Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,93.
B. 7,09.
C. 6,79.
D. 5,99
Lời giải của giáo viên
- Phản ứng :
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
→ nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol
- TN1 : CO2 + Y → Kết tủa + Z(chỉ chứa 1 chất tan) → Chất tan đó phải là : Ba(HCO3)2
- TN2 : Nếu dẫn CO2 dư vào Y thì thu được lượng kết tủa = 3,12g < 4,302g
→ chứng tỏ trong 4,302g có BaCO3 → Trong Y có Ba(OH)2 và phản ứng với CO2 tạo hỗn hợp muỗi BaCO3 và Ba(HCO3)2.
- Xét TN1 :
Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
Ba(OH)2(nếu dư) + 2CO2 → Ba(HCO3)2
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
- Xét TN2 :
Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
Ba(OH)2(nếu dư) + 2CO2 → Ba(HCO3)2
→ 3,12g = mAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 0,04 mol
Dmkết tủa = 4,302 – 3,12 = mBaCO3 → nBaCO3 = 0,006 mol
- Thí nghiệm 1 : nCO2 = 1,2096 : 22,4 = 0,054 mol
Bảo toàn C : nBa(HCO3)2 = ½ (nCO2 – nBaCO3) = ½ (0,054 – 0,006) = 0,024 mol
- Quy hỗn hợp X về dạng Ba, Al, O . Bảo toàn nguyên tố ta có :
nBa = nBa(HCO3)2 + nBaCO3 = 0,024 + 0,006 = 0,03 mol
nAl = nAl(OH)3 = 0,04 mol
nO = x
Khi X + H2O → H2
Bảo toàn electron :
Ba → Ba+2 + 2e
O + 2e → O-2
Al → Al+3 + 3e
2H+ + 2e → H2
→ 2nBa + 3nAl = 2nO + 2nH2
→ 2.0,03 + 3.0,04 = 2x + 2.0,04 => x = 0,05 mol
m = mBa + mAl + mO = 137.0,03 + 27.0,04 + 16.0,05 = 5,99g
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng cách nào sau đây?
Axit hữu cơ đơn chức X, mạch hở phân tử có một liên kết đôi C = C và có số đồng phân hình học. Hai ancol Y, Z là đồng đẳng kế tiếp (MY< MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (ở đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là
Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 5,05 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hóa học?
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X + NaOH →Y + Z.
Y (rắn) + NaOH (rắn)→ CH4 + Na2CO3.
Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
Biết X là chất hữu cơ đơn chức. Tên gọi của X là
Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch X chứa đồng thời x mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Giá trị của x là
Amin X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 0,475 mol O2, thu được 0,05 mol N2 và 19,5 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Công thức phân tử của X là
Cho V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,2 M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Thể tích của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là
Trong bốn kim loại: Al, Mg, Fe, Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là