Đề thi THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Bộ GD&ĐT- Mã đề 206
Đề thi THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Bộ GD&ĐT- Mã đề 206
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
30 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Sắt(III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hiđroxit là
Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước. Công thức của sắt(III) hiđroxit là Fe(OH)3
Chất thải hữu cơ chứa protein khi bị phân hủy thường sinh ra khí X có mùi trứng thối, nặng hơn không khí, rất độc. Khí X là
Chất thải hữu cơ chứa protein khi bị phân hủy thường sinh ra khí X có mùi trứng thối, nặng hơn không khí, rất độc. Khí X là H2S
Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là
CTHH của Natri hiđrocacbonat : NaHCO3
Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?
Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.
Chất nào sau đây là đipeptit?
Đipeptit có 1 liên kết CO - NH
Chất nào sau đây là muối axit?
Phân tử NaH2PO4 có chứa nguyên tử H và có khả năng phân li ra H+
Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?
Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit CuO
Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
Glucozơ thuộc loại monosaccarit
Dung dịch chất nào sau đây làm qùy tím chuyển thành màu xanh?
Đáp án A. Etylamin
Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là etylamin
B. Glyxin không làm đổi màu quỳ tím do –NH2 gắn trực tiếp lên vòng benzen làm giảm mật độ electron ở nguyên tử N mạnh. Vì tính bazơ của anilin yếu hơn hẳn so với NH3 nên glyxin không làm đổi màu quỳ tím
C. Valin có công thức hóa học là CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH là một loại amino axit nên không thể làm xanh quỳ tím
D. Anilin có tính bazơ rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím
Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit stearic là
Axit stearic C17H35COOH
Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Al?
Dựa vào dãy điện hóa của kim loại:
Vậy kim loại Mg có tính khử mạnh nhất.
Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
Ở nhiệt độ thường, bột Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH dư
Este X được tạo bởi ancol metylic và axit fomic. Công thức của X là
X là HCOOC2H5
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
Ở điều kiện thường, Hg trạng thái lỏng.
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
Ba là kim loại kiềm thổ
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
Al2O3 là chất có tính lưỡng tính
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
Tinh bột thuộc loại polime thiên nhiên
Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
Trong hợp chất Cr(OH)3 Crom có oxi hóa +3
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al, Mg.
Axit không tác dụng với Cu, Ag và Au.
Công thức phân tử của ancol etylic là
Công thức phân tử của ancol etylic là C2H5OH hay C2H6O
Phát biểu nào sau đây đúng?
Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
Cho 7,12 gam alanin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
BTKL: m = 7,12 + 36,5.(7,12 : 89) = 10,04 gam
Cho FeO phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây?
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
Số mol CaCO3 là:
nCaCO3 = 10 : 100 = 0,1 mol
nCO2 = nCaCO3 = 0,1 mol
V = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm axit axetic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
X thủy phân tạo ra CH3COOH → X là CH3COOC2H5
Y là C2H5OH
Dung dịch chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam?
Ở nhiệt độ thường, dung dịch frucozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh.
Thủy phân hoản toàn m gam tinh bột thành glucozơ. Cho toàn bộ glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
C6H10O5 → C6H12O6 → 2Ag
nAg = 0,2 mol → nC6H10O5 = 0,1 mol
→ m = 16,2 gam
Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,18 mol khí H2. Giá trị của m là
nH2 = 0,18 mol
nAl = 0,12 mol
mAl = 3,24 gam
Cho sơ đồ chuyển hóa: NaOH (+ X) → Z (+Y) → NaOH (+ X) → E (+Y) → BaCO3.
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
Thử các đáp án chỉ có đáp án C thỏa mãn: X là CO2; Y là Ba(OH)2.
NaOH → Na2CO3 → NaOH→ NaHCO3 → BaCO3
PTHH: (1) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
(2) Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH
(3) NaOH + CO2 → NaHCO3
(4) 2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong thành phần của xăng sinh học E5 có etanol.
(b) Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là tinh bột.
(c) Các mảng “riêu cua" xuất hiện khi nấu canh cua là do xảy ra sự đông tụ protein.
(d) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.
(đ) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hiđrocacbon không no).
Số phát biểu đúng là
Bao gồm: a, c, d, e.
(a) Đúng. Xăng sinh học E5 là xăng không chì được pha thêm 5% etanol giúp xăng cháy sạch và triệt để hơn, giảm thiểu khí độc hại của động cơ.
(b) Sai. Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là xenlulozơ.
(c) Đúng. Protein có thể bị đông tụ khi đun nóng hoặc thêm axit, bazơ, muối.
(d) Đúng. Vải lụa tơ tằm có thành phần chính là protein bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(đ) Đúng. Dầu dừa ở trạng thái lỏng là chất béo chứa các gốc hiđrocacbon không no.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tro thực vật chứa K2CO3 cũng là một loại phân kali.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu ở catot.
