Vài nét về tác giả Đỗ Phủ

Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ bao gồm: tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật
(395) 1315 02/08/2022

1. Tiểu sử

- Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ hiện thực nổi tiếng vào đời Đường ở Trung Quốc, tự là Tự Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.

- Ông từng làm quan trong một thời gian ngắn nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Ông là bạn thân của nhà thơ Lí Bạch mặc dù ông nhỏ hơn Lí Bạch 10 tuổi.

- Năm 759, ông cáo quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, phủ Tứ Xuyên.

- Cuộc đời Đỗ Phủ là chuỗi ngày dài bất hạnh. Số phận long đông cùng với cuộc sống chật vật đã làm cho Đỗ Phủ mất nhiều sức lực. Suốt đời ông luôn bị cái đói và bệnh tật giày vò. Những năm tháng cuối đời, ông sống bi thảm và qua đời trên một chiếc thuyền nhỏ cũ nát và mùa đông năm 770.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

Đỗ Phủ để lại cho hậu thế hơn 1400 bài thơ, trong đó nổi tiếng nhất là Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

b. Phong cách nghệ thuật

- Thơ Đỗ Phủ phản ánh chân thật và sinh động bộ mặt của xã hội Trung Quốc đương thời. Những trang sử của thời đại nhà Đường được phản ánh phần nào trong thơ của ông, chính vì vậy ông được mệnh danh là thi sử.

- Thơ Đỗ Phủ chan chứa tình yêu nước, thương dân, cảm thông với những số phận bất hạnh và thời cuộc. Qua thơ, Đỗ Phủ thể hiện sự xót xa, đau đớn trước cái nghèo đói, bệnh tật, sự túng thiếu về vật chất, đồng thời bộc lộ tính nhân đạo của ông.

- Bút pháp hiên thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của ông đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.

(395) 1315 02/08/2022