Phân tích chi tiết tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 7
(393) 1311 02/08/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu khát quát về tác giả Đỗ Phủ: là nhà thơ hiện thực lớn, được mệnh danh là thi thánh.

- Giới thiệu về bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”: nói lên hoàn cảnh tác giả đồng thời thể hiện tình yêu, niềm cảm thông trước những thân phận nghèo khó và mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc che chở cho ngàn vạn người nghèo trong thiên hạ.

2. Thân bài

a. Cảnh ngôi nhà bị gió thu phá

- Kết hợp kể và tả làm nổi bật những khốn khó khi gió mùa thu cuốn mất những lớp tranh của ngôi nhà của nhà thơ:

- Hình ảnh những mảnh tranh bị gió thu cuốn:

   + Bay sang sông rải khắp bờ

   + Treo tót rừng xa

   + Quay lộn mương sa

⇒ Khung cảnh xơ xác, tiêu điều, tan tác.

⇒ Tâm trạng của tác giả: buồn, lo lắng, bất lực trước hình ảnh ngôi nhà sau trận gió lớn

b. Cảnh những đứa trẻ cướp tranh

- Kết hợp tự sự và biểu cảm.

- Hình ảnh những đứa trẻ cướp tranh:

   + Khinh tác giả già yếu

   + Xô cướp giật

   + Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre

⇒ Loạn lạc, cùng cực, cuộc sống suy đồi ngay cả đối với những đứa trẻ.

- Tâm trạng của tác giả:

   + Môi khô, miệng cháy không gào lên được

   + Ấm ức, bất lực trước hiện thực

⇒ Nỗi đau nhân tình thế thái

c. Nỗi khổ của gia đình trong đêm

- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Khung cảnh thiên nhiên:

   + Gió lặng

   + Mây tối mực

   + Đêm đen đặc

   + Mưa dày hạt chẳng dứt

- Nỗi khổ của gia đình trong đêm:

   + Chăn lâu năm không đủ ấm

   + Nhà dột không chừa chỗ nào

   + Loạn lạc

⇒ Nỗi khổ thiếu thốn về vật chất và vì chiến tranh loạn lạc. Đây không phải là nỗi khổ của riêng gia đình tác giả mà là nỗi khổ của những gia đình Trung Quốc trong xã hội bấy giờ.

- Câu hỏi tư từ cuối khổ thơ cho thấy nỗi lo lắng khôn nguôi của tác giả trước cuộc sống của gia đình ông, trước nỗi khổ của nhân dân.

d. Ước vọng của tác giả

- Biểu cảm trực tiếp.

- Ước có một ngôi nhà “rộng muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc cho mọi người nghèo khổ trong thiên hạ.

- Tác giả đặt nỗi khổ của nhân dân lên trên nỗi khổ của bản thân mình: “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

⇒ Trong năm dòng thơ cuối, nhà thơ mơ ước có được nhà rộng muôn gian vững chãi che mưa che gió cho kẻ sĩ trong thiên hạ, thể hiện tâm hồn cao đẹp và vĩ đại: yêu nước thương dân, khao khát thay đổi thực tại đen tối bấy giờ. Điều đó chứng tỏ tác giả là người có tâm lòng nhân ái và cao thượng với tình yêu thương muôn dân sâu sắc. Đó cũng chính là chiều sâu giá trị nhân đạo của bài thơ.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Vượt lên trên bất hạnh cá nhân, Đỗ Phủ bộc lộ khát vọng cao cả, tấm lòng vị tha vì muôn người, thấm thía sâu sắc nỗi thống khổ của người nghè và mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc che chở cho ngàn vạn người nghèo trong thiên hạ.

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nghệ thuật đối, kết hợp tự sự và biểu cảm…

- Liên hệ với bản thân về tình cảm dành cho quê hương, đất nước, con người.

(393) 1311 02/08/2022