Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ, dựa vào ý tại ngôn

Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào ý tại ngôn ngoại của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
(389) 1297 04/08/2022

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 4 trang 85 thuộc Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ (Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức) phần TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI.

Câu hỏi: Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

- Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, là công cụ biểu đạt quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết.

- Chữ trong bài thơ cần có sự tương quan, liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và truyền tải được tiếng lòng của nhà thơ.

Cách trả lời 2:

Chữ không chỉ là vỏ âm thanh được sử dụng để giao tiếp, trao đổi mà còn là những ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật, làm nên một bài thơ, một nhà thơ.

Cách trả lời 3:

Dựa vào ý tại ngôn ngoại, có thể định nghĩa khái niệm chữ như sau: Chữ không đơn thuần là chữ trên bề mặt nổi mà chúng ta thường thấy mỗi khi đọc lên, chữ ở đây còn mang giá trị nghệ thuật cao cả. Là phương thức biểu đạt tình cảm của người viết ẩn sau câu chữ thông thường. Chữ đã được chọn lọc kĩ càng để phù hợp với vần, nhịp, âm điệu, nội dung… của bài.

Bổ sung:

Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2011), “chữ” có các nghĩa:

1. Kí hiệu bằng đường nét để ghi tiếng nói;

2. Tên gọi thông thường của tiếng hoặc từ;

3.Tên gọi thông thường của từ ngữ gốc Hán;

4. Kiến thức văn hoá đã học được nói chung;

5. Từ đặt trước một từ trừu tượng;

6. Lời xưa truyền lại. Ngoài các nghĩa đã nói, “chữ" còn được dùng để chỉ đồng tiền đúc ngày xưa có in chữ.

Căn cứ vào mạch lập luận của văn bản (gồm cả những lí lẽ và bằng chứng được đưa ra), có thể thấy khái niệm “chữ được Lê Đạt dùng ở đây không bị buộc cố định vào nghĩa nào trong số các nghĩa đã nêu. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, có thể xác định chữ ở đây chính là ngôn ngữ nghệ thuật in đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của nhà văn, nhà thơ và “chữ" trong thơ là loại ngôn ngữ đặc thù khác với ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi, không còn là phương tiện biểu đạt thông thường mà đã trở thành một đối tượng tự dưng mình thành cõi riêng, thách thức khám phá.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 4 trang 85: "Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này." thuôc Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -


TẢI VỀ

(389) 1297 04/08/2022