Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Nam Phù Cừ
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Nam Phù Cừ
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
45 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong bốn kim loại: Al, Mg, Fe, Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
Kim loại có tính khử mạnh nhất là Mg
Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
X là CH3COOCH3: metyl axetat
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
Đáp án cần chọn là: A
Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Glucozo tham gia phản ứng tráng bạc
Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng cách nào sau đây?
Người ta điều chế nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
Chất nào sau đây trong phân tử không chứa nitơ?
Poli(vinyl clorua) không chứa phân tử Nito
Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
NaHCO3 → NaOH + CO2 → Sai → Đáp án C
Nước cứng là nước có chứa nhiều cation:
Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
Chất điện ly yếu là CH3COOH
Dung dịch nào sau đây làm mất màu dung dịch hỗn hợp KMnO4/H2SO4?
Dung dịch FeSO làm mất màu dung dịch hỗn hợp KMnO4/H2SO4
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hóa học?
Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là miếng gang để trong không khí ẩm.
Đáp án C
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng KNO3.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch FeCl2.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
(a) Nung nóng KNO3.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, sau các phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa trắng gồm 2 chất.
(b) Nhỏ dung dịch NaAlO2 vào lượng dư dung dịch KHSO4 thu được kết tủa trắng.
(c) Chì và các hợp chất của chì đều rất độc.
(d) Nước có chứa nhiều cation Na+ (hoặc Mg2+) và HCO gọi là nước có tính cứng tạm thời.
(e) Trong đời sống, người ta thường dùng clo để diệt trùng nước sinh hoạt.
Số phát biểu đúng là
(c) và (e)
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng dây sắt nguyên chất vào dung dịch AgNO3.
(b) Cắt miếng tôn (sắt tráng kẽm), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng dây sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch AlCl3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là
(a), (c) và (d).
Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột, thu lấy toàn bộ lượng glucozơ đem lên men thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được V lít (đktc) khí CO2. Hấp thụ hết lượng CO2 trên vào nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nCO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Có nCaCO3 = 40 : 100 = 0,4 mol → nCO2 = 0,4 mol → ntinh bột = ½ . nCO2 : n = ½ . 0,4 : n = 0,2/n mol
→ mtinh bột (lý thuyết) = 0,2/n .162n = 32,4 gam
Vì H = 50% → mtinh bột (thực tế) = 32,4 : 50 .100 = 64,8 gam
Cho V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,2 M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Thể tích của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là
Ta có:
0,34.0,2 = 4.0,2.V - [(0,2.0,18) : 3] → V = 100ml
Đáp án B
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
(b) Metyl acrylat, Tripanmitin và Tristearin đều là este.
(c) Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được Glixerol.
(d) Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là 3.
(e) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(g) Hợp chất H2N-CH2-COO-CH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
Có tất cả 3 phát biểu đúng
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 5,05 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Số C = nCO2/nX = 1,75
Số H = 2nH2O/nX = 4,25 → X là C1,75H4,25
→ Độ không no k = (2C + 2 – H)/2 = 0,625
Trong phản ứng với Br2: nX = 5,05/25,25 = 0,2 —> nBr2 = k.nX = 0,125
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là
Thủy phân 1 mol pentapeptit X → 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin → X có 3 mắt xích Gly, 1 mắt xích Ala, 1 mắt xích Val
Ta có Ala-Gly và Gly-Gly-Val → Ala-Gly-Gly-Val
Có Gly-Ala, vừa tìm được Ala-Gly-Gly-Val và X có 3 mắt xích Gly, 1 mắt xích Ala, 1 mắt xích Val.
⇒ Gly-Ala-Gly-Gly-Val → Đầu N là Gly, đầu C là Val
Đáp án D
Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam một triglixerit X bằng O2 dư thu được 25,536 lít CO2(đktc) và 18,36 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,01 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 3,06 gam natri stearat và m gam muối natri của một axit béo Y. Giá trị của m là
Có nCO2 = 1,14 mol và nH2O = 1,02 mol
→ nO (X) = 17,64−1,14.12−1,02.21617,64-1,14.12-1,02.216 = 0,12 mol → nX = 0,02 mol
0,01 mol X thuỷ phân trong NaOH tạo ra 0,01 mol natri stearat và 0,01 mol glixrol và m gam muối natri của một axit béo Y
→ mY = ( 17,64:2) + 0,03. 40- 3,06 - 0,01. 92 = 6,04 gam.
