Soạn bài Mùa xuân chín

Soạn bài Mùa xuân chín Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống cả chi tiết và ngắn gọn tất cả các câu hỏi trong bài để em chuẩn bị trước tại nhà.
(434) 1448 04/08/2022

Cùng Đọc tài liệu đi vào CHUẨN BỊ phần soạn bài Mùa xuân chín sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1 trước khi tới lớp.

Nội dung chính bài Mùa xuân chín: Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.

Đọc
: Soạn bài Mùa xuân chín

Câu 1: Các vần được gieo trong bài thơ;

Trả lời: Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang/làng chang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây).

Câu 2: Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;

Trả lời:

Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh, gợn tới trời, hát, đám xuân xanh, vắt vẻo, hổn hển, thầm thĩ, mùa xuân chín, nắng chang chang.

Câu 3: Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.

Trả lời: Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: bóng xuân sang, gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.

Trả lời câu hỏi: Soạn bài Mùa xuân chín

(Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 52 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức)

Câu 1: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc từ loại nào và có thể gọi ra cho bạn những liên tưởng gì?

Trả lời:

- Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ: Danh từ + Tính từ.

- Gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.

Câu 2: Trạng thái chín của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Trả lời:

Trạng thái “chín” được thể hiện ra các từ: nắng ửng, giàn thiên lý, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, bờ sông trắng, nắng chang chang.

Câu 3: Hãy nhận xét về ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Trả lời:

- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ khiến bạn đặc biệt chú ý như:

+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau

+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân

+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô kết hợp với hình ảnh “cỏ” đã gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận

+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác qua cách nói “vắt vẻo”

+ mùa xuân chín: “chín” là từ để chỉ trạng của trái cây vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có màu đỏ hoặc vàng và có thể ăn, được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.

- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.

Câu 4: Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hoả của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Trả lời câu 4 - Soạn bài Mùa xuân chín:

- Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ:

+ Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3

+ Cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu thơ 2,4; 5,8; 10,12; 14;16.

- Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc, được người ta chú ý.

+ Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.

+ Và, cắt ngắn nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa. Chính sự biến hóa của cách ngắt nhịp này đã khiến giai điệu của bài thơ, lúc thì vui tươi hóm hỉnh, lúc trầm lắng suy tư.

+ Không chỉ dừng lại ở đó, bởi vị trí gieo vần, cách gieo vấn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.

- So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật: Chọn bài thơ Thu hứng của nhà thơ Đỗ Phủ

+ Trong Thu hứng, về cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu 1,2,4,6,8: cùng là vần “âm”; Về cắt ngắt nhịp: ngắt nhịp 4/3 ở tất cả các câu thơ không thay đổi.

+ Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

=> Mức độ chặt chẽ trong cắt ngắn nhịp, gieo vần của bài thơ này là không quá khắt khe, gò bó sơ với thơ Đường luật.

Câu 5: Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”

- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.

Câu 6: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

- Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. Hình ảnh, nhịp, vần ở khổ thơ đầu tiên mang âm hưởng vui tươi, nhưng sau đó lại trở nên trầm buồn và có chút gì đó sâu lắng, đó là do có sự xuất hiện của bóng dáng “những cô thôn nữ” hát trên đồi, trong đó có bóng hình người con gái mà tác giả thầm mến. Mạch cảm xúc cũng vì vậy mà da diết, tha thiết hơn.

- Tất cả xuân sắc, xuân đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Cái còn lại, khiến người ta thêm buồn, đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.

Câu 7Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân chín

Trả lời:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ:

- Là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của mùa xuân;

- Là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với cuộc đời, khát khao sống, khát khao giao cảm với đời nhưng cũng có chút bất an về sự trôi chảy của thời gian và nuối tiếc bởi việc “theo chồng bỏ cuộc chơi” của những người con gái.

Kết nối đọc - viết: Soạn bài Mùa xuân chín

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Gợi ý: Viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc hình ảnh trong Mùa xuân chín

- Dấu hiệu báo xuân sang:

+ Làn nắng ửng

+ Khói mơ

+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý

-> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương

- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:

+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống

+ Cỏ cây xanh tươi” gợn tới trời”

+ Niềm vui của con người khi xuân đến

- Niềm hạnh phúc của lứa đôi

- Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến

=> Xuân mang vị “chín” của lòng người, của đời người

-/-

Trên đây là gợi ý soạn bài Mùa xuân chín Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức để chuẩn bị bài tốt hơn mỗi ngày!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -


TẢI VỀ

(434) 1448 04/08/2022