Lý thuyết về Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động

Tóm tắt bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 7, soạn bài dễ dàng
(395) 1316 02/08/2022

1. Lý thuyết

a. Khái niệm

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

b. Mục đích

Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

2. Ví dụ

VD 1:

- Câu chủ động: Chúng tôi xây ngôi nhà này từ năm 2000

- Câu bị động: Ngôi nhà này được chúng tôi xây vào năm 2000.

VD 2:

- Câu chủ động: Mẹ đánh đòn con Vàng nhà tôi vì nó nghịch bẩn.

- Câu bị động: Con Vàng nhà tôi vừa bị mẹ đánh đòn vì nó nghịch bẩn.

(395) 1316 02/08/2022