(c) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa.
(d) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
Bao gồm: a. b, c, d.
(a) Đúng. K2CO3 chứa K cung cấp cho cây trồng.
(b) Đúng. CuSO4 + H2O Cu + ½ O2↑ + H2SO4
(Catot) (Anot)
(c) Đúng. BaCl2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2HCl
(d) Đúng. Fe đẩy Cu ra khỏi muối, Cu sinh ra bám vào thanh Fe tạo nên cặp điện cực Fe – Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng nhúng trong dung dịch CuSO4 nên có ăn mòn điện hóa học.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,45 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 1). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 87,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Gọi n(AgNO3) =b, => n(Cu(NO3)2 =2b
Dung dịch muối sau pứ chứa 0,45 mol Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 1,5b -0,45 mol (BTNT cho N)
=> kim loại gồm Ag b mol; Cu 2b mol; và Fe dư a -1,5b + 0,45 mol
=> m(kim loại) = 108.b + 64.2b + 56(a -1,5b+0,45) =87,6 => 56a + 152b = 62,4 (1)
KL pứ với H2SO4 đặc: BT e => b + 2.2b + 3(a-1,5b+0,45) = 2.1,2
=> 3ª + 0,5b =1,05 => a = 0,3; b =0,3
Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,47 mol hỗn hợp X gồm H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào bình chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 9,52 gam và thoát ra hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,28 mol O2, thu được CO2 vầ H2O. Giá trị của a là
Ta có sơ đồ: C4H10 → CnH2n+2 + CmH2m ( H2 ứng với n =0)
Ta nhận thấy n(ankan) không thay đổi, => n(tăng) = n(anken) = n(Br2) pứ = a
Khi đốt anken: CmH2m+ 1,5m O2 → mCO2 + mH2O
9,52/14m → 1,02 mol
=> n(O2) dùng để đốt C4H10 ban đầu = 1,02 + 0,28 = 1,3 mol
C4H10 + 6,5 O2 →4CO2 + 5H2O
0,2 ← 1,3
=> a = n(X) – n(C4H10) = 0,27 mol => chọn B.
Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol
E + 2NaOH → Y + 2Z
F + 2NaOH → Y + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.
(b) Chất T có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
(c) Đốt cháy Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và Na2CO3.
(d) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(đ) Chất T được dùng để sát trùng dụng cụ y tế.
Số phát biểu đúng là
Bao gồm: a, b, đ.
(a) Đúng. CH3OH + CO → CH3COOH
(b) Đúng. T là ancol C2H5OH có nhiệt độ sôi thấp hơn axit CH3COOH.
(c) Sai. (COONa)2 + ½ O2 → CO2 + Na2CO3
(d) Sai. E là (COOCH3)2 không có nhóm -CHO nên không có phản ứng tráng bạc.
(đ) Đúng. T là C2H5OH có tính sát trùng, diệt khuẩn nên được dùng để sát trùng dụng cụ y tế.
Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe2O3. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,05 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 0,07 mol H2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,1 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 136,85 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là
TN1: Ta có n(HCl) pứ = 0,84 mol;
BTNT cho H ta có n(HCl) pứ = 2n(H2) + 2n(H2O) => n(H2O) = 0,35 = n(O) trong hh
TN2: Do dung dịch chứa 3 chất tan nên đó là CuSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
Ta có n(e nhận) = 2n(O) + 2n(SO2) = 0,9 = 2n(SO42-) trong muối
=> n(SO42-) trong muối = 0,45 = n(BaSO4)
Quy đổi hh về Fe x mol; Cu y mol và 0,35 mol O => chất rắn sau khi nung kết tủa: BaSO4 0,45 mol; Fe2O3 0,5x mol; và CuO y mol => 80x + 80y + 233.0,45 = 136,85=> x + y = 0,4 mol.
Xét TN1: FeCl3 amol; FeCl2 b mol; và CuCl2 là c mol
=> a + b + c = 0,4 (1)
n(HCl) pứ = 3a + 2b + 2c = 0,84 => a = 0,04 => C%(FeCl3) = 162,5.0,04:250 = 2,6% => chọn D.
Hòa tan hoàn toàn 27,54 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 267,5 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 10°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 10°C, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 67,25 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta có n(Al2O3) = 0,27 => n(Al(NO3)3 = 0,54 mol
Gọi x là số mol Al(NO3)3.9H2O tách ra => m = 375x gam (1)
=> m(dd còn lại) sau khi tách tinh thể = 267,5 – 375x gam
Và m(Al(NO3)3 còn lại trong dung dịch = 213(0,54-x) gam
Theo bài ra ở 100C cứ 167,25 gam dung dịch chứa 67,25 gam muối
Vậy 267,5 – 375x gam dung dịch chứa 213(0,54-x) gam muối
=> x = 0,12 => m = 45 chọn D.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm tiếp khoảng 1 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ.
