Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 - Trường THPT Thanh Miện

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 - Trường THPT Thanh Miện

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 26 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 183382

Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t là:

Xem đáp án

Khi điện phân AgNO3 :

Catot : Ag+ + 1e → Ag

Anot : 2H2O → 4H+ + 4e + O2

- Mg + X thu được hỗn hợp kim loại → Ag+ dư

- Hỗn hợp kim loại + HCl → nMg = nH2 = 0,005 mol → nAg  = 0,002 mol

Hỗn hợp khí là sản phẩm khử của Mg với H+ và NO3- (Mg dư)

nNO + nN2O = 0,005 mol

mNO + mN2O = 2.19,2.0,005 = 0,192g

=> nNO = 0,002 ; nN2O = 0,003 mol

Gọi nNH4NO3 = x mol

Bảo toàn e : nMg(NO3)2 = nMg + HNO3 + nMg + Ag+ = ½ (3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3) + ½ nAg

= ½ (3.0,002 + 8.0,003 + 8x) + ½ .0,002 = 0,016 + 4x

→ mmuối = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 148(0,016 + 4x) + 80x = 3,04g

→  x = 0,001 mol

→ nH+(X) = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 0,048 mol = ne

Định luật Faraday : ne.F = It → t = 2316 (s)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 183383

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y vừa phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

nNO = 0,04 mol

Gọi số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 lần lượt là a, b, c

Vì sau phản ứng chỉ chứa muối trung hòa nên H+ (HSO4-) hết theo các quá trình sau :

2H+ + O → H2O

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

→ 8b + 0,16 = nH+ = 0,32 mol => b = 0,02 mol

Trong Y : Bảo toàn nguyên tố : nNO3 = 2c – nNO3 pứ = 2c – 0,04

nK+ = nSO4 = 0,32 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol Fe2+ ; Fe3+ trong Y

Bảo toàn điện tích : 2nFe2+  + 3nFe3+ + nK+ = nNO3 + 2nSO4

→ 2x + 3y + 0,32 = 2c – 0,04 + 0,32.2

→ 2x + 3y = 2c + 0,28 (*)

Có : nNaOH = 2nFe2+ + 3nFe3+ => 0,44 = 2x + 3y(**)

Từ (*) và (**) → c = 0,08 mol

mY = mNO3 + mK + mFe2+ + mFe3+ + mSO4

→ 59,04 = 62(0,02 – c) + 0,32.39 + 0,32.96 + 56x + 56y

→ x + y = 0,15 mol(***)

Bảo toàn Fe : a + 3b  +c = 0,15

→ a = 0,01

→ mX = mFe + mFe3O4 + mFe(NO3)2 = 19,6g

→ %mFe(NO3)2 = 73,46%

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 183384

Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

Xem đáp án

Đáp án A

m(g) E + 0,36 mol O2 → 0,32 mol CO2 + 0,16 mol H2O

⇒ nC = 0,32 mol; nH = 0,32 mol; nO = 0,08 mol; m = 5,44(g). 

C : H : O = 0,32 : 0,32 : 0,08 = 4 : 4 : 1 ⇒ (C4H4O)n .

Do este đơn chức ⇒ chứa 2[O] ⇒ n = 2 ⇒ C8H8O2 .

⇒ nÊ = 0,04 mol; nNaOH = 0,07 mol ⇒ nNaOH : nE = 1,75.

⇒ E chứa este của phenol.

Đặt n este của ancol = x; n este cuar phenol = y.

nE = x + y = 0,04 mol; nNaOH = x + 2y = 0,07 mol.

⇒ giải hệ có: x = 0,01 mol; y = 0,03 mol ⇒ nH2O = y = 0,03 mol.

BTKL: mancol = 5,44 + 0,07 × 40 - 6,62 - 0,03 × 18 = 1,08(g).

⇒ M ancol = 1,08 ÷ 0,01 = 108 (C6H5CH2OH).

Lại có T chứa 3 muối. 

E gồm HCOOCH2C6H5 và CH3COOC6H5 .

⇒ m = 6,62 - 0,03 × 116 = 3,14(g) ⇒ chọn A. 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 183385

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 183388

Thủy phân a gam hỗn hợp A gồm 1 tetrapeptit X và 1 pentapeptit Y (XY đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (a + 31,6) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 112,08 gam so với ban đầu và có 9,856 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A là

Xem đáp án

Hỗn hợp muối dạng CnH2nNO2Na; đốt cho 0,44 mol N2 → số mol muối là 0,88 mol.

Giải đốt: 0,88 mol CnH2nNO2Na + O2 → 0,44 mol Na2CO3 + 112,08 gam (CO2 + H2O) + 0,44 mol N2.

để ý bên đốt có nC = nH2 nên bên sản phẩm cũng phải có nC = nH2 = (112,08 + 0,44 × 44) ÷ (44 + 18) = 2,12 mol.

Giả sử hỗn hợp A gồm x mol X4 có tổng số C là n và y mol Y5 có tổng số C là m.

Giải Thủy phân a gam A cần 0,88 mol NaOH thu (a + 31,6) gam muối + (x + y) mol H2O

x + y = 0,2 mol; lại thêm 4x + 5y = ∑nα–amino axit = 0,88 mol → x = 0,12 mol; y = 0,08

Nghiệm nguyên: 0,12n + 0,08m = ∑nC = 2,12 ⇄ 3n + 2m = 53.

điều kiện: n = ∑số C của X4 → 2 × 4 < n < 3 × 4 tức 9 ≤ n ≤ 11

m = ∑số C của Y5 → 2 × 5 < m < 3 × 5 tức 11 ≤ m ≤ 14.

Kết hợp lại thì chỉ có duy nhất nghiệm n = 9 và m = 13 thỏa mãn. Theo đó: hỗn hợp A gồm:

0,12 mol X là Gly-Gly-Gly-Ala và 0,08 mol Y là Gly-Gly-Ala-Ala-Ala.

→ %mY trong A = 0,08 × 345 ÷ 58,8 = 46,94%

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 183389

Hỗn hợp X khối lượng 36,6 gam gồm CuO, FeO và kim loại M (trong đó số mol của M bằng tổng số mol của hai oxit). Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,44 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 162,12 gam muối và 6,272 lít (đktc) khí NO duy nhất. % khối lượng của M trong X gần với giá trị nào sau đây nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số mol của CuO : x mol , FeO : y mol, M : (x + y) mol

Bảo toàn khối lượng → mH2O = 36,6 + 2,44. 63 - 162,12 -0,28. 30 = 19,8 gam

→ nH2O = 1,1 mol

Bảo toàn nguyên tố H → nNH4+ = (2,44- 1,1.2) : 4 = 0,06 mol

bảo toàn nguyên tố N → nNO3- ( muối) = 2,44 - 0,06 - 0,28 = 2,1 mol

Có nH+ = 4nNO + 10nNH+ + 2nO → nO= 0,36 mol → nM =0,36 mol = x + y

Bảo toàn e → y + 0,36a = 0,28. 3 +0,06. 8 = 1,32

Với a = 1 → y = 0,96 > 0,36 loại

Với a = 2 → y = 0,6 > 0,36 loại

Với a = 3 → y = 0,24 ( thoả mãn)

Có 80x + 72 y + 0,36.M = 36,6 → M = (36,6 - 80x - 72y) : 036 

M < [36,6 - 72(x + ) : 0,3 → M < 29 mà M là kim loại → M = 27 ( Al)

% M = [(27.0,36) : 36,6] .100% = 26,55%.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 183390

Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là:

Xem đáp án

Đáp án B

Số mol của Gly 0,02 mol và C4H12O4N2:0,01 mol

Công thức thoả mãn của C4H12O4N2 là CH3NH3OOC-COONH3CH3

NH2-CH2-COOH + NaOH → NH2-CH2-COONa + H2O

CH3NH3OOC-COONH3CH3 + NaOH → NaOOC-COONa + 2CH3NH2 + 2H2O

Muối thu được chứa NH2-CH2-COONa : 0,02 mol và NaOOC-COONa : 0,01 mol

→ m = 3,28 gam

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 183391

Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

Khi thủy phân saccarozo với H = 60% thì: nC6H12O6 = 2nC12H22O11.H% =  0,18 mol

Khi tác dụng với AgNO3 thì:

m = 108.nAg + 133,5.nAgCl = 108.2.nC6H12O6 + 143,5. nHCl = 53,23g

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 183392

Cho m gam hỗn X gồm Fe và Al tan hoàn toàn trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M ( dư), thu được dung dịch Y và thoát ra 10,752 lít H2 ( đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,112 lít SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Thêm 0,1 mol NaNO3 vào dung dịch Y, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và thoát ra V lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng muối có trong Z là

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi số mol của Fe và Al lần lượt là x, y ta có

Ta có hệ 2x + 3y = 0,48.2 và 3x + 3y = 0,63.2 → x = 0,3 và y = 0,12

Dung dịch Y chứa FeCl2 : 0,3 mol, AlCl3 : 0,12 mol và HCl dư: 0,24 mol ( bảo toàn nguyên tố Cl). Khi thêm 0,1 mol NaNO3 vào Y

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

Thấy 0,24/4 < 0,1/1  → H+ hết → NO : 0,06 mol và H2O 0,12 mol

Bảo toàn khối lượng

→ m = 0,3. 127 +0,12.133,5 +0,24. 36,5 + 0,1. 85 - 0,06. 30 - 0,12. 18 = 67,42 gam

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 183394

Cho 102,96 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,2 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

Xem đáp án

Đáp án D

Dung dịch chỉ có 2 muối nên trong dung dịch chỉ có hai muối CuSO4 và FeSO4

Gọi số mol Fe3O4, Fe(NO3)3 và Cu lần lượt là x, y và z mol.

→ 232x + 242y + 64z = 102,96 (*)

3e + 4H+ + NO3- → NO + 2H2O

∑nH+ = 8x + 4 x 3y = 1,2 x 2 (**)

Bảo toàn điện tích: 2 x (nFe2+ + nCu2+) = 2 x nSO42-

→ 3x + y + z = 1,2 (***)

Từ (*), (**), (***) → x = 0,12 mol; y = 0,12 mol; z = 0,72 mol

→ m = 188,16 gam

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 183395

Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X có thể là:

Xem đáp án

0,02 mol X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl → X có 1 nhóm -NH2

0,02 mol X phản ứng vừa đủ với 0,04 mol NaOH → X có 2 nhóm –COOH

Vậy X có dạng H2N-R-(COOH)2 → muối ClH3N-R-(COOH)2

Mmuối = 52,5 + R + 90 = 3,67 : 0,02 → R = 41 → R là C3H5

→ X là H2NC3H5(COOH)2

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 183396

Cho 1,368 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa hết với dung dịch HCl các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp 2 muối trong đó khối lượng của FeCl2 là 1,143 gam. Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta quy đổi hh về FeO và Fe2O3:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

0,009                  0,009

Fe2O3 = 1,38 - 72.0,009 = 0,72 gam

nFe2O3 = 0,72 : 160 = 0,0045 mol

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

0,0045                   0,009

2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 183398

Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1:1 vào 450 ml dung dịch chứa AgNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn xuất hiện. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có nMg = nAl = 0,1 mol. Dung dịch hỗn hợp có 0,45 mol Ag+

Khi phản ứng có các quá trình xảy ra :

Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag 

Al + 3Ag+  → 3Ag + Al3+

Vậy chất rắn sau phản ứng gồm 0,45 mol Ag và 0,1 – 0,25.3 = 0,05.3 mol Al dư

 m = 108.0,45 + 27.0,05/3 = 49,05 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 183399

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án A

Số mol NaOH phản ứng với ddX bằng số mol NaOH phản ứng với HCl và axit glutamic ban đầu.

→ nNaOH = 2 x naxit glutamic + nHCl = 2 x 0,15 + 2 x 0, 175 = 0,65 mol

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 183400

Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

Công thức thoả mãn X là (HCO3-)NH3-CH2-CH2-NH3NO3

(HCO3-)+NH3-CH2-CH2-NH3+(NO3-) + 3NaOH → Na2CO3 + NH2-CH2-CH2-NH2 + NaNO3 + H2O
Thấy 3nX < nNaOH → chứng tỏ NaOH dư

Muối thu được chứa Na2CO3 :0,1 mol, NaNO3 : 0,1 mol → m = 19,1 gam

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 183401

Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất khí?

Xem đáp án

Đáp án C

Ba + H2O → Ba(OH)2 + 0,5H2

NH4Cl + NaOH → NH3 + NaCl+ H2O

Cu + HCl : không phản ứng

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 183402

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.

c) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH dư.

d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2SO4.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là

Xem đáp án

Đáp án D

a. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

b. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

c. FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

d. Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KOH

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là : a, c, d

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 183404

Thực hiện các thí nghiệm sau: 

(1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2.

(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

(4) Cho khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng.

(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.

Các thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án B 

1. Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

2. Na + H2O → NaOH +0,5H2. NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

3. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)

4. H2 + CuO → Cu+ H2O

5. Co + Al2O3 : không phản ứng

Các thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là (1), (3), (4).. 

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 183405

Cho 22,05g axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là:

Xem đáp án

Đáp án D

Khối lượng muối thu được chứa NaCl: 0,35 mol ( bảo toàn Cl) và H2NC3H5(COONa)2 : 0,15mol ( bảo toàn nhóm COOH)

→ m = 00,35. 58,5 +0,15. ( 147 + 22.2) =49,125gam. Đáp án B.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 183406

Cho m gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau:

Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Dung dịch Z chứa AlCl3 : x mol và HCl dư : ( y- 3x) mol

Dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol nên x = y - 3x

Khi thêm NaOH vào dung dịch Z thì NaOH tham gia phản ứng với HCl trước, sau đó NaOH tham gia phản ứng với AlCl3

Thấy tại thời điểm 5,16 mol NaOH xảy ra quá trình hòa tan kết tủa

→ nOH- = nHCl + 3nAl(OH)3 + 4(nAl3+- nAl(OH)3)

→ 5,16 = y- 3x + 3. 0,175y + 4. ( x - 0,175y)

Giải hệ → x = 1,2 và y = 4,8

→ mAl = 1,2. 27 = 32,4 gam

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 183407

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48g muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án C

Cần để ý rằng:

tetrapeptit + 4.NaOH → muối + 1.H2O và tripeptit + 3.NaOH → muối + 1.H2O.

chú ý tỉ lệ, theo đó, số mol NaOH cần vừa đủ = 4a + 3 × 2a = 10a = 0,6 mol → a = 0,06 mol.

Cũng từ phương trình → ∑ n H2O = a + 2a = 0,18 mol.

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có: m + 0,6 × 40 = 72,48 + 0,18 × 18 → m = 51,72 gam.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 183408

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

Xem đáp án

Đáp án D

X phản ứng được với 2 mol NaOH → amino axit có 2 nhóm COOH

X phản ứng với 2 mol HCl → amino axit có 1 nhóm NH2

 Bảo toàn N:  nN2 = 1/2nN(X)= 1 mol

CnH2n+3N → nCO2 + (n + 1,5)H2O 

CmH2m-1O4N  → mCO2 + (m - 0,5)H2O

Kết hợp cả hai phản ứng

Tổng nH2O - toonge nCO2 = 1,5namin - 0,5naminoaxit = 1,5 - 0,5 - 1 

nH2O = 7 mol 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 183409

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic 2 chức, no, mạch hở ; hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84g X thu được 7,26g CO2 và 2,70g H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84g X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thì thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

Quy đổi hỗn hợp ancol - axit - este

Giải đốt cháy tìm số C, H2, O. Thủy phân từ nNaOH phản ứng = 0,07 mol → naxit = 0,035 mol.

ancol có số mol là 0,04 mol và mancol = `1,56 gam. bảo toàn O tìm ra nH2O = 0,02 mol.

