Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Văn Bàn, Lào Cai lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Văn Bàn, Lào Cai lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 22 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 191687

Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc, thuộc loại:

Xem đáp án

Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc, thuộc loại tơ poliamit.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 191688

Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?

Xem đáp án

Các đồng phân cấu tạo là amino axit ứng với CTPT C4H9NO2:

H2NCH2CH2CH2COOH; CH3CH(NH2)CH2COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH; CH3C(NH2)(CH3)COOH; H2NC(CH3)2COOH 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 191689

Câu nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Ta thấy các đáp án A, B, C đều đúng. Duy chỉ có D sai vì hợp chất không được cấu tạo nên từ hai α-aminoaxit nên không thể là đipeptit được.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 191690

Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng;

Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.

Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:

Xem đáp án

Ăn mòn điện hóa không thể xảy ra ở thí nghiệm (1) và (3) vì ở TN1 và TN3 chưa đủ 2 điện cực khác nhau về bản chất (TN1 chỉ có Fe, TN3 chỉ có Cu).

Chú ý : Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là

Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,...

Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nhau qua dây dẫn.

Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện lí.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 191691

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng):

Xem đáp án

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng) ns2.

Đáp án D

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 191692

Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau:

(1) 1s22s22p63s23p64s1    

(2) 1s22s22p63s23p3         

(3) 1s22s22p63s23p1

(4) 1s22s22p3                     

(5) 1s22s22p63s2               

(6) 1s22s22p63s1

Các cấu hình electron không phải của kim loại là:

Xem đáp án

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đề có ít e ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e) nên ta có thể dễ dàng loại cấu hình e của (2) và (4).

Vậy các cấu hình e không phải là của kim loại là : (2) và (4).            

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 191693

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3 + / Fe2 + đứng trước cặp: Ag+ / Ag ):

Xem đáp án

Dựa vào dãy điện hóa và qui tắc anpha.

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Vậy đáp án đúng là D 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 191694

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3 ?

Xem đáp án

A. Khi mà dư thì ta luôn luôn không thu được kết tủa Al(OH)3

B. Vì lượng HCl dư nên lượng kết tủa tạo thành lúc ban đầu sẽ bị hòa tan hết.

C. Luôn luôn tạo kết tủa Al(OH)3 vì NH3 không có khả năng hòa tan kết tủa.

D. Giống với phản ứng ở B, ta luôn có lượng kết tủa tạo thành lúc ban đầu sẽ bị hòa tan hết.

Vậy kết thúc thí nghiệm C ta thu được kết tủa Al(OH)3

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 191696

Một este X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit thu được axit propionic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

Xem đáp án

Ta tính nhanh được nC4H8O2 = 1. Mà khi thủy phân este C4H8O2 ta thu được axit propionic nên CTCT thu gọn của X là : CH3CH2COOCH3

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 191697

Chất nào sau đây là monosaccarit?

Xem đáp án

Ta dễ dàng nhận thấy glucozơ là monosaccarit còn saccarozơ là đisaccarit; tinh bột, xenlulozơ là polisaccarit.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 191698

Thủy phân 119,7 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, thu được sản phẩm chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là: (cho H = 1, C = 12, O = 16)

Xem đáp án

Khi thủy phân saccarozơ ta thu được glucozơ và fructozơ nên nGlucozo = 0,92.0,35 = 0,322 mol

Vậy khối lượng glucozơ được tạo thành sau phản ứng thủy phân là : m = 57,96gam.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 191699

Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe + O2 → X; X + CO → Y; Y + FeCl2 → Z; Z = T → Fe(NO3)3.

Các chất Y và T có thể lần lượt là:

Xem đáp án

Khi đốt cháy Fe, ta thu được X là một oxit của Fe. Tiếp tục khử X bằng CO, ta thu được Y phải là Fe thì Y mới tác dụng được với dung dịch FeCl3 tạo ra dung dịch Z sẽ là FeCl2 .

Khi đó, để tạo ra Fe(NO3)3 thì T phải là AgNO3.

Vậy Y và T có thể là Fe; AgNO3

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 191700

Các số oxi hoá thường gặp của sắt là:

Xem đáp án

Các số oxi hoá thường gặp của sắt là +2, +3.   

Đáp án C

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 191702

Từ m kg quặng hematit (chứa 75% Fe2O3 còn lại là tạp chất không chứa sắt) sản xuất được 140 kg gang chứa 96% sắt. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất là 80 %. Giá trị của m là (cho Fe = 56, O =16):

Xem đáp án

Tính lượng chất dựa vào hiệu suất phản ứng

nFe(Gang) = 2,4 kmol

Fe2O3 → 2Fe

→ nFe2O3 = ½ .nFe. 100/80 = 1,5 kmol

→ mHematit = 320 kg

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 191703

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Ta có công thức của dung dịch lysin là H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH nên lysin làm quỳ tím hóa xanh chứ không phải là hồng.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 191706

Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là:

Xem đáp án

Phân tích : Xenlulozơ ((C6H10O5)n) có thể viết là [C6H7O2(OH)3]n .

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 191707

Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ  

Xem đáp án

Gốc C2H5- đẩy e mạnh hơn gốc CH3- do đó lức bazơ của C2H5NH> CH3NH2

Do tính bazơ của amin bậc 2 mạnh hơn amin bậc 1 nên

→ thứ tự sắp xếp là: NH3, CH3NH2,C2H5NH2

Đáp án cần chọn là A

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 191708

Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo CH3COONa và C2H5OH:

Xem đáp án

Ta thấy để tác dụng với NaOH mà tạo CH3COONa và C2H5OH thì chất đó là este CH3COOC2H5

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 191709

Chất tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím là:

Xem đáp án

Nếu không nhớ phần kiến thức “Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng” (Phần I.2- SGK cơ bản Hóa 12-tr.51) thì ta có thể loại ngay các đáp án B, C, D vì chúng cùng là đipepptit có bản chất giống nhau

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 191710

Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc α-aminoaxit khác nhau?

Xem đáp án

Gọi các α-aminoaxit đó lần lượt là A, B và C.

Ta thấy cứ mỗi α-aminoaxit (hoặc A, hoặc B, hoặc C) đứng giữa thì khi thay đổi vị trí cácα- aminoaxit còn lại thì ta thu được hai peptit khác nhau. Nên với 3α-aminoaxit thì ta thu được 2.3 = 6 tripeptit chứa 3 gốcα- aminoaxit khác nhau.

Các tripeptit đó là : A-B-C, C-A-B, A-C-B, B-C-A,B-A-C, C-A-B.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 191712

Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H ở đktc. % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

Xem đáp án

nH2 = 3,36/ 22,4 = 0,15 mol

Vì cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư thì Cu không tác dụng nên khí H2 thoát ra là của Al phản ứng:

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Theo PTHH nAl = 2/3 nH2 = 2/3.0,15 = 0,1 mol

→ %m Al = ((0,1 .27)/5).100 = 54%

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 191713

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chất rắn thu được gồm:

Xem đáp án

Những kim loại có hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,... thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyệt, nghĩa là khử ion kim loại trong hợp chất bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động.

Nên khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO ( nung nóng ), sau phản ứng xảy ra hoàn toàn chất rắn thu được gồm : Cu, Al2O3, MgO.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 191714

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:

Xem đáp án

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là Mg2+ ,Fe2+ ,Cu2+.   

Đáp án B

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 191715

Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiên tượng xảy ra là:

Xem đáp án

Nhận thấy ngay, khi cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4 thì Na tác dụng với H2O sinh ra khí H2 . Sau đó, dung dịch NaOH tác dụng với CuSO4 tạo kết tủa màu xanh (Cu(OH)2), kết tủa này không tan.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 191716

Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Gọi CT chung của amino axit là: NH2-R- COOH

→ NH2 – R – COOH + HCl → ClNH3 – R – COOH ( mX)

→ ClNH3R-COOH + 2NaOH → NH2 – R – COONa + NaCL + 2H2O

(mY = mNH2 – R – COONa + mNaCL)

ADBT Khối lượng:

mX = mhh2 amino axit + mHCl 

mY = mX + mNaOH – mH2O

→ m hỗn hợp 2 amino axit = mX – mHCl = mY + mH2O – mNaOH - mHCl

(nNaOH = nH2O = 0,44 mol) = 34,37 + 0,42.18 – 0,42.40 – 0,22.36,5 = 17,1 g 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 191717

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (là đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0.2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:

Xem đáp án

Gọi số mol của CO2 và H2O lần lượt là a, b

Ta có hệ \(\left\{\begin{array}{l} 44a + 18b = 11,43\\2a + b = 0,2775.2\end{array} \right.\) → \(\left\{\begin{array}{l}a= 0,18 \\\end{array} \right.\)

Vì nH2O - nCO2 → amin no đơn chức, hoặc chứa 1 nối đôi, đơn chức

Để m là lớn nhất thì amin phải là amin chứa 1 nối đôi, đơn chức → namin = (nH2O - nCO2) : 0,5 = 0,03 mol → nN2 = 0,015 mol

Bảo toàn khối lượng → m = 11,43 + 0,015.28 - 0,2775. 32 = 2,97 gam. 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 191718

Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

Xem đáp án

Khi thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X thì H+ phản ứng với OH- trước, sau đó OH- mới tham gia phản ứng với Al3+

Nhận thấy tại thời điểm 0,35 mol NaOH chưa xảy ra sự hoà tan kết tủa → dung dịch thu được chứa Na+ :0,35 mol, Cl- : 0,1 mol, SO42- : z mol và Al3+ : y- 0,05 mol

Tại thời điểm 0,55 mol NaOH xảy ra sự hoà tan kết tủa → dung dịch thu được chứa Na+ :0,55 mol, Cl- : 0,1 mol, SO42- : z mol, AlO2- : y - 0,05 mol

Ta có hệ \(\left\{\begin{array}{l} x + 3y = 2z +0,1\\ 0,35 + 3. ( y - 0,05) = 0,1 +2z\\ 0,55 = 0,1 + 2z + y - 0,05\end{array} \right.\)

→ \(\left\{\begin{array}{l} x = 0,2\\ y = 0,1\\ z=0,2\end{array} \right.\)

Khi thêm \(\left\{\begin{array}{l} Ba^{2+}:0,27 mol\\OH^-:0,54 mol\end{array} \right.\) + X \(\left\{\begin{array}{l} H^+ :0,2 mol\\ Al^{3+}:0,1 mol\\ SO_4^{2-}: 0,2 mol\\Cl^-: 0,1 mol\end{array} \right.\)

→ ↓ \(\left\{\begin{array}{l} BaSO_4:0,2\\Al(OH)_3\end{array} \right.\) + dd \(\left\{\begin{array}{l} Ba^{2+}:0,07 mol\\ Cl^-: 0,1 mol\\AlO_2^-: 0,07.2 -0,1= 0,04 mol\end{array} \right.\)

Bảo toàn nguyên tố Al → nAl(OH)3 =0,1 - 0,04 = 0,06mol → m = 0,2. 233 + 0,06. 78= 51,28 gam

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 191720

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic (C17H31COOH). Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2, thu được 75,24 gam CO. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch 1M. Giá trị của V là:

Xem đáp án

nO2 = 2,385 mol; nCO2 = 1,71

Axit oleic và axit linoleic đều có 18C trong phân tử nên ta đặt CTPT của X là C57H2yO6

\(C_{57}H_{2y}O_6 + \dfrac{108 + y}{2}O_2 \to 57CO_2 + yH_2O\)

Ta có: \(\dfrac{108+y}{2} \times 1,71 = 2,385 \times 57\) → y = 51.

→ X là C57H102O6

Ta có độ bất bão hòa: \(k = \dfrac{57 \times 2 + 2 - 102}{2} = 7\)

Mà đây là trieste → Trong mạch có: 7 - 3 = 4π.

nX = 1,71 : 57 = 0,03 mol.

→ nBr2 = 0,03 x 4 = 0,12 mol → V = 0,12 : 1 = 0,12 lít = 120 ml 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 191721

Hỗn hợp X gồm CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, trong X oxi chiếm 47,76% khối lượng. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Bảo toàn điện tích

%mO(X) = 47,76% → nO = 0,8 mol → nSO4 = 0,2 mol

→ mKL = 7,6g

Bảo toàn điện tích : ncation.(điện tích) = 2nSO4 = 0,4 mol

Tổng quát : Mn+ + nOH- -> M(OH)n↓ → nOH = ncation.(điện tích) = 0,4 mol

→ mkết tủa = mBaSO4 + mM(OH)n = mBaSO4 + mKL + mOH = 61g

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 191722

Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N5+ đều là NO. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe : x mol, Cu : y mol và S

\(\left\{\begin{array}{l} Fe\\Cu\\S\end{array} \right.\)\(\xrightarrow[1,6 mol]{+ HNO_3}\) dd X \(\left\{\begin{array}{l} Fe^{3+}\\Cu^{2+}\\ H^+\\ SO_4^{2-}\\NO_3^-\end{array} \right.\)\(\xrightarrow[]{Cu}\)\(\left\{\begin{array}{l} Fe^{2+}\\Cu^{2+}\\ SO_4^{2-}\\NO_3^-\end{array} \right.\) + NO + H2O

Khi cho BaCl2 dư vào dung dịch X hình thành BaSO4: 0,12 mol → nS= 0, 12 mol

Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X hình thành BaSO4, Fe(OH)3, Cu(OH)2

Ta có hệ \(\left\{\begin{array}{l} 56x + 64y = 4,88\\107x + 98y = 36,92-0,12. 233\end{array} \right.\)

→ \(\left\{\begin{array}{l} x= 0,07\\y =0, 015\end{array} \right.\)

Chú ý đến 2 phương trình ion -electron sau: S + 4H2O → SO42- + 6e + 8H+ và NO3- + 3e + 4H+ → 2NO + H2O

→ ∑nNO = \(\dfrac{8. n_S + n_{HNO_3}}{4}\) = \(\dfrac{8. 0,12 +0,4.4 }{4}\) = 0,64 mol

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình → 0,07.2 + 0,015.2 + 0,12. 6 + 2nCu = 3nNO 

→ nCu = 0,515 mol

→ m = 32, 96 gam. 

