Bạn có ý kiến gì về: Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa tiêu dùng
Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 5 trang 85 thuộc Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ (Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức) phần TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI.
Câu hỏi: Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tư vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Trả lời:
Cách trả lời 1:
Đồng ý với luận điểm của tác giả Lê Đạt.
Ví dụ: những câu chữ trong một số bài thơ như Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, bài Thu hứng của Đỗ Phủ, … đều không chỉ được hiểu ở “nghĩa tiêu dùng” mà chữ trong các bài thơ này còn có âm vang và nhịp điệu truyền tải tiếng lòng của nhà thơ.
Cách trả lời 2:
- Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình. Nhà thơ phải tạo ra được những ngôn ngữ nghệ thuật riêng, gửi gắm được tiếng lòng của bản thân để tạo nên độ vang và sức gợi cảm. Cấu trúc ngôn từ của một bài thơ sẽ làm nên giá trị của bài thơ đó.
- Ví dụ: Chữ bầu lên nhà thơ. Vì vậy, ngôn ngữ nghệ thuật chính là thước đo để xác định phong cách của một tác giả. Nhà thơ Hàn Mặc Tử tuy số phận ngắn ngủi, tài hoa bạc mệnh nhưng “con đường thơ” của ông đến bây giờ vẫn còn nguyên những giá trị. Nhắc đến Hàn Mặc Tử là nhắc đến nhà thơ xuất hiện như một hiện tượng kì lạ với những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Ngôn ngữ trong thơ ông vô cùng độc đáo, đầy hình tượng, thể hiện những suy tưởng phong phú. Điều này đã khiến thơ Hàn Mặc Tử tạo ra một lối đi riêng giữa dòng Thơ mới đương nở rộ thời bấy giờ.
Cách trả lời 3:
- Em đồng ý với luận điểm trên.
- Ví dụ: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh với câu từ gần gũi, thân thuộc với tất cả chúng ta, nhưng ẩn sau lớp chữ ấy là một nỗi lòng về tình yêu sâu sắc. Bài thơ hội tụ đủ đầy về âm thanh, nhịp điệu, sức cảm trong từ.
BỔ SUNG:
- Luận điểm đã nêu mang đậm dấu ấn của Lê Đạt, thể hiện quan niệm và tìm tòi riêng của Lê Đạt. Không phải ai cũng tán đồng với ông, nhưng phải thấy rằng vấn đề đã được nêu lên một cách nghiêm túc, có căn cứ. Lê Đạt cho rằng khi làm thơ, nhà thơ luôn phải tìm cách làm mới “chữ, khiến cho “chữ lập tức gây chú ý vì nội hàm ý nghĩa khác thường của nó so với nghĩa đã được xác định trong từ điển, hơn thế, nó còn tạo được sự vang vọng riêng mà chỉ đặt vào"câu này", “bài thơ này" người đọc mới cảm nhận được một cách rõ rệt. Đi theo những “chữ" như thế, người ta dần nhận thức được rằng ngôn từ trong thơ không còn là phương tiện thuần túy được dùng để chuyển tải ý mà nó có một quyền lực riêng chi phối người đọc, buộc người đọc phải nhìn đời theo cách được nó gợi ý.
- Trong bài Mùa xuân chín, từ "chín" đã được Hàn Mặc Tử dùng một cách khác thường. Sự khác thường không phải ở chỗ "chín" được dùng gắn với một đối tượng trừu tượng, vì nghĩa này vẫn có thể tìm thấy trong từ điển (như “tài năng của anh đã bước vào độ chín”), mà ở chỗ từ này lập tức gợi lên ở người đọc một trạng thái tâm lí lưỡng phần không dễ giải thích: nửa hân hoan, nửa bồn chồn (hân hoan vì vẻ đẹp phồn thịnh của mùa xuân, bồn chồn vì dự cảm được “độ phai tàn sắp sửa”).
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 5 trang 85: Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tư vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? thuôc Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -