Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra siêu ngắn
Trả lời câu 1 (trang 76, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Bài thơ cũng giống như bài Sông núi nước Nam đều làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
- Số câu: 4
- Số chữ trong mỗi câu: 7
- Hiệp vần: chữ cuối câu 1, 2, 4 (yên-biên-điền)
Trả lời câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Cụm từ "nửa như có nửa như không” có nghĩa là phong cảnh mờ ảo, nửa có nửa không, nửa thực nửa ảo.
- Quang cảnh gợi lên: làng xóm đang chìm, mờ trong sương khói, cái thực, cái ảo tạo sự mơ màng, nên thơ.
Trả lời câu 3 (trang 77, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc hoàng hôn, khi ánh mặt trời đã tắt với các chi tiết:
- Ánh sáng, màu sắc: mờ mờ như khói phủ.
- Âm thanh: tiếng sáo thổi dắt trâu về.
- Cảnh vật: đàn trâu đi, từng đôi cò trắng bay dưới cánh đồng.
Trả lời câu 4 (trang 77, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là khung cảnh thôn quê thơ mộng và thanh bình.
- Tâm trạng của tác giả: Tâm trạng của tác giả vô cùng say đắm trước vẻ đẹp nơi thôn dã, lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước thân thương.
Trả lời câu 5 (trang 77, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ, gắn bó với làng quê và vô cùng yêu nước, thương dân.
- Qua đó cho thấy thời đại nhà Trần là một thời đại hưng thịnh dân sống yên bình ấm no, thời đại ấy có những bậc minh quân yêu dân yêu nước ngày đêm lo nghĩ xây dựng một cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc.