 + U_C^2} = \sqrt {{{100}^2} + {{\left( {100\sqrt 2 } \right)}^2}} = 100\sqrt 3 V
\end{array}\)

Chọn A.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 153274

Dao động của 1 chất điểm là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình li độ lần lượt là \({x_1} = 3\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3}t - \frac{\pi }{2}} \right);{x_2} = 3\sqrt 3 \cos \frac{{2\pi }}{3}t\) ( x1 và x2 tính bằng cm, t tính bằng s). Tại các thời điểm x1 = x2 thì li độ dao động tổng hợp là

Xem đáp án

Phương trình tổng hợp của hai dao động là \(x = {x_1} + {x_2} = 3\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 3\sqrt 3 \cos \frac{{2\pi }}{3}t = 6\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3} - \frac{\pi }{6}} \right)cm\)

Tại các thời điểm x1 = x2 ta có \(3\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3}t - \frac{\pi }{2}} \right) = 3\sqrt 3 \cos \frac{{2\pi }}{3}t =  > \tan \left( {\frac{{2\pi }}{3}t} \right) = \frac{1}{{\sqrt 3 }} =  > \frac{{2\pi }}{3}t = \frac{\pi }{6} =  > t = \frac{1}{4} + \frac{{3k}}{2}\)

Thay t vào phương trình tổng hợp ta có \(x = 6\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3}t - \frac{\pi }{6}} \right) = 6\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3}\left( {\frac{1}{4} + \frac{{3k}}{2}} \right) - \frac{\pi }{6}} \right) = 6\cos k\pi  =  \pm 6\)

Chọn B

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 153275

Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính lần lượt 18cm và 6cm cho hai ảnh cùng chiều cao. Tiêu cự thấu kính bằng

Xem đáp án

Ảnh thật có : \(f = \frac{{{d_1}.{d_1}'}}{{{d_1} + {d_1}'}} = \frac{{18.{d_1}'}}{{18 + {d_1}'}}\) (1)

Ảnh ảo có : \(f = \frac{{{d_2}.{d_2}'}}{{{d_2}' - {d_2}}} = \frac{{6.{d_2}'}}{{{d_2}' - 6}}\) (2)

Hai ảnh cao bằng nhau : \(\frac{{{d_1}'}}{{{d_1}}} = \frac{{{d_2}'}}{{{d_2}}} \Rightarrow {d_1}' = 3{d_2}'\) (3)

Từ (1); (2) và (3) ta có: \(\frac{{18.3.{d_2}'}}{{18 + 3{d_2}'}} = \frac{{6{d_2}'}}{{{d_2}' - 6}} \Rightarrow {d_2}' = 12cm \Rightarrow f = \frac{{6.12}}{{12 - 6}} = 12cm\)

Chọn A

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 153276

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, gọi a là khoảng cách giữa hai khe Svà S; D là khoảng cách từ hai khe đến màn ; λ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ 3 ở hai bên đối với vân sáng trung tâm bằng

Xem đáp án

Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ 3 ở hai bên đối với vân sáng trung tâm bằng :

\(\Delta x = \left| {{x_{s2}}} \right| + \left| {{x_{t3}}} \right| = \frac{{2\lambda D}}{a} + \left( {2 + \frac{1}{2}} \right)\frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{9\lambda D}}{{2a}}\)

Chọn A

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 153277

Cường độ âm tại một điểm tăng lên gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tại đó tăng thêm 2dB

Xem đáp án

Ta có :

\(\begin{array}{l}L = 10.\log \frac{I}{{{I_0}}}\\L' = L + 2 \Rightarrow L' - L = 2dB \Leftrightarrow 10.\log \frac{{I'}}{{{I_0}}} - 10.\log \frac{I}{{{I_0}}} = 2 \Rightarrow \log \frac{{I'}}{I} = 0,2 \Rightarrow \frac{{I'}}{I} = {10^{0,2}} = 1,58\end{array}\)

Chọn C

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 153278

Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn bao quanh trái đất ngay phía trên đường xích đạo. Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc bằng vận tốc góc của sự tujq quay của trái đất. Biết bận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo là 30,7 km/s.Bán kính trái đất bằng 6378 km. Chu kỳ sự tự quay của trái đất là 24 giờ. Sóng điện từ truyền thẳng từ vệ tinh đến điêm xa nhất trên trái đất mất thời gian

