Điện phân dung dịch chứa 53,9 gam hỗn hợp muối NaCl và Cu(NO3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, đến khi nước điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, tại thời điểm này thể tích khí sinh ở anot gấp 1,5 lần thế tích khí thoát ra ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Nếu cường độ dòng điện là 5 ampe thì thời gian điện phân là 3 giờ 13 phút.
B. Nếu điện phân với thời gian là 3 giờ 19 phút 26 giây với I=5 ampe rồi dừng lại thì khối lượng dung dịch giảm là 28,30 gam.
C. Khối lượng kim loại bám vào catot là 6,4 gam.
D. tỉ lệ mol hai muối NaCl : CuSO4 là 6 : 1.
Lời giải của giáo viên
Nếu nNaCl > 2nCu(NO3)2 thì khí sinh bên anot là Cl2: x mol, khí sinh bên catôt là H2: y mol→ x = 1,5y
Ta có hệ \(\left\{\begin{array}{l} x- 1,5y = 0\\58,5.2x + 188. \dfrac{2.x-2y}{2} = 53,9\end{array} \right.\) → \(\left\{\begin{array}{l} x = 0,3\\ y = 0,2\end{array} \right.\)
Khi đó NaCl:0,6 mol và Cu(NO3)2 :0,1 mol ( thỏa mãn điều kiện)
Khối lượng kim loại bám vào catot là m = 0,1.64 = 6,4 gam
Nếu I = 5A thì thơi gian điện phân là t = \(\dfrac{0,6. 96500}{5}\) =11580 = 3 giờ 13 phút
Nếu t = 11966s và I = 5A thì số electron trao đôi là ne = \(\dfrac{11966.5}{96500}\) = 0,62
Khi đó bên catot thu được Cu:0,1 mol và H2: \(\dfrac{0,62-0,1.2}{2}\) = 0,21 mol
Bên anot thu được Cl2: 0,3 mol và O2: \(\dfrac{0,62-0,3.2}{4}\) = 0,005 mol
→ mdd giảm = 0,1.64 + 0,21. 2 +0,3.71 + 0,005. 32 = 28,28 gam
→ Đáp án B sai
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ. Khí X được tạo ra từ phản ứng hoá học nào sau đây?
Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
Dung dịch chất nào sau đây không tạo kết tủa với dung dịc BaCl2 là
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
Cho 17,64 gam axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau đây: C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2.Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH và NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
Để tác dụng hết a mol triolein cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Fomalin (còn gọi là fomon) được dùng đẻ ngâm xác động, thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng... Fomalin là dung dịch của chất hữu cơ nào sau đây?
Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở; Z là este tạo từ X và Y với etilen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 35,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O2 thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, cho 35,4 gam E tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + 2NaOH → Y + Z + T
(b) X + H2 → E
(c) E + 2NaOH → 2Y + T
(d) Y + HCl → NaCl + F
Chất F là
Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X tác dụng với Na dư, thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là