Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng H2N – CxHy – COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α- aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là:
A. 45,2 gam.
B. 48,97 gam.
C. 38,8 gam.
D. 42,03 gam.
Lời giải của giáo viên
X, Y đều được tạo từ các α-amino axit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên
X3 dạng CxHyN3O4; Y dạng CmHnN4O5; từ giả thiết %mN + O có:
MX = 231 → 12x + y = 125
→ x = 9; y = 17. MY = 246
→ 12m + n = 110
→ m = 8; n = 14.
m = 8 = 2 × 4 → Y chỉ có thể là Gly-Gly-Gly-Gly thôi.
TH của X: 9 = 2 + 3 + 4 = 3 + 3 + 3 = 2 + 2 + 5.
Giả thiết để loại trừ: "Z chứa ba muối của ba α-amino axit khác nhau"
→ là TH 2 + 3 + 4.
→ Đã rõ X là tripeptit Gly-Ala-(axit α-aminobutyric) → yêu cầu: cần tìm m muối Kali của Gly
Xem nào: gọi nX = a mol; nY = b mol thì 231a + 246b = 32,3 gam và 3a + 4b = ∑nKOH = 0,5 mol.
Giải hệ được a = 1/30 mol và b = 0,1 mol
→ ∑nGly = 13/30 mol
→ mmuối kali của Gly = Ans × (75 + 38) ≈ 48,97 gam
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Hỗn hợp X gồm CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, trong X oxi chiếm 47,76% khối lượng. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:
Cao su buna - N (hay cao su nitrile; NBR) là loại cao su tổng hợp, có tính chịu dầu cao, được dùng trong ống dẫn nhiên liệu; sản xuất găng tay chuyên dụng,.... Để xác định tỉ lệ mắc xích butađien (CH = CH - CH = CH) và acrilonitrin (CH = CH - CN) trong cao su nitrile, người ta đốt mẫu cao su này trong lượng không khí vừa đủ (xem không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích); thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, H2O (trong đó CO chiếm 14,222% về thể tích). Tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là:
Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H ở đktc. % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3 + / Fe2 + đứng trước cặp: Ag+ / Ag ):
Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3 ?
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(b) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(c) Cho glucozơ tác dụng với H, Ni, đun nóng.
(d) Đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:
Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ
Thủy phân 119,7 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, thu được sản phẩm chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là: (cho H = 1, C = 12, O = 16)
Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là:
X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol hai chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác, 3,21 gam M phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,2M (đun nóng). Thành phần phần trăm về khối lượng của Z có trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc, thuộc loại:
Từ m kg quặng hematit (chứa 75% Fe2O3 còn lại là tạp chất không chứa sắt) sản xuất được 140 kg gang chứa 96% sắt. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất là 80 %. Giá trị của m là (cho Fe = 56, O =16):