Phép trừ và phép chia

Lý thuyết về phép trừ và phép chia môn toán lớp 6 sách chân trời sáng tạo với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(395) 1317 26/09/2022

I. Phép trừ số tự nhiên

Phép trừ

Cho hai số tự nhiên \(a\)  và \(b,\)  nếu có số tự nhiên \(x\)  sao cho \(b + x = a\) thì ta có phép trừ

\(a - b = x\)

(số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu) 

Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

Nếu \(a - b = x\) thì \(a = b + x\)

Nếu \(a + b = x\) thì \(a = x - b\) và \(b = x - a\)

Minh họa trên tia số:

\(6 - 4 = 2\)

Số 6 biểu biễn bởi mũi tên từ trái sang phải

Số 4 biểu diễn mũi tên từ phải sang trái.

II. Phép chia hết

Khi nào thì a chia hết cho b?

Cho hai số tự nhiên \(a\)\(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) nếu có số tự nhiên \(x\) sao cho \(b.x = a\) thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b\) và ta có phép chia hết \(a:b = x\), kí hiệu là \(a \vdots b\).

Ví dụ:

Thực hiện phép chia sau: 1560:15

(395) 1317 26/09/2022