Phát biểu nào sau đây sai?
A Sai. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là amoni gluconat.
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Amoni gluconat
Hỗn hợp E gồm hai amin X (CnHmN), Y (CnHm+1N2, với n ≥ 2) và hai anken đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol E, thu được 0,05 mol N2, 0,30 mol CO2 và 0,42 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là
Chọn D. Do n(H2O) – n(CO2) > n(hh) => X phải là CnH2n+3N x mol => Y là CnH2n+4N2 y mol
Và CT của hai anken là CpH2p z mol => x + y + z = 0,11 (1)
BTNT cho N ta có x + 2y = 2.0,05 = 0,1 (2)
Và n(H2O) – n(CO2) = 1,5x + 2y = 0,12 (3) giải hệ ta có x =0,04; y =0,03; z =0,04
BTNT cho C ta có 0,04n + 0,03n + 0,04p = 0,3 => 7n + 4p = 30
=> p= (30-7n):4 > 2 => n < 3,14
TH1: n = 2 => p =4 loại vì hai anken kế tiếp phải có số C trung bình không nguyên
TH2: n =3 => p = 2,25 thỏa mãn
Ta có m(hh) = m(C) + m(H) + m(N) = 12.0,3 + 2.0,42 + 28.0,05 = 5,84 gam
X là C3H9N => %m(X) = 59.0,04: 5,84 = 40,41%.
Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 1: 1: 2). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần và đủ 4,07 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
Hỗn hợp gồm C17H33COOH x mol; C15H31COOH x mol và
(C15H31COO)nC3H5(OOCC17H33)3-n 2x mol. Hay C57-2nH104-2nO6
TN1: C18H34O2 + 25,5 O2 → 18CO2 + 17H2O
x 25,5x
C16H32O2 + 23 O2 → 16CO2 + 16H2O
x 23x
C57-2nH104-2nO6 + (80-2,5n) O2 → (57-2n)CO2 + (52-n)H2O
2x 160x -5xn
=> n(O2) = 160x -5xn + 25,5x + 23x = 208,5x - 5xn = 4,07 (1)
TN2: pứ với dung dịch NaOH => muối thu được là C17H33COONa x + 2x(3-n) = 7x -2xn mol
Và C15H31COONa x + 2xn mol
=> m(muối) = 278(x + 2xn) + 304(7x -2xn) = 47,08 => 2406x – 52xn = 47,08 (2)
Giải hệ ta có x= 0,02; xn = 0,02 => n = 1.
Vậy hh gồm C17H33COOH 0,02 mol; C15H31COOH 0,02 và (C17H33COO)2C3H5(OOCC15H31) 0,04 mol
=> m(hh) = 45,08 gam
=> %m(X) = 858.0,04: 45,08 = 76,13% => chọn B.
Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,0 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 26,92 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với kim loại Na thu được 0,2 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 0,2 mol CO2. Khối lượng của Y trong m gam T là
Ta có n(OH) = 2n(H2) = 0,4 mol = n(NaOH) = n(COONa)
BTNT cho Na ta có n(Na2CO3) = 0,2 mol
BTNT cho C ta có n(C) trong muối = n(Na2CO3) + n(CO2) = 0,4 = n(COONa) => muối không chứa C trong gốc => hai muối là HCOONa x mol và (COONa)2 y mol => n(COONa) = x + 2y = 0,4 (1)
m(muối) = 68x + 134y = 26,92 (2) => x = 0,12; y =0,14 mol.
TH1: X là HCOOR; a mol; (COOR)2 b mol; và (HCOO)3R’ c mol.
=> n(COONa)2 = b =0,14 mol => n(ROH) > 0,28 Do ancol 3 chức nên có ít nhất 3C => n(C) trong ancol > 0,28.3 = 0,84 vô lí vì n(C) ancol = 1 – 0,4 = 0,6
TH2: hỗn hợp gồm HCOOR a mol; (COOR)2 b mol và HCOOR’OOC-COOR c mol.
n(ROH) = a + 2b + c ; n(R’(OH)2 = c mol
n(HCOONa) = a + c = 0,12 (1) và n(COONa)2 = b + c = 0,14 (2)
=> a + b + 2c = 0,26 (3)
Gọi n là số C trong mỗi ancol => n(C) ancol = (a + 2b + 2c)n =0,6
=> a + 2b + 2c = 0,6/n > a + b + 2c = 0,26 => n < 2,3 => n = 2 => hai ancol là C2H5OH và C2H4(OH)2
=> a + 2b + 2c = 0,3 (4)
Giải hệ ta có a = 0,02; b = 0,04; c =0,1.
Y là (COOC2H5)2 => m(Y) = 146.0,04 = 5,84 gam => chọn D.