Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(4) Muối mononatri của axit 2-aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
(8) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(9) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
(10) Etyl butirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat.
Số nhận xét đúng là:
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Lời giải của giáo viên
Các mệnh đề: 3, 4, 5.
+ Mệnh đề 1: Thủy phân saccarozo thu được glucozo và glucozo còn thủy phân xenlulozo chỉ thu được glucozo.
+ Mệnh đề 2: Từ caprolactam bằng phản ứng trùng hợp trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
+ Mệnh đề 6: Cu(OH)2 phản ứng với anbumin cho sản phẩm có màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure)
+ Mệnh đề 7: Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit.
+ Mệnh đề 8: Sobitol là hợp chất đa chức.
+ Mệnh đề 9: Xenlulozo là chất dễ cháy, nổ mạnh dùng để làm thuốc súng.
+ Mệnh đề 10: etyl butirat và isoamyl axetat không phải đồng phân của nhau
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho sơ đồ phản ứng sau:
\(\begin{array}{l} \left( 1 \right)Glucozo \to 2{X_1} + 2C{O_2};\\ \left( 2 \right){X_1} + {X_2} \to {X_3} + {H_2}O\\ \left( 3 \right)Y\left( {{C_2}{H_{12}}{O_4}} \right) + 2{H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {X_1} + {X_2} + {X_4}\\ \left( 4 \right){X_1} + {O_2} \to {X_4} + {H_2}O \end{array}\)
Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu sai là:
Cho một oxit của kim loại M vào bình chứa dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng, thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào bình, thu được dung dịch có màu vàng. Oxit của kim loại M là
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (1); Zn-Fe (2); Fe-C (3); Sn-Fe (4); Fe-Cr-Ni (5). Để lâu các hợp kim trên trong không khí ẩm, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
Cho phương trình hóa học hai phản ứng sau:
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2;
Nhận định đúng là:
Cho sơ đồ phản ứng sau: X → X1; X1 + H2, to → M; M + FeCl3 → X3; X3+ X4 → X + X5
Biết muối X là muối nitrat của kim loại M và X5 là khí NO. Các chất X, X1 và X4 lần lượt là
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:
Đốt cháy hoàn toàn x mol chất béo X, thu được y mol CO2 và z mol H2O. Mặt khác x mol X tác dụng với dung dịch chứa tối đa 5x mol Br2. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là:
Cho hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào 200 ml dung dịch CuCl2 0,6M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị m là
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc) thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là
Cho hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm anken X (CnH2n, n > 2) và hai amin đơn chức Y, Z (đồng đẳng kế tiếp nhau, MY < M). Đốt cháy 2,016 lít hỗn hợp M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 10,2816 lít hỗn hợp khí và hơi N. Dẫn toàn bộ N qua bình đựng dung dịch H2SO4 (dùng dư) thấy thể tích của hỗn hợp N giảm đi một nửa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí và hơi đo ở cùng đktc. Giá trị của (MY + MZ) là
Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 ;
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là