Amin X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 0,475 mol O2, thu được 0,05 mol N2 và 19,5 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Công thức phân tử của X là
Đặt nCO2 = a (mol) và nH2O = b (mol)
Ta có hệ phương trình:
44a + 18b = 19,52 và a + b = 2.0,475
⇒ a = 0,3 và b = 0,35
=> nC = nCO2 = 0,3(mol)
nH = 2nH2O = 2.0,35 = 0,7 (mol)
nN = 2nN2 = 2.0,05 = 0,1 (mol)
Đặt công thức của amin là CxHyNt
Ta có: nC : nH : nN = 0,3 : 0,7 : 0,1 = 3 : 7 : 1
=> Công thức phân tử của amin là C3H7N
Đáp án cần chọn là: A
Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch X chứa đồng thời x mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Giá trị của x là
nCO2 = 0,18
nH+ = nCO32- + nCO2 → nCO32- = x = 0,3
Cho 34,9 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, KHCO3 và KCl tác dụng hết với 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nHCl = 0,4.1 = 0,4 (mol) ; nCO2(đktc) = 4,48 :22,4 = 0,2 (mol)
BTNT "C": ∑nCaCO3+ KHCO3 = nCO2 = 0,2 (mol)
BTKL ta có: mKCl = 34,9 - mCaCO3+ KHCO3 = 34,9 - 0,2.100 = 14,9 (g)
=> nKCl = 14,9 : 74,5 = 0,2 (mol)
Dung dịch Y chứa Ca2+, K +, Cl-: 0,6 (mol) (Do bảo toàn nguyên tố Cl trong HCl và KCl)
Khi cho dd Y tác dụng với AgNO3 có pu
Cl- + Ag+ → AgCl↓
0,6 → 0,6 (mol)
=> Khối lượng kết tủa là: mAgCl = 0,6.143,5 = 86,1 (g)
Đáp án cần chọn là: D
Hấp thụ hoàn toàn 896 ml khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là
nCO2 = 0,04 mol
nBa(OH)2 = 0,02 mol và nNaOH =0,06 mol → nOH- = 0,1
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
→ Phản ứng dư OH- : Ba2++ CO32- → BaCO3
→ DD X chứa NaOH : 0,02 mol và Na2CO3 : 0,02 mol
X + HCl thì HCl + NaOH → NaCl + H2O
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl
→ nHCl = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol →V = 0,04 : 0,5 = 0,08 lít = 80ml
Đáp án cần chọn là: B
Các nhận xét sau:
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Số nhận xét sai là
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
Đúng vì sẽ làm hao tổn phân theo cơ chế:
NH4 + OH- → NH3 + H2O
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
Sai vì Độ dinh dưỡng của phân lân là hàm lượng % K2O.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
Sai vì thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
Đúng vì kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
Đúng khi đốt thực vật có chứa K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Đúng vì phân bón Amophot là (NH4)H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Các thành phần này được tổng hợp bằng con đường hóa học.
→ Đáp án C.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O, thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăng, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là
Đáp án B
Cu2+:x
Cl-: y
Ở catot thoát ra khí => H2O bị đp
Catot:
Cu2+ +2e → Cu
x 2x
H2O +1e → 0,5H2 + OH-
y-2x 0,5y-x
Anot:
Cl- - 1e → 0,5Cl2
y y 0,5y
=> 0,5y = 4(y-2x) => x/y=3/8
=>%mCuSO4 = 160.3/(160.3+74,5.8) = 44,61%
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là
- Phản ứng :
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
→ nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol
- TN1 : CO2 + Y → Kết tủa + Z(chỉ chứa 1 chất tan) → Chất tan đó phải là : Ba(HCO3)2
- TN2 : Nếu dẫn CO2 dư vào Y thì thu được lượng kết tủa = 3,12g < 4,302g
→ chứng tỏ trong 4,302g có BaCO3 → Trong Y có Ba(OH)2 và phản ứng với CO2 tạo hỗn hợp muỗi BaCO3 và Ba(HCO3)2.
- Xét TN1 :
Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
Ba(OH)2(nếu dư) + 2CO2 → Ba(HCO3)2
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
- Xét TN2 :
Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
Ba(OH)2(nếu dư) + 2CO2 → Ba(HCO3)2
→ 3,12g = mAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 0,04 mol
Dmkết tủa = 4,302 – 3,12 = mBaCO3 → nBaCO3 = 0,006 mol
- Thí nghiệm 1 : nCO2 = 1,2096 : 22,4 = 0,054 mol
Bảo toàn C : nBa(HCO3)2 = ½ (nCO2 – nBaCO3) = ½ (0,054 – 0,006) = 0,024 mol
- Quy hỗn hợp X về dạng Ba, Al, O . Bảo toàn nguyên tố ta có :
nBa = nBa(HCO3)2 + nBaCO3 = 0,024 + 0,006 = 0,03 mol
nAl = nAl(OH)3 = 0,04 mol
nO = x
Khi X + H2O → H2
Bảo toàn electron :
Ba → Ba+2 + 2e
O + 2e → O-2
Al → Al+3 + 3e
2H+ + 2e → H2
→ 2nBa + 3nAl = 2nO + 2nH2
→ 2.0,03 + 3.0,04 = 2x + 2.0,04 => x = 0,05 mol
m = mBa + mAl + mO = 137.0,03 + 27.0,04 + 16.0,05 = 5,99g
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 gam O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
X + O2 → CO2 + H2O
a gam 4,83 mol 3,42 mol 3,18 mol
BTKL → a = 3,42.44+3,18.18-4,83.32 = 52,16 gam
BTNT O: nO(X) = 2nCO2+nH2O-2nO2 = 0,36 mol
→ nX = 0,36/6 = 0,06 mol (Vì X chứa 6O)
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
→ b = a + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 53,16 + 40.0,18 - 0,06.92 = 54,84 gam
Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
Bảo toàn nhóm NO3- → nZn(NO3)2 = (0,03 + 2.0,02) : 2 = 0,035 mol
→ nZn dư = 0,05 - 0,035 = 0,015 mol
mFe = 3,84+ 3,895 - 0,015.65- 0,03. 108 - 0,02. 64 = 2,24
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần nhất với
\(\begin{gathered}
4,63\,g\,X\left\{ \begin{gathered}
CONH:x \hfill \\
{H_2}O:y \hfill \\
{C_m}{H_n}:z \hfill \\
\end{gathered} \right.\left\langle \begin{gathered}
\xrightarrow{{KOH\,du}}8,19\,g\,muoi\left\{ \begin{gathered}
{\text{COOK:x}} \hfill \\
{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{:x}} \hfill \\
{{\text{C}}_{\text{m}}}{{\text{H}}_{\text{n}}}{\text{:z}} \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\xrightarrow{{0,1875\,mol\,O2}}\left\{ \begin{gathered}
C{O_2}:x + mz \hfill \\
{H_2}O:0,5x + y + 0,5nz \hfill \\
{N_2}:0,5x \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\left\{ \begin{gathered}
43x + 18y + 12mz + nz = 4,63( = {m_X}) \hfill \\
83x + 16x + 12mz + nz = 8,19( = m{\,_{muoi}}) \hfill \\
44(x + mz) + 18(0,5x + y + 0,5nz) + 28.0,5x = 4,63 + 0,1875.32(BTKL) \hfill \\
197(x + mz) - 44(x + mz) - 18(0,5x + y + 0,5nz) = 21,87 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
x = 0,07 \hfill \\
y = 0,02 \hfill \\
mz = 0,09 \hfill \\
nz = 0,18 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow {n_{BaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = x + mz = 0,16\,mol \Rightarrow m \downarrow = 0,16.197 = 31,52g \hfill \\
\end{gathered} \)
Cho 30,24 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với
+ mX = 24x + 84y + 148z = 30,24 (1)
+ nO(X) = 3y + 6z = 0,54 (2)
+ BTĐT cho dd Y: 2nMg2+ + nNH4+ + nNa+ = 2nSO42- => 2x + 2y + 2z + t + 1,64 = 2.1,64 (3)
+ m muối = mMg2+ + mNH4+ + mNa+ + mSO42- => 24(x+y+z) + 18t + 23.1,64 + 96.1,64 = 215,08 (4)
Giải hệ (1) (2) (3) (4) được x = 0,68; y = 0,06; z = 0,06; t = 0,04
BTNT "C": nCO2 = nMgCO3 = y = 0,06 mol => nN2O = nCO2 = 0,06 mol (theo đề bài)
BTNT "N": 2nMg(NO3)2 + nHNO3 = nNH4+ + 2nN2O + 2nN2
=> 2.0,06 + 0,12 = 0,04 + 2.0,06 + 2nN2 => nN2 = 0,04 mol
BTNT "O": nO(X) + 3nHNO3 + 4nNaHSO4 = 4nSO42- + nN2O + 2nCO2 + nH2O
=> 0,54 + 3.0,12 + 4.1,64 = 4.1,64 + 0,06 + 2.0,06 + nH2O => nH2O = 0,72 mol
BTNT "H": nHNO3 + nNaHSO4 = 4nNH4+ + 2nH2 + 2nH2O
=> 0,12 + 1,64 = 4.0,04 + 2nH2 + 2.0,72 => nH2 = 0,08 mol
=> nZ = 0,06 + 0,04 + 0,06 + 0,08 = 0,24 mol
BTKL: mZ = 0,06.44 + 0,04.28 + 0,06.44 + 0,08.2 = 6,56 gam
=> MZ = 6,56 : 0,24 = 82/3 => dZ/He = 82/3 : 4 = 6,833 gần nhất với 7,0
Đáp án cần chọn là: C
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α-aminoaxit Z (mạch hở và không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của X phù hợp là
X + NaOH → Y + C2H5OH + CH3OH và muối natri của α-amino axit Z không phân nhánh nên X có thể là
CH3OOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOC2H5
C2H5OOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOCH3
→ có 2 CTCT thỏa mãn
Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,3 mol este Y (C4H6O4) hai chức tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của aminoaxit). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sua đây?