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 191723

Cho glixerol phản ứng với một axit cacboxylic đơn chức thu được chất hữu cơ mạch hở X. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O (biết b = c + 3a). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn a mol X cần 0,3 mol H2, thu được chất hữu cơ Y. Cho toàn bộ lượng Y phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 32,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng oxi trong X là:

Xem đáp án

Khi đốt cháy 1 chất X thì :

Công thức: nCO2 – nH2O = (pi – 1).nchất

Có : nCO2 – nH2O = 3nX → có 4 pi trong phân tử X.

TH1 : Nếu X chứa 1 nhóm este → phần gốc hidrocacbon axit có 3 pi

Có : nH2 = 0,3 mol → nX = 0,1 mol

Chất rắn gồm : 0,1 mol RCOONa và 0,3 mol NaOH dư

Có : mrắn = 32,8g → R = 141 (C10H21)

X là : C10H15COOC3H5(OH)2 → %mO(X) = 25,2%

TH2 : Nếu X chứa 2 nhóm este → phần gốc hidrocacbon axit có số pi = 1

Có nH2 = 0,3 mol → nX = 0,15 mol

Chất rắn gồm : 0,3 mol RCOONa và 0,1 mol NaOH

Có : mrắn = 32,8g → R = 29g (C2H5)

→ X là (CH2=CH-COO)2C3H5OH → %mO(X) = 40%

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 191724

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng H2N – CxHy – COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α- aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là:

Xem đáp án

X, Y đều được tạo từ các α-amino axit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên

X3 dạng CxHyN3O4; Y dạng CmHnN4O5; từ giả thiết %mN + O có:

MX = 231 → 12x + y = 125

→ x = 9; y = 17. MY = 246

→ 12m + n = 110

→ m = 8; n = 14.

m = 8 = 2 × 4 → Y chỉ có thể là Gly-Gly-Gly-Gly thôi.

TH của X: 9 = 2 + 3 + 4 = 3 + 3 + 3 = 2 + 2 + 5.

Giả thiết để loại trừ: "Z chứa ba muối của ba α-amino axit khác nhau"

→ là TH 2 + 3 + 4.

→ Đã rõ X là tripeptit Gly-Ala-(axit α-aminobutyric) → yêu cầu: cần tìm m muối Kali của Gly

Xem nào: gọi nX = a mol; nY = b mol thì 231a + 246b = 32,3 gam và 3a + 4b = ∑nKOH = 0,5 mol.

Giải hệ được a = 1/30 mol và b = 0,1 mol

→ ∑nGly = 13/30 mol

→ mmuối kali của Gly = Ans × (75 + 38) ≈ 48,97 gam

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 191726

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol hai chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 2,576 lít CO(đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác, 3,21 gam M phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,2M (đun nóng). Thành phần phần trăm về khối lượng của Z có trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đốt M cho nCO2 = nH2O.

Lại có đốt X và Y cho nCO2 = nH2O.

Mặt khác: T chứa ít nhất 2πC=O ⇒ k ≥ 2 ⇒ đốt cho nCO2 > nH2O

⇒ đốt Z cho nCO2 < nH2O ⇒ Z là ancol no, 2 chức, mạch hở.

Quy M về HCOOH, C2H4(OH)2, (HCOO)2C2H4 và CH2.

Đặt số mol các chất trên lần lượt là x, y, z và t.

mM = 3,21(g) = 46x + 62y + 118z + 14t; nKOH = 0,04 mol = x + 2z.

nCO2 = 0,115 mol = x + 2y + 4z + t; nH2O = 0,115 mol = x + 3y 3z +z.

Giải hệ có: x = 0,02 mol; y = 0,01 mol; z = 0,01 mol; t = 0,035 mol.

Dễ thấy để có 2 axit đồng đẳng kế tiếp thì ta ghép 1CH2 vào ancol.

⇒ M gồm HCOOH: 0,015 mol; CH3COOH: 0,005 mol; C3H6(OH)2: 0,01 mol; (HCOO)(CH3COO)C3H6: 0,01 mol.

%mZ = 0,01 × 76 ÷ 3,21 × 100% = 23,68% 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »