Phân tích chi tiết tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 7
(400) 1334 02/08/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (những nét chính về tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Đỉnh núi Hương Lô

- Vị trí: đứng từ xa để ngắm cảnh thác nước.

⇒ Quan sát một cách bao quát, toàn diện.

- Động từ “sinh”: nảy nở, sinh ra, qua đó cho ta thấy ánh mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi, nảy nở.

- Đỉnh núi Hương Lô được miêu tả dưới những tia nắng mặt trời chiếu rọi, làn hơi nước phản quang với ánh mặt trời ấy tạo nên những làn khói màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo, đó chính là nét đặc trưng của đỉnh núi Hương Lô.

⇒ Câu thơ đầu gợi ra cái nền, cái khung cảnh đẹp huyền ảo của cảnh vật.

b. Thác núi Lư

- Động từ “quải” (treo) đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh: nhìn từ xa, đỉnh núi là khói tía mù mịt, chân núi là dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng như giải lụa trắng rủ xuống bất động.

- Với hai động từ “phi”, “lưu” cảnh vật đang từ trạng thái tĩnh lại chuyển sang trạng thái động. Thác nước được miêu tả một cách trực tiếp nhưng qua đó ta lại thấy được thế núi cao và sườn dốc đứng.

- “Tam thiên xích” lag một con số ước lệ, qua đó làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh và thế đổ của dòng thác

- Phép so sánh, lối nói phóng đại: thác nước – dải Ngân Hà, qua đó cho thấy sự mạnh mẽ, kì vĩ của thiên nhiên

⇒ Thác núi Lư hiện lên rất đẹp, kì vĩ và mạnh mẽ. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhạn được tình yêu thiên nhiên và phần nào đó tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

=> Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy Lí Bạch là nhà thơ có một tình cảm bao la, cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt cùng với đó là tâm hồn lãng mạn và bay bổng, phóng khoáng, biểu lộ ước vọng mạnh mẽ về lẽ sống của ông.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: cảnh tượng thiên nhiên thác núi Lư hùng vĩ, huyền ảo và tình yêu thiên nhiên, tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

   + Nghệ thuật: hình ảnh tráng lệ huyền ảo, sử dụng nhiều các động từ, nghệ thuật so sánh và phóng đại.

- Cảm nhận của bản thân về bài thơ: bài thơ thể hiện rõ những đặc điểm sáng tác của Lí Bạch.

(400) 1334 02/08/2022