→ maxit = 4,84 + 0,02 × 18 – 1,56 = 3,64 gam

→ mmuối axit cacboxylic = 3,64 + 0,035 × 2 × 22 = 5,18 gam.

Tuy nhiên, tránh quên yêu cầu và 0,01 mol muối NaCl nữa.

theo đó yêu cầu m = 5,18 + 0,01 × 58,5 = 5,765 gam

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 183410

Cho 6 hợp chất (nếu là chất hữu cơ thì có cấu tạo mạch hở) ứng với công thức phân tử lần lượt là: CH4O, CH2O, CH2O2, C2H7NO2 (muối của amin), CH5NO3, CH8N2O3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là

Xem đáp án

Đáp án A

CTCT của các chất lần lượt là (dấu hiệu nhận ra : các chất có số nguyên tử oxi là bội số của 3, đều chứa góc CO3)

CH4O

CH2O

CH2O2           

C2H7NO2

CH5NO3

CH8N2O3

CH3OH

HCHO

HCOOH

HCOONH3CH3

NH4HCO3

(NH4)2CO3

Có 4 chất tác dụng được với dung dịch NaOH: HCOOH; HCOONH3CH3; NH4HCO3; (NH4)2CO3

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 183411

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

Xem đáp án

Đáp án A

nCO2 = 0,015 mol, nOH = nNaOH + nKOH = 0,04 mol > 2nCO2 → nOH- dư

nCO32- = nCO2 = 0,015 mol và nOH- du = nOH ban đầu - 2nCO2 = 0,01 mol 

 m chất rắn = nNa+ + nK+ + mOH- = 2,31 gam 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 183412

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Độ dẫn điện giảm dần theo dãy: Ag > Cu > Au > Al > Fe => Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu (Sai)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 183415

Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án A

Bảo toàn khối lượng : mCl2 = mmuối - mKL = 28,4g => nCl2 = 0,4 mol => V = 8,96 lit

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 183416

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni, số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

Đáp án C

HD: Các trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là (Ni+CuSO4) và (Ni + AgNO3). Do phản ứng tạo ra kim loại (Cu hoặc Ag) bám trên bề mặt thanh Ni, khi đó xuất hiện đủ các điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa ( có 2 điện cực khác chất nhau; tiếp xúc với nhau; cùng tiếp xúc với dd điện ly)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 183417

Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X ; phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư thu được 0,07g khí. Nồng độ của 2 muối là

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi nồng độ mol mỗi muối là x(M)

Y chứa 3 kim loại → Y gồm Ag; Cu; Fe → dung dịch chỉ có Fe2+; Al3+

→ nH2 = nFe = nFe du = 0,035 mol

Bảo toàn e: 0,03.3 + (0,05 - 0,035).2 = 2.0,1x + 0,1x 

x = 0,4M 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 183418

Hòa tan hết 4,6 gam Natri trong 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được H2 và dung dịch X. Cô cạn X được số gam chất rắn là

Xem đáp án

Đáp án A

nNa = 0,2 mol, nHCl = 0,05 mol

Na + HCl → NaCl + 1/2H2

Na + H2O  → NaOH + 1/2H2 

Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn: 0,05 mol NaCl và 0,15 mol NaOH

m = 8,925 gam 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 183419

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Saccarozo → Glucozo + Fructozo

   0,1mol         0,1mol         0,1mol

Glucozo → 2Ag  ;Fructozo → 2Ag ; Cl- → AgCl

0,1               0,2       0,1            0,2     002      0,02 

m = mAg + mAgCl = 108.(0,2 + 0,2) + 143,5.0,02 = 46,07 gam 

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 183420

Lên men 90 kg glucozơ thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án B

C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH

nC2H5OH = 2nGlucozo.H% = 800 mol 

→ V ancol = m ancol/D = 46000 ml = 46 lít 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »