Lấy m gam hỗn hợp rắn gồm Mg, Zn, FeCO3, FeS2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16,71% khối lượng hỗn hợp) nung trong bình chứa 0,16 mol O2, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X không chứa nguyên tố lưu huỳnh và hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 là 27). Cho X vào dung dịch chứa 0,72 mol HCl và 0,03 mol NaNO3, sau phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch thu được chỉ chứa muối clorua và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp hai khí thoát ra có khối lượng là 0,66 gam (trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23
B. 22
C. 24
D. 25
Lời giải của giáo viên
nkhí = 0,05 mol ⇒ Mkhí = 13,2 g/mol
⇒ 2 khí là H2 (0,03 mol) và NO (0,02 mol).
Bảo toàn Nitơ: nNH4+ = 0,01 mol
nH+ = 4nNO + 2nH2 + 10nNH4+ + 2nO ⇒ nO = 0,24 mol.
MY = 54 g/mol ⇒ đặt nCO2 = nSO2 = a mol ⇒ nFeCO3 = a mol; nFeS2 = 0,5a mol.
Bảo toàn Oxi: 3a + 0,16 × 2 = 0,24 + 4a ⇒ a = 0,08 mol ⇒ m = 22,98 gam.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(b) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.
(c) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
(d) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(e) Trong nọc kiến có axit fomic, để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(g) Xenlulozơ trinitrat được ứng dụng sản xuất tơ sợi.
Số phát biểu đúng là
Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 (như hình vẽ). Thấy kim loại M tiếp tục cháy trong bình khí đựng CO2.
Kim loại M là
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức của etyl fomat là
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ba2+ + SO42- → BaSO4?
Với cấu tạo tinh thể kim loại, kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
Cho X là axit cacboxylic đa chức (có MX < 200); Y, Z, T là ba ancol đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon và trong phân tử mỗi chất có không quá một liên kết π; E là este đa chức tạo bởi X, Y, Z, T. Lấy m gam hỗn hợp Q gồm X, Y, Z, T, E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 18% thu được hỗn hợp G gồm các ancol có cùng số mol và dung dịch chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 26,86%. Cô cạn dung dịch này, rồi đem toàn bộ muối khan đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư, sau phản ứng thu được H2O, 0,09 mol Na2CO3 và 0,15 mol CO2. Cho G vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 38,5 gam và có 0,33 mol khí thoát ra. Phát biểu không đúng về các chất trong hỗn hợp Q là
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba và BaO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 10,435% về khối lượng hỗn hợp) vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y có pH = 13 và 0,224 lít khí (đktc). Sục từ từ đến hết 1,008 lít (đktc) khí CO2 vào Y thu được khối lượng kết tủa là
Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch chất X, thu được kết tủa màu lục thẫm. Chất X là
X là một loại tơ. Một mắt xích cơ bản của X có khối lượng là 226u (hay đvC). X có thể là
Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng dây sắt nguyên chất vào dung dịch AgNO3.
(b) Cắt miếng tôn (sắt tráng kẽm), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng dây sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch AlCl3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là