Nội dung trọng tâm từng phần được đánh số trong Yêu và đồng cảm

Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm và đánh giá sự liên kết giữa các phần.
(397) 1322 04/08/2022

Cùng Đọc tài liệu tham khảo các cách trả lời câu 3 trang 81 thuộc nội dung phần Trả lời câu hỏi: Soạn bài Yêu và đồng cảm thuộc Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức

Câu hỏi: Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

- Nội dung của từng đoạn

+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật

+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

- Nội dung giữa các phần có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đoạn 1 là tiền đề, khơi gợi vấn đề bàn luận. Đoạn 2 nêu lên vấn đề bàn luận là cách nhìn nhận về nghệ thuật. Đoạn 3 nêu vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và đoạn 4 đưa ra những biểu hiện của sự đồng cảm đó. Đoạn 5,6 chứng minh sự đồng cảm trong nghệ thuật được biểu hiện rõ nhất ở thế giới của trẻ em, tuổi thơ.

Cách trả lời 2:

Nội dung trọng tâm:

- Đoạn 1: tác giả được một chú bé giúp đỡ dọn dẹp đồ đạc.

- Đoạn 2: góc nhìn của anh họa sĩ với sự vật.

- Đoạn 3: đồng cảm – phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ.

- Đoạn 4: sự đồng cảm của nghệ sĩ tới vạn vật.

- Đoạn 5: sự đồng cảm của trẻ em về cuộc sống.

- Đoạn 6: sức mạnh của tuổi thơ.

Đánh giá: đoạn sau là sự liền mạch câu chuyện của đoạn trước. Tất cả đều hướng tới việc giúp người đọc và cả người sáng tạo nghệ thuật hiểu được giá trị của sự đồng cảm. Bài viết trở nên có logic, mạch văn trôi chảy.

Cách trả lời 3:

- Nội dung trọng tâm của từng phần được đánh số trong văn bản:

+ Đoạn (1): kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong phòng.

+ Đoạn (2): cái nhìn của người họa sĩ với mọi vật.

+ Đoạn (3): nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ.

+ Đoạn (4): tấm lòng đồng cảm với mọi thứ của người họa sĩ.

+ Đoạn (5): lòng đồng cảm của trẻ em, chất nghệ sĩ trong mỗi con người.

+ Đoạn (6): giá trị của tuổi thơ.

- Sự liên kết giữa các phần được đánh số trong văn bản:

+ Về nội dung: Nội dung của các phần đều có sự liên kết với nhau, nội dung đoạn sau có sự liên hệ với nội dung, vấn đề của đoạn trước như ở đoạn (1) nhắc đến cách nhìn đồ vật của chú bé khi xếp đồ giúp tác giả thì nối tiếp đó đoạn (2) nhắc đến cái nhìn mọi vật của người nghệ sĩ, có sự liên hệ với chú bé ở đoạn (1).

+ Về hình thức: Giữa các phần được đánh số đã có sự liên kết với nhau, được nối với nhau bởi các phép liên kết như đoạn (2) được liên kết với đoạn (3) bằng phép lặp những từ “họa sĩ”, “tấm lòng”,...

+ Giữa các phần được đánh số trong văn bản đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau ở cả nội dung lẫn hình thức.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 3 trang 81: "Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần." thuôc Soạn bài Yêu và đồng cảm, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -


TẢI VỀ

(397) 1322 04/08/2022