Xem đáp án

Chu kỳ vệ tinh bằng chu kỳ trái đất bằng 24h

Tốc độ góc của vệ tinh là \({{\omega }_{vt}}=\frac{2\pi }{24.3600}\left( rad/s \right)=>{{v}_{vt}}={{\omega }_{vt}}.{{R}_{vt}}=>{{R}_{vt}}=\frac{3,07}{\frac{2\pi }{24.3600}}=42215\left( km \right)\)

Sóng truyền từ vệ tinh xuống trái đất theo dạng hình chóp khi đó hình ảnh sóng vệ tinh truyền xuống trái đất được biểu diễn như hình dưới

Vị trí xa nhất sóng vệ tinh có thể truyền tới trái đất là  \({{S}_{max}}=\sqrt{R_{_{vt}}^{2}-R_{_{td}}^{2}}=\sqrt{{{42215}^{2}}-{{6378}^{2}}}=41730km\)

Sóng truyền từ A đến B hết \(\Delta t=\frac{{{S}_{max}}}{c}=0,142s\)

Chọn D

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 153279

Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đạn AM gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn mạch MB là tụ điện có điện dung C. Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos 2\pi f\) (U không đổi, tần só f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB. Ban đầu điều chỉnh biến trở để có giá trị \(R = \sqrt {\frac{L}{C}} \)  thay đổi f khi f = f1 thì điện áp hiệu dụng trên C đạt cực đại. Sau đó giữ tần số  không đổi f = f2 điều chỉnh biến trở thì điện áp hiệu giữa hai đầu điểm AM không thau đổi. Hệ thức liên hệ giữ f và f1 là

Xem đáp án

Để đơn gian, chuẩn hóa cho \(R = 1 =  > L = C =  > {Z_L}.{Z_C} = 1\)

Thay đổi f1 để Ucmax  ta có \({\omega _1} = {\omega _c} = \sqrt {\frac{1}{{LC}}\left( {1 - \frac{{{R^2}C}}{{2L}}} \right)}  = \sqrt {\frac{1}{{2LC}}} \)

Thay đổi f2; R biến thiên  để \({U_{AM}} = const\)

\({U_{AM}} = \frac{{U\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = const =  > Z_L^2 = {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2} =  > {Z_C} = 2{Z_L} =  > {\omega _2}L = \frac{1}{{2{\omega _2}C}} =  > {\omega _2} = \sqrt {\frac{1}{{2LC}}} \)

Vậy \({\omega _1} = {\omega _2} =  > {f_1} = {f_2}\)

Chọn B

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 153280

Đoạn mạch xoay chiều gồm tụ điện có điện dung C, cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần R mắc nối tiếp. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc  \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này là

Xem đáp án

Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ số công suất bằng 1

Chọn C

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 153282

Sóng cơ có tần số 100 Hz lan truyền trong một môi trường vật chất với tốc độ 40 m/s. Sóng truyền đi với bước sóng bằng

Xem đáp án

Bước sóng được xác định bởi biểu thức   

\(\lambda = \frac{v}{f} = \frac{{40}}{{100}} = 0,4m\)

Chọn A

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 153283

Mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn cảm  thuần L = 3.10-4 H và một tụ điện có C = 3.10-11 F. Biết tốc độ truyền sóng điện từ trong châm không là c = 3.108 m/s. Bước sóng điện từ mà mạch có thể phát ra là

Xem đáp án

Bước sóng điện từ mà mạch có thể phát ra là

\(\lambda = c.2\pi \sqrt {LC} = {3.10^8}.2\pi \sqrt {{{3.10}^{ - 4}}{{.3.10}^{ - 11}}} = 180m\)

CHọn B

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 153285

Đặt điện áp u = U0 cosωt vào hai bản của tụ điện có điện dung C thì dung kháng của tụ là

Xem đáp án

Công thức xác định dung kháng của tụ điện là \(\frac{1}{{\omega C}}\)

Chọn A

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 153286

Công thức xác định vị trí vân sáng bậc k trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Young là

Xem đáp án

Công thức xác định vị trí vân sáng trong giao thoa ánh sáng là 

\({x_k} = k.\frac{{\lambda D}}{a}\)

Chọn D

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 153287

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường thì tốc độ quay của roto

Xem đáp án

Trọng động cơ không đồng bộ 3 pha khi hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường thì tốc độ quay của roto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

Chọn A

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »