Từ chất X (C3H8O4) mạch hở, không phản ứng tráng bạc và có các phản ứng sau:
X + 2NaOH → Y + Z + H2O
Z + HCl → T + NaCl
T → Q + H2O
Biết Q làm mất màu dung dịch brom. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Chất Y là natri axetat
B. T là hợp chất hữu cơ đơn
C. X là hợp chất hữu cơ đa chức
D. Q là axit metacrylic
Lời giải của giáo viên
X không tráng bạc nên không có HCOO
Vì X tác dụng với NaOH tạo H2O nên X có nhóm COOH
Do đó X là CH3COO-CH2-CH2-COOH
Khi đó ta có các phương trình phản ứng sau:
CH3COO-CH2-CH2-COOH (X) + 2NaOH → CH3COONa (Y) + HO-CH2-CH2-COONa (Z) + H2O;
HO-CH2-CH2-COONa (Z) + HCl → HO-CH2-CH2-COOH (T) + NaCl;
HO-CH2-CH2-COOH (T) → CH2-CH-COOH (Q) + H20
Vậy: Y là CH3COONa, Z là HO-CH2-CH2-COONa, T là HO-CH2-CH2-COOH; Q là CH2=CH-COOH Phát biểu A đúng vì Y là CH3COONa (natri axetat)
Phát biểu B sai vì T là HO-CH2-CH2-COONa, đây là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Phát biểu C sai vì X là CH3COO-CH2-CH2-COOH là hợp chất hữu cơ tạp chức
Phát biểu D sai vì Q là axit acrylic
Đáp án A
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện ?
Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, bó bột. Công thức của thạch cao nung là:
Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là:
Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch kiềm dư?
Cho các polime sau: polietilen, tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat, polibutađien. Số polime thiên nhiên là:
Quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí?
Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu:
Cho các chất: HCl, NaHCO3, Al, Fe(OH)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat A thu được hai monosaccarit X và Y, Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Hai chất A và Z lần lượt là:
Este nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
Cho các chất: NaHCO3, Mg(OH)2, CH3COOH, HCl. Số chất điện li mạnh là:
CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo kết tủa?
Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm propin và H2 qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y (chỉ gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là: