Số thập phân

Lý thuyết về số thập phân môn toán lớp 6 sách chân trời sáng tạo với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(380) 1265 26/09/2022

I. Phân số thập phân và số thập phân âm

 Phân số thập phân là là phân số mà mẫu là lũy thừa của $10$.

Ví dụ:

$\dfrac{7}{{10}};\dfrac{{ - 15}}{{1000}};...$ là các phân số thập phân.

- Ta viết $ - \dfrac{{15}}{{10}} = - 1,5$ và gọi $ - 1,5$ là số thập phân âm, đọc là “ âm một phẩy năm”.

- Các số $2,3;\,\,0,24;...$gọi là các số thập phân dương, đôi khi còn được viết là $ + 2,3;\,\, + 0,24;...$

- Các số thập phân dương và các số thập phân âm gọi chung là số thập phân.

Nhận xét:

- Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập và ngược lại.

- Số thập phân gồm hai phần:

+ Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;

+ Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.

II. So sánh hai số thập phân

- Số thập phân âm nhỏ hơn $0$ và nhỏ hơn số thập phân dương

- Nếu $a,b$ là hai số thập phân dương và $a > b$ thì $ - a < - b$.

Ví dụ:

a) $2,34 < 5,21$

b) Do $2,3 > 1,5$ nên $ - 2,3 < - 1,5$.

Chú ý:

Nếu $a < b$ và $b < c$ thì $a < c$.

III. Số đối của một số thập phân

Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.

Ví dụ:

Số đối của $ - 1,5$ là $1,5$.

Số đối của $24,3$ là $ - 24,3$

IV. Viết phân số dưới dạng hỗn số và ngược lại

Áp dụng qui tắc viết phân số dưới dạng hỗn số và viết hỗn số dưới dạng phân số.

V. So sánh và sắp xếp các số thập phân

- Để so sánh các số thập phân ta áp dụng quy tắc so sánh các số thập phân.

- Để sắp xếp các số thập phân ta so sánh các số đó rồi sắp xếp thứ tự theo đề bài yêu cầu.

(380) 1265 26/09/2022