Thủy phân a gam hỗn hợp A gồm 1 tetrapeptit X và 1 pentapeptit Y (X và Y đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (a + 31,6) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 112,08 gam so với ban đầu và có 9,856 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A là
A. 46,94%.
B. 58,92%.
C. 35,37%.
D. 50,92%.
Lời giải của giáo viên
Hỗn hợp muối dạng CnH2nNO2Na; đốt cho 0,44 mol N2 → số mol muối là 0,88 mol.
Giải đốt: 0,88 mol CnH2nNO2Na + O2 → 0,44 mol Na2CO3 + 112,08 gam (CO2 + H2O) + 0,44 mol N2.
để ý bên đốt có nC = nH2 nên bên sản phẩm cũng phải có nC = nH2 = (112,08 + 0,44 × 44) ÷ (44 + 18) = 2,12 mol.
Giả sử hỗn hợp A gồm x mol X4 có tổng số C là n và y mol Y5 có tổng số C là m.
Giải Thủy phân a gam A cần 0,88 mol NaOH thu (a + 31,6) gam muối + (x + y) mol H2O
→ x + y = 0,2 mol; lại thêm 4x + 5y = ∑nα–amino axit = 0,88 mol → x = 0,12 mol; y = 0,08
Nghiệm nguyên: 0,12n + 0,08m = ∑nC = 2,12 ⇄ 3n + 2m = 53.
điều kiện: n = ∑số C của X4 → 2 × 4 < n < 3 × 4 tức 9 ≤ n ≤ 11
m = ∑số C của Y5 → 2 × 5 < m < 3 × 5 tức 11 ≤ m ≤ 14.
Kết hợp lại thì chỉ có duy nhất nghiệm n = 9 và m = 13 thỏa mãn. Theo đó: hỗn hợp A gồm:
0,12 mol X là Gly-Gly-Gly-Ala và 0,08 mol Y là Gly-Gly-Ala-Ala-Ala.
→ %mY trong A = 0,08 × 345 ÷ 58,8 = 46,94%
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1:1 vào 450 ml dung dịch chứa AgNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn xuất hiện. Giá trị của m là
Dẫn hỗn hợp khí CO2, qua dung dịch KOH dư, thu được dung dịch X, số chất tan có trong dung dịch X là
Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X có thể là:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
a) Cho Al vào dung dịch HCl
b) Cho Cu vào dung dịch AgNO3
c) Cho Ba vào H2O
d) Cho Au vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Trong các thí nghiệm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất khí?
Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48g muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
Cho 22,05g axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là:
Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin: Metyl amin, etyl amin, propyl amin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 31,68 g muối khan. Giá trị của V là:
Lên men 90 kg glucozơ thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của V là
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y vừa phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho 6 hợp chất (nếu là chất hữu cơ thì có cấu tạo mạch hở) ứng với công thức phân tử lần lượt là: CH4O, CH2O, CH2O2, C2H7NO2 (muối của amin), CH5NO3, CH8N2O3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là
Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag kim loại thu được là:
Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là: