Kĩ năng đọc - Điền từ

Lý thuyết về kĩ năng đọc và điền từ môn tiếng anh lớp 8 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(412) 1373 31/07/2022

1. Lý thuyết, phương pháp làm bài tập điền từ vào đoạn văn.

Dạng bài này kiểm tra khá nhiều kiến thức về mặt ngữ pháp, từ vựng, đồng thời yêu cầu cao hơn về khả năng đọc hiểu đoạn văn. Các em làm bài theo các bước sau nhé:

Bước 1: Dành từ 30 giây – 1 phút để đọc lướt, không dừng lại khi gặp từ mới hay thông tin chưa hiểu. Lần đọc này nhằm tìm nội dung, ý chính, cách tổ chức thông tin của bài.

Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền. Các em cần đọc cả những câu trước và câu sau chứ không chỉ câu chứa chỗ trống để hiểu được ngữ cảnh nhé, sau đo xác định từ cần điền thuộc loại từ gì, nghĩa là gì, đóng vai trò ngữ pháp gì, ...

Bước 3: Phân tích các đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, chọn đáp án đúng. Bước này các em có thể vận dụng kĩ thuật đoán nghĩa từ hoặc phương pháp loại trừ.

Bước 4: Đọc lại từ đầu đến cuối, tìm sai sót và sửa (nếu có).

2. Hướng dẫn chi tiết cách làm bài

a. Mẹo làm bài điền từ dạng Từ vựng

Thông thường dạng bài điền từ vào chỗ trống bao gồm 1 đoạn văn (khoảng 150 – 200 từ) với các chỗ trống để điền từ. Trong các đề thi trắc nghiệm sẽ đưa ra 4 đáp án để thí sinh lựa chọn. Dạng điền từ cơ bản nhất là các dạng câu hỏi về từ vựng. 1. Xác định từ loại cơ bản. Trong tiếng Anh có 4 loại từ cơ bản là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Và đây cũng chính là các từ loại được hỏi nhiều nhất. Nhận biết các từ loại này không khó, nhưng để chọn đúng từ cần điền vào chỗ trống, cần nắm một số quy tắc cơ bản sau:

+ Danh từ thường đứng đầu câu đóng vai trò là chủ ngữ, hoặc đứng sau động từ làm tân ngữ cho động từ đó.

+ Tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ và thường đứng trước danh từ hoặc sau động từ to be.

+ Động từ thường được bổ nghĩa bởi trạng từ (có thể đứng sau hoặc trước động từ).

Khi làm bài, cần xác định vị trí của từ cần điền so với các từ xung quanh và đoán xem đó là loại từ gì, sau đó mới nhìn xuống phần phương án lựa chọn. Sẽ có những dấu hiệu trong câu cho biết từ còn thiếu là loại từ gì. Trong trường hợp có 2 đáp án cùng 1 loại từ thì cần cân nhắc về nghĩa.

b. Xác định giới từ.

Giới từ là một trong những nỗi lo của hầu hết học sinh bởi sự đa dạng và phức tạp của nó. Điều này một phần cũng bởi vì giới từ tiếng Anh và giới từ tiếng Việt có nhiều trường hợp

khác xa nhau, thậm chí đối nghịch nhau, dẫn đến việc sử dụng sai của nhiều bạn.

c. Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu

Mỗi một loại động từ chỉ đi với một dạng bổ trợ nhất định.

Khi các em biết được cấu trúc của nó rồi thì việc xác định cấu tạo của từ đi sau nó rất dễ dàng. Các động từ như mind, enjoy, avoid, finish, keep...thì động từ đi sau nó luôn là V-ing. Các

động từ như agree, aim, appear, ask, attempt, decide, demand...thì bổ trợ luôn là động từ

nguyên thể có to.

d. Xác định cụm từ cố định, thành ngữ.

Khi học bài trên lớp, học sinh thường không chú ý nhiều đến các cụm từ cố định. Hầu như học sinh mới chỉ dừng lại ở việc hiểu nghĩa của các cụm từ đó nhưng như vậy là chưa đủ. Các bài điền từ thường nhằm vào những cụm từ trên, bỏ trống một thành phần và yêu cầu học sinh chọn từ điền vào. Các phương án đưa ra thường không khác nhau về chức năng/ ngữ nghĩa nhưng chỉ có một phương án kết hợp được với các thành tố xung quanh và là đáp án đúng. Trong quá trình học tập các em cần lưu ý học thuộc những cụm từ xuất hiện cố định như:

To be fond of sth = to be keen on sth: yêu thích cái gì

To be interested in sth: thích thú, quan tâm cái gì

To be good at sth: giỏi về lĩnh vực gì, giỏi làm gì

To be surprised at sth: ngạc nhiên vì điều gì...

To be fed up with sth: chán điều gì

To be bored with sth: chán làm gì

To be tired of sth: mệt mỏi vì điều gì

To be afraid of sth: sợ, e ngại điều gì

(412) 1373 31/07/2022