Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z, số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10%.
B. 95%.
C. 54%.
D. 12%.
Lời giải của giáo viên
Vì E + NaOH → muối của Alanin và Valin
→ X, Y, Z được tạo ra từ Ala và Val đều là amino axit no, đơn chức, mạch hở
CTTQ của X là: CnH2n+2-2k + xNxOx+1
X cháy → nCO2 + ( n+ 1 – k + x/2)H2O
a an a( n + 1 – k + x/2)
Theo đề bài nCO2 – nH2O = a
→ an – a(n+1- k + x/2) = a
→ k – x/2 = 2
Do k = x nên nghiệm thỏa mãn là k = x = 4
Tương tự Y, Z → X, Y, Z đều là các tetrapeptit
Gọi nX = a ( mol); nY = b ( mol) (ĐK: a< b)
E + NaOH → muối + H2O
→ nNaOH = 4( nX + nY + nZ) = 4a + 4b + 4.0,16
nH2O = nE = a + b + 0,16
BTKL: mE + mNaOH = mmuối + mH2O
→ 69,8 + 40( 4a + 4b + 0,64) = 101,04 + 18( a + b + 0,16)
→ a + b = 0,06
→ nE = a + b + 0,16 = 0,22 (mol)
→ ME = 317,27 => Z là (Ala)4 (M =302)
m(X,Y) = mE – mZ = 21,48
→ m (X, Y) = 358 → Y là (Ala)3Val ( M =330)
Do (Ala)2(Val)2 nên X không thể là chất này. Có 2 trường hợp:
TH1: X là (Ala)(Val)3 (M = 386)
m muối = 111( a + 3b + 0,16.4) 139. ( 3a+ b) = 101,04
Kết hợp a+ b = 0,06 → a = b = 0,03 → loại vì theo đề bài nX < nY
TH2: X là (Val)4 (M = 414)
m MUỐI = 139( 4a + b) + 111 ( 3b + 0,16.4) = 0,04
Kết hợp a + b = 0,06 → a = 0,02; b = 0,04 (thỏa mãn a< b)
→ %X = (0,02. 414: 69,8).100% = 11,86%≈ 11,8 %
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Đun nóng 4,05 gam este X (C10H10O2) cần dùng 35 gam dung dịch KOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá tri của m là:
Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3; số chất tác dụng được với dung dịch X là
Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:
Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của dung dịch Y là:
Clo có hai đồng vị là \({}_{17}^{35}Cl\) và \({}_{17}^{37}Cl\). Tỷ lệ tương ứng về số nguyên tử của hai đồng vị này là 3:1. Nguyên tử khối trung bình của clo là:
Cho 180 gam dung dịch glucozơ 10% tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
X,Y,Z,T là một trong số các chất sau: glucozơ, anilin, fructozơ và phenol. Tiền hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau:
Cho dung dịch HCl tác dụng lần lượt với các dung dịch sau: Fe(NO3)2, NaF, NaOH, FeCl2, Na3PO4, CuSO4, AgNO3. Số phản ứng xảy ra là:
Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
Cho bốn chất rắn đựng trong bốn bình riêng biệt mất nhãn bao gồm Na, Mg, Al, Al2O3. Nên dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt chất rắn trên?
Trong các kim loại sau, kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
Hòa tan m gam hỗn hợp chứa Zn và Al vào 500ml dung dịch chứa HCl 0,4M và H2SO4 0,3M thu được dung dịch Y. Cho V lít NaOH 1M vào Y thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là: