Các dạng toán về phép cộng và phép nhân

Lý thuyết về các dạng toán về phép cộng và phép nhân môn toán lớp 6 sách chân trời sáng tạo với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(390) 1299 26/09/2022

I. Thực hiện phép cộng

Phương pháp:

- Cộng các số theo “hàng ngang” hoặc theo “hàng dọc”

- Sử dụng máy tính bỏ túi (đối với những bài được phép dùng )

II. Áp dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh

Phương pháp:

- Quan sát, phát hiện các đặc điểm của các số hạng.

- Từ đó, xét xem nên áp dụng tính chất nào (giao hoán, kết hợp) để tính một cách nhanh chóng.

Đặc biệt: Viết một số dưới dạng một tổng để tính một cách hợp lí

Phương pháp:

Bước 1: Căn cứ theo yêu cầu của đề bài, ta có thể viết một số tự nhiên đã cho dưới dạng một tổng của hai hay nhiều số hạng.

Bước 2: Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính một cách hợp lí.

III. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức (phép cộng)

Phương pháp:

+ Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: một số hạng bằng tổng của hai số trừ số hạng kia…

Ví dụ:

Tìm số tự nhiên $x$ biết: $x+1=5$

Giải:

$x+1=5$

$x$        $=5-1$

$x$        $=4$

IV. So sánh hai tổng mà không tính cụ thể giá trị của chúng

Phương pháp:

Nhận xét, phát hiện và sử dụng các đặc điểm của các số hạng trong tổng. Từ đó dựa vào các tính chất của phép cộng để rút ra kết luận.

Ví dụ:

So sánh hai tổng $1367+5472$ và $5377+1462$ mà không tính giá trị cụ thể của chúng.

Giải:

Đặt \(A=1367+5472\) và \(B=5377+1462\)

\(A=1367+5472\)

\(A=1000+300+67+5000+400+62+10\)

\(A=5000+1000+400+300+67+62+10\)

\(B=5377+1462\)

\(B=5000+300+67+10+1000+400+62\)

\(B=5000+1000+400+300+67+62+10\)

(390) 1299 26/09/2022