Xác suất thực nghiệm

Lý thuyết về xác suất thực nghiệm môn toán lớp 6 sách chân trời sáng tạo với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(393) 1309 26/09/2022

I. Khả năng xảy ra của một sự kiện

Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1.

Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.

Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.

II. Xác suất thực nghiệm_CTST

Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần.

Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó. Tỉ số

Được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện A.

Ví dụ:

Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả như sau:

Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:

a) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa.

b) Hai đồng xu đều ngửa.

Giải:

a) Số lần nhận được một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa là 24 lần.

Tổng số lần thực hiện thí nghiệm là 50.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa” là:

\(\dfrac{{24}}{{50}} = 0,48\).

b) Số lần nhận được hai đồng xu đều ngửa là 14.

Tổng số lần thực hiện thí nghiệm là 50.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “hai đồng xu đều ngửa” là:

\(\dfrac{{14}}{{50}} = 0,28\).

III. Tính xác suất thực nghiệm

Phương pháp:

Bước 1: Xác định số lần được kết quả A (kết quả cần tính xác suất) và tổng số lần gieo.

Bước 2: Sử dụng công thức sau để tính xác suất

Ví dụ:

Gieo một con xúc xắc sáu mặt 7 lần và số chấm xuất hiện của mỗi lần gieo như sau:

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Lần 7

1

1

5

6

3

3

4

Bước 1: Số lần gieo được mặt 3 chấm là 2 lần. Tổng số lần gieo là 7.

Bước 2: Xác suất mặt 3 chấm xuất hiện là \(\dfrac{2}{7}\)

(393) 1309 26/09/2022