Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Lời giải của giáo viên
C
(a) Sai, sau bước 1 chưa có phản ứng gì.
(b) Đúng
(c) Sai, thêm NaCl bão hòa để tăng tỉ khối hỗn hợp đồng thời hạn chế xà phòng tan ra.
(d) Đúng, chất lỏng còn lại chứa C3H5(OH)3
(e) Đúng.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói?
Cho 7,08 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 11,46 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
Kim loại có ưu điểm nhẹ, bền đối với không khí và nước nên được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ôtô, xe lửa. Kim loại đó là
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm
Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
Ion X2+ có cấu hình e ở trạng thái cơ bản: 1s22s22p6. Nguyên tố X là
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường là
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X thì màu của dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. Vậy X là
Khí X tan nhiều trong nước tạo dung dịch có tính bazơ. Khí X là
Kim loại nào sau đây phản ứng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một muối?