Vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn

Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn bao gồm: tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật
(395) 1316 02/08/2022

1. Tiểu sử

- Nhà văn Phạm Duy Tốn sinh ngày (1883 – 1924) tại Thành phố Hà Nội.

- Phạm Duy Tốn là một nhà văn tiên phong của văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Ông có một số bút danh như Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ A. Ông là cha của nhà văn, nhà báo Phạm Duy Khiêm và nhạc sĩ Phạm Duy.

- Nhà văn Phạm Duy Tốn từng viết bài cho 11 tờ báo khác nhau, trong đó có tờ Đông Dương tạp chí, với bút hiệu Ưu Thời Mẫn. Các tờ báo khác như, Trung Bắc tân văn, Lục tỉnh tân văn, Công thị báo, Nam phong, Nông cổ mín đàm, (bút hiệu Đông Phương Sóc), Thực nghiệp dân báo, Đăng cổ tùng báo, Đông Pháp thời báo...

- Trong lĩnh vực báo chí, Phạm Duy Tốn đã gây được dấu ấn mạnh mẽ với bài "Hoạn nạn tương cứu". Đây là một bài viết về trận lũ lụt ở Bắc Kì năm 1915 đã làm 60.000 người thiệt mạng. Sau bài báo này, đã có một hội từ thiện được thành lập để gây quỹ gửi cho người dân gặp nạn ở miền bắc.

- Nhà văn Phạm Văn Tốn qua đời ngày 25 tháng 2 năm 1924, tại nhà riêng ở số 54, đường Felloneau, Hà Nội.

2. Sự nghiệp văn học

Phạm Duy Tốn sáng tác văn rất ít, chỉ có 4 tác phẩm. Tuy nhiên, ông vẫn được xem là một nhà văn có sức ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam. Ông được xem là người tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này.

- Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Ðông Dương tạp chí số 55, Hà Nội, 1914)

- Sống chết mặc bay! (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918)

- Con người Sở Khanh (báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 2 năm 1919)

- Nước đời lắm nỗi (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919)

- Tiếu lâm An Nam (bút danh Thọ An, hai tập, nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội, 1924)

(395) 1316 02/08/2022