Phân tích chi tiết tác phẩm Một thứ quà của lúa non: cốm

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm một thứ quà của lúa non: cốm bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 7
(395) 1315 02/08/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Thạch Lam (khái quát những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu khái quát về thể loại tùy bút

- Giới thiệu về văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm

- Cảm hứng của tác giả về cốm được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ… ngửi thấy mùi hương thơm mát của lúa non: “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như bào trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết”: cách cảm nhận bằng khứu giác

⇒ Cách vào bài tự nhiên, thể hiện sự tinh tế của tác giả

- Những hình ảnh, chi tiết về cốm:

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, ngửi thấy mùi thơm của bông lúa non.

+ Hình dung:

 “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”.

“Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lạ, bông láu ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.

=> Tác giả miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác: lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, tươi mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch….

+ Cốm làng Vòng là loại cốm dẻo, thơm và ngon nhất.

+ Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng -> Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm. Cốm hấp dẫn con người không chỉ bởi hương vị thanh khiết của nó mà còn bởi vẻ đẹp của chính những người làm ra nó. Trong cốm không chỉ có hương vị của cây cỏ đất trời mà còn có thần thái, sinh khí của con người.

+ Cốm thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội.

⇒ Từ ngữ, hình ảnh, chọn lọc, tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, câu văn có nhịp điệu gần với nhịp thơ. Từ một thứ quà quê, cốm Vòng đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực của Hà Nội thanh lịch, tao nhã.

b. Giá trị của cốm

- Cốm là đặc sản của dân tộc: “Cốm là thức quà riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”.

- Cốm là đặc sản của dân tộc vì nó kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê, là sản phẩm độc đáo của nền văn minh nông nghiệp lúa nước ngàn đời của người Việt. Do đó, cốm là quà quê nhưng là thức quà thiêng liêng, đáng trân trọng nâng niu.

- Cốm gắn liền với tục sêu tết: "Hồng cốm tốt đôi … để hạnh phúc được lâu bền".

⇒ Cốm là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Qua đó, thể hiên sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị của cốm.

c. Cách thưởng thức cốm

- Ăn cốm phải ăn thư thả, chút ít và ngẫm nghĩ thì mới thấy được hương vị thơm phức của lúa mới, của cỏ dại ven bờ, thấy trong mầu xanh của cốm có cái tươi mát của lá non, thấy trong chất ngọt của cốm có cái thanh đạm của loài thảo mộc.

- Mua:

+ Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve.

+ Phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo kéo của người và sự cố gắng tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa.

+ Cốm là một thứ quà đặc sắc vì nó kết tinh nhiều vẻ đẹp: Vẻ đẹp của hương vị và màu sắc đồng quê, vẻ đẹp của người chế biến, của tục lệ nhân duyên, của cách mua và thưởng thức.

=> Cốm là sản vật quý của dân tộc, cần được nâng niu và gìn giữ. Thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về ẩm thực Việt Nam.

3. Kết bài

- Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:

+ Nội dung: vẻ đẹp văn hóa dân tộc trong cốm – thứ sản vật giản dị mà sâu sắc

+ Nghệ thuật: giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ, từ ngữu, hình ảnh chọn lọc, giàu sức gợi,…

- Cảm nhận về Cốm – một đặc sản của dân tộc.

(395) 1315 02/08/2022