Y là (COOCH3)2 (0,3 mol)
—> Hai ancol là CH3OH, C2H5OH.
Do các muối khan cùng C nên X là:
CH3-COONH3-CH2-COO-C2H5 (0,2 mol)
—> Các muối gồm (COONa)2 (0,3), CH3COONa (0,2), GlyNa (0,2)
—> m muối = 76 gam
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X + NaOH →Y + Z.
Y (rắn) + NaOH (rắn)→ CH4 + Na2CO3.
Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
Biết X là chất hữu cơ đơn chức. Tên gọi của X là
X là Vinyll axetat
Các hiđroxit: NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:
X tan trong nước, không phản ứng được với NaOH và Na2SO4 nên X là NaOH → loại A và B
Z phản ứng được với NaOH nên Z là Al(OH)3 → D đúng
Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được 0,75m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Giá trị của m và V lần lượt là
H+: 0,08
NO3-: 0,08
Cu2+: 0,04
3Fe + 8H+ + 2NO3-→3Fe2+ + 2NO+4H2O
0,03 0,08 0,02
Fe + Cu2+→ Fe2++Cu
0,04 0,04 0,04
m chất rắn = m Fe dư + mCu => m - 0,07.56 + 64.0,04 = 0,75m
=> m = 5,44 gam
VNO = 0,02.22,4 = 0,448 lít
Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ x%, thu được sản phầm gồm 1,568 lít (ở đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của x là
Đặt a, b là số mol Fe3O4 và FeS2
Bảo toàn electron → a + 15b = 0,07
R là Fe(OH)3 (3a + b) mol
→ nFe2O3 = (3a + b)/2 = 0,061
→ a = 0,04 và b = 0,002
nOH- = 0,4 = 3nFe3+ + nH+ dư
→ nH+ dư = 0,034
Dung dịch Y chứa Fe3+ (0,122), SO42- (0,004), H+ dư (0,034)
→ nNO3- = 0,392
Bảo toàn N → nHNO3 = nNO3- + nNO2 = 0,462
→ C%HNO3 = 46,2%
Đáp án A
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCnHmCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít khí O2 (ở đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đặt CTTQ peptit là: RNnOn+1
RNnOn+1 + nKOH → Muối + H2O
x nx x
BTKL: 4,63 + 56nx = 8,19 + 18x => 56nx – 18x = 3,56 (1)
* Đặt nCO2 = y
mdd giảm =197y−44y−18.nH2O=21,87⇒nH2O=153y−21,8718=8,5y−1,215
* Phản ứng cháy:
nN2 = 0,5.nx
BTKL phản ứng cháy: 4,63 + 0,1875.32 = 44y + (153y-21,87) + 28.0,5nx
=> 14nx + 197y = 32,5 (2)
BTNT O: nx + x + 0,1875.2 = 2y + (8,5y-1,215) => nx + x - 10,5y = -1,59 (3)
Giải (1), (2), (3) => nx = 0,07; x = 0,02; y = 0,16
nBaCO3=nCO2=0,16 mol⇒mBaCO3 = 0,16.197 = 31,52 gam
Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe3O4 tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch Y và một phần chất rắn không tan. Thêm dung dịch AgNO3 đến dư vào bình phản ứng thu được kết tủa Z. Biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa của Z là
nHCl đã dùng = 0,05 mol
Đặt nHCl pư = x mol
Lượng HCl dư 25% so với lượng cần phản ứng nên ta có: nHCl đã dùng = nHCl pư + nHCl dư
hay 0,05 = x + 25%.x = 0,05 => x = 0,04 mol
HCl chỉ phản ứng với Fe3O4 theo PTHH: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
→ nFe3O4 = nHCl pư/8 = 0,005 mol
→ mCu = mX - mFe3O4 = 4,68 - 0,005.232 = 3,52 gam → nCu = 0,055 mol
Do Cu dư nên sau phản ứng tạo muối Fe2+.
