Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kết tiếp trong dãy đồng đẳng; phân tử X, Y đều có hai nhóm amino và gốc hidrocacbon không no; MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,12 mol E cần vừa đủ 0,725 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,46 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 40,89%.
B. 30,90%.
C. 31,78%.
D. 36,44%.
Lời giải của giáo viên
\(\overline C = 4,06\)
Ancol có 3C. Nên xét các trường hợp amin 3C, 4C hoặc 4C, 5C.
Thế số (chỉ thay đổi hệ số ở phương trình thứ 2, 3 của hệ), ví dụ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
x + y + z = 0,12\\
3x + 4y + 3z = 0,46\\
(3 + \frac{8}{4})x + (4 + \frac{{10}}{4})y + (3 + \frac{8}{4} - \frac{1}{2})z = 0,725
\end{array} \right.\)
Chỉ có trường hợp
\({C_4}{H_6}{(N{H_2})_2}:0,04;{\rm{ }}{C_5}{H_8}{(N{H_2})_2}:0,03;{C_3}{H_8}O:0,05 \Rightarrow \% X = 36,44\% \)
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cho các phát biểu sau:
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.
(c) Nhỏ vài giọt iot vào xenlulozơ, xuất hiện màu xanh tím.
(d) Tơ nitron giữ nhiệt tốt, nên được dùng để dệt vài may quần áo ấm.
(e) Trong quá trình sản xuất etanol từ tinh bột, xảy ra phản ứng thủy phân và lên men rượu.
Số phát biểu đúng là
Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là
Khi đốt cháy hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,15 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
Hidro sulfua là chất khí rất độc, khi thải ra môi trường thì gây ô nhiễm không khí. Công thức của hidro sulfua là
Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml H2 (đktc). Giá trị của V là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp Ba và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào nước (dư).
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl (dư).
(c) Cho hỗn hợp Ba và NH4HCO3 vào nước (dư).
(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào dung dịch HCl (dư).
(e) Cho hỗn BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư).
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, visco, nitron, nilon-6,6?
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?