Ngữ pháp - Câu bị động

Lý thuyết về ngữ pháp - unit 9: câu bị động môn tiếng anh lớp 8 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(435) 1450 24/09/2022

I- PHÂN BIỆT CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG

1. Câu chủ động:

Câu chủ động là câu được sử dụng khi bản thân chủ thể được nhắc đến tự thực hiện hành động

Ví dụ: Mary did her homework yesterday. (Mary làm bài tập về nhà ngày hôm qua.)

Ta thấy chủ thể được nhắc đến trong câu này là “Mary” và bản thân chủ thể này có thể tự thực hiện việc “làm bài tập về nhà”. Vây nên ta sử dụng câu chủ động.

* Dạng thức thông thường của câu chủ động: S + V + O

Trong đó:       S(subject): Chủ ngữ

                        V (verb): động từ

                        O (object): tân ngữ

CHÚ Ý: Động từ trong câu sẽ chia theo thì.

Ví dụ:  My parents are preparing a lot of delicious cakes.

Ta thấy chủ thể “bố mẹ tôi” hoàn toàn có thể tự thực hiện việc “chuẩn bị rất nhiều bánh ngon”. Động từ “prepare” chia theo thì hiện tại tiếp diễn.

2. Câu bị động:

- Câu bị động được sử dụng khi bản thân chủ thể không tự thực hiện được hành động, mà có sự tác động ở bên ngoài vào.

Ví dụ: My money was stolen yesterday. (Tiền của tôi bị trộm mất ngày hôm qua.)

Ta thấy chủ thể là “tiền của tôi” không thể tự “trộm” được mà bị một ai đó “trộm” nên câu này ta cần sử dụng câu bị động.

- Cấu trúc của câu bị động: S + to be + Vp2

Trong đó:       be:  động từ “to be”

                        Vp2: Động từ phân từ hai

CHÚ Ý: Động từ “to be” sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ.

Ví dụ:  The meal has been cooked. (Bữa ăn vừa mới được nấu.)

Ta thấy “bữa ăn” không thể tự thực hiện việc “nấu” nên ta cần sử dụng câu bị động. Động từ “to be” chia thì hiện tại hoàn thành với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít nên có dạng là “has been + cooked (động từ phân từ hai).

 

II- CÂU BỊ ĐỘNG

1. Cấu trúc biến đổi từ câu chủ động sang câu bị động

Chủ động:             S + V + O

Bị động:      S +  be + VpII + (by + O)

CHÚ Ý:  TÂN NGỮ (O) trong câu chủ động làm CHỦ NGỮ trong câu bị động.

- ĐỘNG TỪ (V) trong câu chủ động sẽ chuyển thành “be + VpII”. Trong đó “be” chia theo thì và chia theo chủ ngữ.

- CHỦ NGỮ (S) trong câu chủ động sẽ biến đổi thành tân ngữ và có giới từ “by” đằng trước (by + O).

Ví dụ:

Chủ động: They will sell their house next year.

Bị động: Their house will be sold by them next year.

2. Dạng bị động ở một số thì của tiếng Anh:

(435) 1450 24/09/2022