Vài nét cơ bản về tác giả Đặng Trần Côn

Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn bao gồm: tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật
(452) 1508 02/08/2022

1. Tiểu sử

- Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng thôn Hạ Đình, xã Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), huyện Thanh Trì (ngày nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Thời bé Đặng Trần Côn nổi tiếng thông minh, ham học, lớn lên ưa sống phóng túng, đậu Hương cống, nhưng hỏng kỳ thi Hội, bỏ đường công danh thi cử, sau ra làm Huấn đạo ở một trường phủ,  vế sau này làm tri huyện Thanh Oai. Cuối đời làm tới chức Ngự sử đài đại phu.

- Sau khi ra đời, Chinh phụ ngâm khúc được nhiều người diễn Nôm. Bản diễn Nôm này từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705-1748), một phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho là của Phan Huy Ích.

2. Sự nghiệp văn học

       Ngoài Chinh Phụ Ngâm ra, Đặng Trần Côn còn là tác giả của các tập: Phủ chương tân thư (chép trong sách Danh ngôn tạp trứ); Yên hữu thưởng xuân thiếp; Đặng Trần Côn phú sao (tập phú lấy đề tài ở sư Trung Quốc); Tiêu Tương bát cảnh đồ thi thảo (tức Tiêu Tương bát vịnh một số bài thơ đề tranh vịnh và cảnh đẹp Tiêu Tương); Lãn trai di cảo (tức Thanh Trì Nhân Mục Đặng Trần Côn soạn tế văn  các đạo gồm hơn 90 bài văn tế) v.v…

(452) 1508 02/08/2022