Dung dịch Y gồm:
\(\left\{ \matrix{
F{e^{2 + }}:0,015(BTNT:Fe) \hfill \cr
C{u^{2 + }} \hfill \cr
{H^ + }:0,01 \hfill \cr
C{l^ - }:0,05 \hfill \cr} \right.\)
BTĐT → nCu2+(dd Y) = (nCl- - 2nFe2+ - nH+)/2 = (0,05 - 0,015.2 - 0,01)/2 = 0,005 mol
→ nCu dư = nCu bđ - nCu2+(dd Y) = 0,055 - 0,005 = 0,05 mol
Khi cho AgNO3 dư vào bình phản ứng (chú ý bình có cả Cu):
nNO = nH+/4 = 0,0025 mol
BTe: nFe2+ + 2nCu = nAg + 3nNO → 0,015 + 2.0,05 = nAg + 3.0,0025 → nAg = 0,1075 mol
Như vậy kết tủa gồm: Ag (0,1075 mol) và AgCl (0,05 mol)
→ m kết tủa = 0,1075.108 + 0,05.143,5 = 18,785 gam
Đáp án A
Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ có 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có ba loại nhóm chức.
(b) Chất X là quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
(c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 4 mol.
(d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) thu được 1 mol khí.
(e) 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl.
(g) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam.
Số phát biểu đúng là
%mO > 29% → 12n + 10 + 16.5 < 275,86 → n < 15,5
Do 1 mol X phản ứng với NaOH thu được 2 mol Y → Y có chứa 1 vòng benzen → X có chứa 2 vòng benzen
Mặt khác số C của X nhỏ hơn 15,5 nên suy ra CTCT của X và Y là:
X: HO-C6H4-COO-C6H4-COOH
Y: NaO-C6H4-COONa
Xét các phát biểu:
(a) đúng vì X có các nhóm chức của phenol, este, axit
(b) đúng vì X có chứa nhóm chức COOH nên làm quỳ tím ẩm chuyển đỏ
(c) đúng vì 1 mol X phản ứng được với tối đa 4 mol NaOH
HO-C6H4-COO-C6H4-COOH (X) + 4NaOH → 2NaO-C6H4-COONa + 3H2O
(d) đúng vì: HO-C6H4-COO-C6H4-COOH (X) + NaHCO3 → HO-C6H4-COO-C6H4-COONa + H2O + CO2
(e) đúng, vì: NaO-C6H4-COONa (Y) + 2HCl → HO-C6H4-COOH + 2NaCl
(g) đúng, mY = 2.182 = 364 gam
Vậy có 6 phát biểu đúng
Axit hữu cơ đơn chức X, mạch hở phân tử có một liên kết đôi C = C và có số đồng phân hình học. Hai ancol Y, Z là đồng đẳng kế tiếp (MY< MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (ở đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là
nCO2 = 0,46 mol
nH2O = 0,6 mol
nO2 = 0,6 mol
Bảo toàn khối lượng → mE = 11,84 gam
Dễ thấy nH2O > nCO2 nên Y, Z no
Bảo toàn O → nO(E) = 0,32
→ Số O = 0,32 : 0,26 → Y, Z đơn chức
X: CnH2n-2O2 (a mol)
Y, Z: CmH2m+2O (b mol)
nE = a + b = 0,26
nO = 2a + b = 0,32
→ a = 0,06 và b = 0,2
nCO2 = 0,06n + 0,2m = 0,46
→ 3n + 10m = 23
Do n >=3 và m > 1 nên có 2 nghiệm:
TH1: n = 3 và m = 1,4 → CH3OH (0,12) và C2H5OH (0,08) → %C2H5OH = 31,08%
TH2: n = 4 và m = 1,1 → CH3OH (0,18) và C2H5OH (0,02) → %C2H5OH = 7,77%